Vật liệu thí nghiệm

Một phần của tài liệu hiệu quả của phân urea hạt đục cà mau bổ sung dịch chiết thực vật hua trên sinh trưởng và năng suất lúa trong điều kiện thí nghiệm nhà lưới (Trang 26 - 27)

Mẫu đất và cách xử lý: Đất phù sa dùng cho thí nghiệm nhà lƣới đƣợc thu vào cuối vụ lúa Hè Thu 2013, tại Xã Mỹ Lộc, Huyện Tam Bình, Tỉnh Vĩnh Long, trong vùng đê bao khép kín. Đặc tính hóa học đất đƣợc trình bày trong Bảng 2.1. Đất ƣớt sau khi thu sẽ đƣợc phơi khô, băm nhỏ lựa sạch rơm rạ, hữu cơ và cân 6 kg cho vào chậu sành (đƣờng kính 25,6 cm, diện tích ≈ 0,05 m2). Sau đó, cho nƣớc vào ngâm khoảng 1 tuần trƣớc khi sạ lúa nhằm cho đất ổn định.

Bảng 2.1. Tính chất hóa học của đất đầu vụ thí nghiệm (tham khảo từ chƣơng trình N cà mau, giai đoạn I).

Chỉ tiêu Trị số Đánh giá cho sinh trƣởng cây trồng pH tƣơi 5,9 ± 0,2 Gần tối hảo

EC tƣơi 0,7 ± 0,1 Không ảnh hƣởng đến cây trồng Chất hữu cơ 1,8 ± 0,2 Rất thấp

N tổng số 0,1 ± 0,0 Tƣơng đối thấp N hữu dụng

- NH4+-N(mg/kg) 38,9 ± 0,1 Khá cao

- NO3--N(mg/kg) 4,7 ± 0,0 Tƣơng đối thấp

Ghi chú: Theo thang đánh giá tham khảo cho một số đặc tính lý hóa học đất, Bộ môn Khoa học đất,

trường Đại học Cần Thơ. Mẫu đất đƣợc thu ở độ sâu 0-15 cm sau khi thu hoạch vụ lúa hè Thu 2013. ±: độ

lệch chuẩn

Phân bón: Các loại phân bón đƣợc sử dụng gồm các loại phân đơn: urea hạt đục Cà Mau (46%N); urea-nBTPT (tỷ lệ trộn là nBTPT 3‰, trộn 3 lít nBTPT/1 tấn urea); urea-HUA (tỷ lệ trộn dịch chiết HUA 5‰, trộn 5 lít HUA/1 tấn urea); super lân (16% P2O5); phân KCl (60% K2O).

14

Giống lúa: Giống lúa sử dụng trong thí nghiệm là giống lúa nguyên chủng OM5451, thuộc loại giống lúa thuần, đƣợc chọn từ tổ hợp lai Jasmine 85 - OM2490, có thời gian sinh trƣởng tƣơng đối ngắn (90 - 95 ngày), đƣợc mua từ địa lý bán lúa giống.

Thuốc bảo vệ thực vật: phòng ngừa bọ xít (Factac 5EC), bộ ba Map, Navinano, Navi Start.

Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm: các trang thiết bị dùng cho phân tích mẫu thuộc phòng phân tích Hóa Lý – Phì nhiêu đất, Bộ môn Khoa học đất, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trƣờng Đại học Cần Thơ, gồm: Máy đo pH và EC cầm tay, máy đo ẩm độ hạt lúa, máy lắc, máy ly tâm, cân phân tích, tủ sấy và sử dụng thƣớc kéo để đo chiều cao cây lúa.

Một phần của tài liệu hiệu quả của phân urea hạt đục cà mau bổ sung dịch chiết thực vật hua trên sinh trưởng và năng suất lúa trong điều kiện thí nghiệm nhà lưới (Trang 26 - 27)