Một số đặc tính chống chịu của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm

Một phần của tài liệu so sánh một số tổ hợp ngô nếp lai có triển vọng tại gia lâm hà nội (Trang 53 - 56)

Khả năng chống chịu là phản ứng của cây đối với điều kiện bất lợi bên ngoài như: Sâu bệnh, các tác động thời tiết, khí hậu. Vì vậy tính chống chịu của cây là một chỉ tiêu quan trọng trong chương trình chọn tạo giống cũng như trong đánh giá khả

năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống mới trước khi đưa ra sản xuất. Kết quả theo dõi cho thấy các giống ngô lai tham gia thí nghiệm bị nhiễm một số

sâu bệnh hại chính sau:

* Sâu đục thân

Sâu đục thân ngô là loài phân bố rộng rãi ở khắp các vùng trồng ngô trong nước cũng như trên thế giới. Ở ngô sâu phá hại trên tất cả các bộ phận như thân, lá, bông cờ và râu, trừ rễ. Sâu tuổi 1 và 2 gặm ăn thịt lá non hoặc cắn thủng ngang lá

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46

nõn tạo nên một vệt thủng thẳng hàng trên lá. Nếu sâu nở vào đúng lúc trỗ cờ thì chúng đục vào bao cờ và chui dần xuống cuống làm cho bông cờ gãy gục, bao phấn bị héo khô, hoa không nở và tung phấn được. Từ tuổi 3 trở lên sâu đục vào thân cây, bắp non, triệu chứng phát hiện sâu đục thân giai đoạn này là quan sát trên đồng ruộng thấy các lỗ đục trên thân ở nửa dưới của mỗi lóng sát với đốt chúng ăn hết phần mềm trong thân và thải phân ra ngoài qua các vết đục. Cây ngô lớn bị sâu đục không chết nhưng nếu có gió to thân cây sẽ bị gãy ngang. Nếu cây gãy trên bắp sẽ

làm bắp kém phát triển, hạt bị lép, làm giảm năng suất và chất lương hạt do không còn chất khô quang hợp từ lá vận chuyển về hạt. Khi bắp hình thành, chúng cắn râu làm quá trình thụ phấn bị ảnh hưởng và chui vào bắp cắn phá khiến bắp bị cong queo, biến dạng.

Kết quả theo dõi (bảng 3.7) cho thấy, hầu hết các THL tham gia thí nghiệm

ở cả 2 vụđều bị sâu đục thân ở các mức độ khác nhau. Ở vụ Xuân 2014, các THL bị sâu đục thân ở mức từ 1 đến 3 điểm, trong đó có 04 THL bị sâu đục thân ở mức dưới 5% số cây bị hại (điểm 1) là: D1633 x D601, D1611 x D601, D25 x D601 và D601 x D1611; chỉ có 02 THL bị sâu đục thân ở mức 15-25% số cây bị hại (điểm 3) là D1631 x D1611 và D1611 x D1411; các THL còn lại đều bị sâu đục thân ở mức từ 5-15% (điểm 2). Trong khi đó, ở vụ Đông 2013, không có THL nào bị sâu đục thân ở mức dưới 5%, các THL bị sâu đục thân ở mức 2-4 điểm. THL D1611 x D1411 bị hại nặng nhất (điểm 4). 3 THL: D1631 x D1611, D25 x D601 và D25 x D1311 bị sâu đục thân ở mức 15-25% số cây bị hại (điểm 3); các THL còn lại đều ở

mức 5-15% (điểm 2).

* Bệnh đốm lá

Có 2 loại bệnh đốm lá là đốm lá lớn (Helminthosporium turicum) và đốm lá nhỏ (Helminthosporium maydis). Kết quả theo dõi qua 2 vụ cho thấy hầu hết các THL đều nhiễm bệnh nhưng ở mức độ rất nhẹ đến vừa (bảng 3.7), từ điểm 1 đến

điểm 3. VụĐông 2013 có 02 THL bị nhiễm ở mức độ rất nhẹ (dưới 5%) là D1633 x D601 và D601 x D1611; 02 THL: D1631 x D1611 và D1611 x D1411 bị nhiễm bệnh nặng nhất, ở mức trên 25% đến 50% các cây bị bệnh (điểm 3); các THL còn lại đều bị bệnh đốm lá ở mức độ nhẹ (điểm 2). Ở vụ Xuân 2014 mức độ các THL bị

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47

nhiễm bệnh đốm lá có xu hướng tăng so với vụĐông 2013. Điều này có thểđược lý giải bởi thời tiết ẩm ướt kéo dài trong vụ Xuân 2014 đã tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh đốm lá tấn công các THL. Mặc dù không có THL nào bị bệnh ở mức nặng (điểm 4), song cũng không có THL nào bị bệnh ở mức dưới 5% số cây bị hại; số

THL nhiễm bệnh ở mức vừa (điểm 3) tăng 02 THL so với vụ Đông 2013, lên 04 THL, đó là các THL: D1631 x D1611, D1634 x D25, D1631 x D25 và D1611 x D1411; các THL còn lại đều ở mức nhiễm nhẹ (điểm 2).

Bảng 3.7. Một sốđặc tính chống chịu của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm

TT Tổ hợp lai VụĐông 2013 Vụ Xuân 2014 Sâu đục thân (điểm) Bệnh đốm lá (điểm) Tỷ lệ đổ (%) Sâu đục thân (điểm) Bệnh đốm lá (điểm) Tỷ lệ đổ (%) 1 D1633 x D601 2 1 0,8 1 2 - 2 D1631 x D601 2 2 0,8 2 2 - 3 D25 x D1411 2 2 2,6 2 2 1,7 4 D601 x D621 2 2 3,5 2 2 - 5 D1631 x D1611 3 3 6,2 3 3 4,6 6 D1611 x D601 2 2 3,0 1 2 0,4 7 D1634 x D25 2 2 1,7 2 3 0,9 8 D25 x D601 3 2 1,3 1 2 - 9 D25 x D1311 3 2 2,6 2 2 0,4 10 D1631 x D25 2 2 3,0 2 3 0,9 11 D601 x D1611 2 1 1,3 1 2 - 12 D25 x D1611 2 2 3,9 2 2 2,6 13 D1611 x D1411 4 3 6,6 3 3 4,6 14 MX10 (Đ/C) 2 1 3,8 1 2 0,4 * Khả năng chống đổ:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48

- Vụ Đông 2013: Tất cả các THL đều bị đổ ở các mức độ khác nhau, dao

động từ 0,8 đến 6,6% tổng số cây trong ô. Trong đó, có 2 THL bị đổ trên 5% tổng số cây trong ô là D1631 x D1611 (6,2%) và D1611 x D1411 (6,6%). Các THL còn lại đều bịđổở tỷ lệ nhỏ hơn 5% tổng số cây trong ô.

- Vụ Xuân 2014: Hầu hết các THL có khả năng chống đổ tốt. Có 05 THL không bị đổ: D1633 x D601, D1631 x D601, D601 x D621, D25 x D601 và D601 x D1611. Các THL còn lại bịđổ rễ thân ở mức độ nhẹ, dao động trong khoảng từ 0,4

đến 4,6% tổng số cây trong ô.

Có thể nhận thấy trong vụ Xuân 2014 các THL chống đổ tốt hơn so với vụ Đông 2013. Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng trên chủ yếu là do vụ Đông 2013 chịu ảnh hưởng của cơn bão Haiyan, khiến cho các THL bị nghiêng, đổ khá nặng ở vào đúng giai đoạn trỗ cờ. Sau khi có sự can thiệp (dựng lại cây), các THL vẫn sinh trưởng, phát triển bình thường, song đến khi thu hoạch tỷ lệđổ cao hơn vụ

Xuân 2014.

Một phần của tài liệu so sánh một số tổ hợp ngô nếp lai có triển vọng tại gia lâm hà nội (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)