này cần đề cập đến các hoạt động của cơ sở dưới góc độ bảo vệ môi trường và thông thường bao gồm:
- Mô hình tổ chức, cơ cấu nhân sự cho công tác quản lý môi trường.
- Lập kế hoạch quản lý, triển khai các công tác bảo vệ môi trường tương ứng cho các giai đoạn: chuẩn bị mặt bằng, thi công công trình và vận hành công trình.
- Kế hoạch đào tạo, giáo dục nâng cao nhận thức môi trường. 6.2. Chương trình quan trắc, giám sát môi trường
Quan trắc, giám sát môi trường cần phải được tiến hành một cách liên tục trong suốt quá trình hoạt động của dự án. Chương trình giám sát, quan trắc môi
trường cần xác định rõ:
- Ðối tượng, chi tiêu quan trắc môi trường. - Thời gian và tần suất quan trắc.
- Nhu cầu thiết bị quan trắc. - Nhân lực phục vụ cho quan trắc.
- Dự trù kinh phí cho quan trắc môi trường.
Các điểm quan trắc, giám sát môi trường phải được thể hiện trên bản đồ có độ chính xác thích hợp. Số liệu quan trắc môi trường phải được chủ dự án cập nhật, lưu giữ.
6.2.1. Nội dung và đối tượng cần kiểm soát môi trường trong giai đoạn thi công công
Trong thời gian thi công chủ dự án công trình giao thông cần phải định kỳ tiến hành kiểm soát môi trường gồm các vấn đề như sau:
- Bảo vệ và duy trì dòng chảy trong hệ thống thuỷ nông và hệ thống cấp, thoát nước;
- Các biện pháp chống trượt đất, xói lở và bồi lắng trong quá trình thi công; - Bảo vệ tối đa cây cối và các thảm thực vật trong vùng giải toả;
- Bảo vệ các công trình văn hoá, lịch sử, tôn giáo, mồ mả và thắng cảnh hai bên đường;
- Kiểm soát vị trí và chất thải của trạm trộn bê tông tươi và trạm trộn bê tông át phan;
- Kiểm soát ô nhiễm môi trường trong khu vực khai thác mỏ đất, cát, đá;
- Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí tại công trường: bụi; khí CO, NO2, SO2; hơi xăng dầu; bụi và hơi chì.
- Kiểm soát công tác hoàn nguyên môi trường đối với vùng giải toả hai bên đuờng, hai bên bờ sông đầu cầu và khu vực khai thác mỏ cát, đất, đá...
- Kiểm tra việc trồng cỏ hai bên sườn đường và trồng cây canh hai bên đường.