Ảnh hưởng của nhiệt luyện đến chất lượng bánh răng côn xoắn 65

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo hình bề mặt bánh răng gleason và lập trình tính toán mặt hông răng (Trang 65 - 66)

Ngoài các thông số hình học của răng và thông số máy gia công awnhr hưởng trực tiếp đến chất lượng bánh răng trong quá trình sử dụng, nhiệt luyện là một yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến tuội thọ của bánh răng. Mặc dù chất lượng gia công bánh răng là rất tốt đi chăng nữa nhưng nếu nhiệt luyện tồi thì bánh răng cũng không sử dụng được hoặc tuổi thọ không đảm bảo.

Không chỉđối với bánh răng mà đối với các chi tiết cơ khí nói chung thì nhiệt luyện đóng một vai trò rất quan trọng đối với chất lượng của các chi tiết máy. Sở dĩ các chi tiết máy nhập ngoại tốt hơn so với sản xuất trong nước theo tôi phần đa cũng chỉ vì công nghệ nhiệt luyện của họ tiên tiến hơn chúng ta. Đối với việc gia công chúng ta cũng có thể nhập máy móc, dây chuyền sản xuất tiên tiến và hoàn toàn gia công được các chi tiết chất lượng cao.

Tùy thuộc vào từng bộ bánh răng cụ thể mà vật liệu chế tạo có thể thay đổi và vì vậy chếđộ nhiệt luyện cũng khác nhau. Hiện nay ở Việt Nam chúng ta thường sử dụng các loại thép chủ yếu để chế tạo bánh răng côn xoăn như thép C45, thép thấm các bon SCM420 hay thép 45X. Thép thấm có nhiều loại nhưng thông dụng nhất là thép 20X ( hay còn gọi là SCM420). Các yêu cầu cơ bản đối với công nghệ nhiệt luyện là:

- Bề dày lớp thấm.

- Độ cong vênh do nhiệt luyện (độđảo vành răng).

Thông số khó kiểm soát và là vấn đề của ngành nhiệt luyện hiện nay là giải quyết độ cong vênh do nhiệt luyện. Độ cong vênh này ảnh hưởng đến độ êm ăn khớp của bánh răng và tuổi thọ của chúng. Ngày nay người ta có gắng khống chếđộ biến dạng này thông qua việc thấm chân không nhưng cũng không giải quyết được triệt đểđộ cong vênh do nhiệt luyện.

3.4 PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BÁNH RĂNG CÔN XOẮN.

Khác với bánh răng trụ, do cấu tạo của bánh răng côn xoắn mà việc kiểm tra các thông số của nó cũng có những nét đặc thù. Hơn nữa công việc kiểm tra chất lượng của bánh răng côn xoắn cũng rất phức tạp và khó định tính.

Hai thồng số cơ bản nhất để xác định kích thước răng là chiều cao đo và , bề dày đo và . Hai thông số này là hai thông số kiểm tra để xác định độ lớn của mặt cắt ngang tại đỉnh côn của bánh răng. Việc đo hai thông số này chỉ dùng một thước cặp hai thang chia độ là có thểđo được.

Ngoài ra, với bánh răng côn xoắn chúng ta thường kiểm tra các thông số sau đây để xác định chất lượng bánh răng:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo hình bề mặt bánh răng gleason và lập trình tính toán mặt hông răng (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)