Các số liệu thí nghiệm được xử lý bằng các phần mềm IRRISTAT 5.0 và Microsoft Office Exel 2007.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai
Sinh trưởng và phát triển là hai mặt của quá trình biến đổi phức tạp diễn ra song song trong cơ thể sinh vật nên khó có thể phân biệt được ranh giới giữa chúng, có tác dụng thúc đẩy nhau và không thể tách rời nhau, ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất và phẩm chất của nông sản. Sinh trưởng là sự tạo mới các yếu tố cấu trúc một cách không thuận nghịch của tế bào, mô và toàn cây. Kết quả dẫn đến sự tăng về số
lượng, kích thước thể tích, sinh khối của chúng. Phát triển là quá trình biến đổi về
chất bên trong tế bào, mô và toàn cây dẫn tới sự thay đổi về hình thái và chức năng của chúng.
Thời gian sinh trưởng của cây ngô được tính bằng tổng số ngày từ khi gieo hạt đến khi chín sinh lý, thời gian này dài ngắn khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác. Nghiên cứu thời gian sinh trưởng phát triển có ý nghĩa rất quan trọng đối với sản xuất và công tác khoa học, giúp cho việc bố trí thời vụ và luân canh cây trồng hợp lý.
Để hoàn thành chu kỳ sống, cây ngô phải trải qua nhiều thời kỳ sinh trưởng, phát triển theo một trật tự nhất định. Qua theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của các giống ngô lai trong thí nghiệm chúng tôi thu được kết quảở bảng 3.1.
Trong vụĐông 2013, do ảnh hưởng của cơn bão Haiyan, hầu như toàn bộ các THL tham gia thí nghiệm bị nghiêng hoặc đổ, phải tiến hành dựng thẳng lại cây sau bão, do vậy quá trình sinh trưởng phát triển của cây bịảnh hưởng, thời gian sinh trưởng của các THL đều ở mức trên 100 ngày.
3.1.1. Thời gian từ gieo đến trỗ cờ
*VụĐông 2013:
Thời gian từ gieo đến trỗ cờ của các THL dao động từ 48 đến 56 ngày. Các THL: D1633 x D601, D1631 x D601, D25 x D1411, D1611 x D601, D1634 x D25, D25 x D601, D25 x D1311, D1631 x D25 và D25 x D1611 trỗ sớm nhất (48 ngày sau gieo), tương đương với đối chứng. Các THL còn lại trỗ muộn hơn đối chứng, trong đó muộn nhất là THL D1611 x D1411 (56 ngày sau gieo).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34
Bảng 3.1. Các giai đoạn sinh trưởng và tổng thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai thí nghiệm
TT TỔ HỢP LAI VụĐông 2013 Vụ Xuân 2014
TC TP PR TBT CSL TC TP PR TBT CSL 1 D1633 x D601 48 53 55 79 105 56 59 61 81 111 2 D1631 x D601 48 53 55 79 104 56 59 61 81 111 3 D25 x D1411 48 51 53 76 102 55 59 61 82 110 4 D601 x D621 49 52 55 78 102 55 59 61 82 111 5 D1631 x D1611 55 60 63 84 110 61 66 69 92 121 6 D1611 x D601 48 53 56 79 104 59 62 64 85 114 7 D1634 x D25 48 53 53 76 102 58 61 63 84 111 8 D25 x D601 48 51 53 76 101 56 59 61 82 108 9 D25 x D1311 48 51 52 76 104 58 59 62 83 113 10 D1631 x D25 48 52 54 77 102 55 61 63 84 114 11 D601 x D1611 49 54 56 79 104 56 59 61 83 112 12 D25 x D1611 48 52 53 76 101 58 61 62 82 112 13 D1611 x D1411 56 62 64 87 111 62 66 69 94 121 Trung bình 49,4 53,6 55,5 78,7 103,9 57,3 60,7 62,8 84,2 112,8 14 MX10 (Đ/C) 48 51 53 76 101 56 59 60 81 109 LSD0,05 0,4 1,1 0,99 0,6 1,1 1,3 1,1 1,5 1,6 1,7 CV (%) 0,5 1,2 1,1 0,5 0,6 1,3 1,1 1,4 1,2 0,9
Ghi chú: G: gieo; TC: trổ cờ; TP: tung phấn; PR: phun râu; TBT: thu bắp tươi; CSL: Chín sinh lý.
* Vụ Xuân 2014:
Thời gian từ gieo đến trỗ cờ của các THL trong vụ Xuân 2014 dao động từ
55 đến 62 ngày, trong đó các THL: D1631 x D1611, D1611 x D601, D1634 x D25, D25 x D1311, D25 x D1611 và D1611 x D1411 trỗ muộn hơn đối chứng, muộn nhất là 2 THL: D1631 x D1611 (61 ngày sau gieo) và D1611 x D1411 (62 ngày sau
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35
gieo). Các THL còn lại có thời gian từ gieo đến trỗ dao động từ 55 – 56 ngày sau gieo, tương đương với đối chứng.
3.1.2. Thời gian từ gieo đến tung phấn
* VụĐông 2013:
Thời gian từ gieo đến tung phấn của các THL dao động từ 51 đến 62 ngày. Các THL: D25 x D1411, D601 x D621, D25 x D601, D25 x D1311, D1631 x D25 và D25 x D1611 tung phấn sớm tương đương đối chứng, trong đó sớm nhất là các THL: D25 x D1411, D601 x D621 và D25 x D601 (51 ngày sau gieo). Các THL còn lại tung phấn muộn hơn đối chứng, trong đó muộn nhất là THL D1611 x D1411.
* Vụ Xuân 2014:
Các THL trong vụ Xuân 2014 có thời gian từ gieo đến tung phấn dao động từ
59 đến 66 ngày. Các THL: D1631 x D1611, D1611 x D601, D1634 x D25, D1631 x D25, D25 x D1611 và D1611 x D1411 có thời gian từ gieo đến tung phấn muộn hơn so với đối chứng từ 2 đến 7 ngày; các THL còn lại có thời gian từ gieo đến tung phấn là 59 ngày sau gieo, tương đương với đối chứng.
3.1.3. Thời gian từ gieo đến phun râu
* VụĐông 2013:
Thời gian từ gieo đến phun râu của các THL trong vụ Đông 2013 dao động từ 52 đến 64 ngày, trong đó THL D25 x D1311 có thời gian từ gieo đến trỗ cờ sớm nhất (52 ngày), sớm hơn đối chứng; các THL: D25 x D1411, D1634 x D25, D25 x D601, D25 x D1611 tương đương với đối chứng; các THL còn lại muộn hơn so với
đối chứng, trong đó muộn nhất là THL số 13 (64 ngày).
Nhìn bảng 3.1 cũng có thể thấy, trong vụ Đông 2013, thời gian chênh lệch giữa tung phấn và phun râu của các THL ở mức 1 đến 3 ngày, thuận lợi cho quá trình thụ phấn, thụ tinh.
* Vụ Xuân 2014:
Các THL trong vụ Xuân 2014 có thời gian từ gieo đến phun râu dao động từ
61 đến 69 ngày. Các THL: D1631 x D1611, D1611 x D601, D1634 x D25, D1631 x D25, D25 x D1611 và D1611 x D1411 có thời gian từ gieo đến phun râu muộn hơn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36
so với đối chứng từ 2 đến 9 ngày; các THL còn lại có thời gian từ gieo đến phun râu 61 ngày, tương đương đối chứng.
Trong vụ Xuân 2014, thời gian chênh lệch giữa tung phấn và phun râu của các THL cũng dao động ở mức 1 đến 3 ngày, trong đó hầu hết các THL (09 THL) chênh 02 ngày; THL số 12 chênh 01 ngày; các THL còn lại chênh 03 ngày.
3.1.4. Thời gian từ gieo đến thu bắp tươi
* VụĐông 2013:
Trong vụ Đông 2013, thời gian từ gieo đến thu bắp tươi của các THL dao
động từ 76 đến 87 ngày. Các THL: D25 x D1411, D1634 x D25, D25 x D601, D25 x D1311và D25 x D1611 có thời gian cho thu hoạch bắp tươi sớm nhất (76 ngày), tương đương với đối chứng. Các THL còn lại thời gian từ gieo đến thu hoạch bắp tươi kéo dài hơn so với đối chứng, trong đó muộn nhất là THL D1611 x D1411 (87 ngày sau gieo).
*Vụ Xuân 2014:
Vụ Xuân 2014, các THL có thời gian từ gieo đến thu hoạch bắp tươi kéo dài từ 81 đến 94 ngày (trung bình 84 ngày), muộn hơn so với vụĐông 2013 (trung bình 78,5 ngày). Các THL: D1631 x D1611, D1611 x D601, D1634 x D25, D25 x D1311, D1631 x D25, D25 x D1611 và D1611 x D1411 có thời gian từ gieo đến thu hoạch bắp tươi muộn hơn so với đối chứng 2 đến 13 ngày. Các THL còn lại được thu bắp tươi sau gieo từ 81 đến 82 ngày, tương đương với giống đối chứng.
3.1.5. Thời gian từ gieo đến chin sinh lý
* VụĐông 2013:
Trong vụĐông 2013, các THL tham gia thí nghiệm có thời gian sinh trưởng từ 101 đến 111 ngày. Các THL: D25 x D1411, D1611 x D601, D1634 x D25, D25 x D601, D1631 x D25 và D25 x D1611 có thời gian sinh trưởng từ 101 – 102 ngày, tương đương với đối chứng MX10. Các THL còn lại có thời gian sinh trưởng từ 103
đến 111 ngày, muộn hơn so với đối chứng từ 02 đến 09 ngày.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37
Vụ Xuân 2014, do ảnh hưởng của trời rét kéo dài trong giai đoạn sinh trưởng
đầu (từ lúc gieo đến khi xoắn nõn), các THL tham gia thí nghiệm có thời gian sinh trưởng từ 109 đến 121 ngày, dài hơn so với vụĐông 2013. Các THL: D25 x D1411 và D25 x D601 có thời gian sinh trưởng từ 108 – 110 ngày, tương đương với đối chứng MX10. Các THL còn lại có thời gian sinh trưởng từ 111 đến 121 ngày, muộn hơn so với đối chứng từ 02 đến 12 ngày.
Trong vụ Xuân 2014, thời gian sinh trưởng của các THL dài hơn vụ Đông 2013 từ 7-10 ngày (trung bình 112,6 ngày so với 103,7 ngày).
3.2. Một sốđặc điểm nông sinh học của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm
Đặc điểm hình thái của các giống ngô tham gia thí nghiệm được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu: Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, thế cây, độ che kín bắp,… Đặc điểm hình thái của cây ngô là chỉ tiêu tổng hợp có ảnh hưởng lớn đến năng suất cũng như khả năng chống chịu với điều kiện môi trường.
3.2.1. Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm
* Chiều cao cây
Chiều cao cây là chỉ tiêu liên quan mật thiết đến khả năng chống đổ, hiệu quả
sử dụng ánh sáng và khả năng nhận hạt phấn ở ngô. Cây có chiều cao cây càng lớn càng tận dụng tốt nguồn ánh sáng mặt trời, do đó quang hợp tốt hơn và tổng hợp
được nhiều chất hữu cơ hơn. Chiều cao cây thường tỷ lệ thuận với chiều cao đóng bắp nên chiều cao cây cao thì chiều cao đóng bắp cũng cao giúp cho quá trình nhận phấn được diễn ra dễ dàng làm cơ sở cho quá trình thụ phấn, thụ tinh diễn ra thuận lợi, nhưng cây càng cao lại càng dễ đổ, do đó phải tùy điều kiện khí hậu của từng
địa phương để chọn những giống ngô có chiều cao cây phù hợp.
Số liệu ở bảng 3.2 cho thấy, đa số các THL có chiều cao cây ở mức trung bình và tương đương với đối chứng MX10; vụ Đông 2013 dao động từ 145,8 đến 185,7 cm và vụ Xân 2014 từ 145,2 đến 185,3 cm. VụĐông 2013 các THL: D1634 x D25, D1631 x D25 và D601 x D1611 có chiều cao cây lớn hơn đối chứng, trong đó cao nhất là THL D1631 x D25 (185,7 cm). Vụ Xuân 2014, THL D601 x D1611 có chiều cao cây lớn nhất và lớn hơn đối chứng. Các THL: D1631 x D1611 và D1611 x D1411 có chiều cao cây thấp nhất: 145,8cm và 147,4cm ở vụ Đông 2013; 145,2
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38
cm và 152,2 cm ở vụ Xuân 2014. Chiều cao cây trung bình của các THL và đối chứng ở vụ Xuân 2014 lớn hơn ở vụĐông 2013.
Bảng 3.2. Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm
TT Tổ hợp lai VụĐông 2013 Vụ Xuân 2014 Chiều cao cây (cm) Chiều cao đóng bắp (cm) Chiều cao cây (cm) Chiều cao đóng bắp (cm) 1 D1633 x D601 174,3 80,9 174,6 81,7 2 D1631 x D601 170,8 77,9 172,2 78,1 3 D25 x D1411 163,0 66,7 165,0 68,4 4 D601 x D621 172,6 74,5 177,4 75,3 5 D1631 x D1611 145,8 62,0 145,2 65,3 6 D1611 x D601 168,0 75,1 169,6 75,1 7 D1634 x D25 179,5 76,0 180,4 75,5 8 D25 x D601 175,8 85,3 177,1 87,9 9 D25 x D1311 176,5 80,1 180,7 79,6 10 D1631 x D25 179,6 76,2 178,5 77,0 11 D601 x D1611 185,7 92,3 185,3 92,6 12 D25 x D1611 178,2 75,6 178,7 75,2 13 D1611 x D1411 147,4 63,1 152,2 61,2 Trung bình 170,6 75,8 172,1 76,4 14 MX10 (Đ/C) 174,7 79,9 176,9 79,5 LSD0,05 3,93 1,85 3,93 2,97 CV (%) 1,4 1,4 1,4 1,8
*Chiều cao đóng bắp: Chiều cao đóng bắp liên quan đến khả năng chống đổ, khả
năng thụ phấn, thụ tinh của giống. Những giống có chiều cao đóng bắp thấp thường có khả năng chống đổ tốt nhưng hiệu quả của quá trình thụ phấn, thụ tinh thấp và ngược lại.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39
- Vụ Đông 2013: Chiều cao đóng bắp của các THL dao động từ 62,0 đến 92,3 cm. 02 THL: D25 x D601 và D601 x D1611 có chiều cao đóng bắp cao hơn
đối chứng (85,3 và 92,3 cm). 02 THL: D1633 x D601 và D25 x D1311 có chiều cao
đóng bắp tương đương với đối chứng. Các THL còn lại chiều cao đóng bắp thấp hơn đối chứng, trong đó thấp nhất là THL D1611 x D1411 (63,1 cm) và THL D1631 x D1611 (62,0 cm).
- Vụ Xuân 2014: Vụ Xuân 2014 các THL có chiều cao đóng bắp dao động từ
61,2 đến 92,6 cm. 02 THL: D25 x D601 và D601 x D1611 có chiều cao đóng bắp cao hơn đối chứng, trong đó THL D601 x D1611 có chiều cao đóng bắp cao nhất (92,6 cm). Các THL: D1633 x D601, D1631 x D601 và D25 x D1311 có chiều cao
đóng bắp tương đương với đối chứng. Chiều cao đóng bắp của các THL còn lại thấp hơn đối chứng, trong đó thấp nhất là THL D1611 x D1411 (61,2 cm). Chiều cao
đóng bắp của các THL trong vụ Xuân 2014 (trung bình 76,4 cm) không có nhiều biến động so với vụĐông 2013 (trung bình 75,8 cm); chiều cao đóng bắp giữa 2 vụ
khác nhau không có ý nghĩa ởđộ tin cậy 95%.
Trong cả 2 vụ, tất cả các THL đều có chiều cao đóng bắp thấp hơn 50% chiều cao cây. Đây là điều kiện tốt cho khả năng chống đổ của cây.
3.2.2. Thế cây, độ che kín bắp các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm * Thế cây: * Thế cây:
Thế cây được đánh giá theo thang điểm từ 1 (tốt) đến 5 (xấu) thông qua các
đặc điểm hình thái như: chiều cao cây, đường kính thân, góc lá so với thân, độ xanh của lá, chiều cao đóng bắp,…
Kết quả nghiên cứu cho thấy (bảng 3.6), các THL có thế cây dao động trong khoảng từ 2,0 đến 3,7 điểm (khá đến trung bình kém). 04 THL: D1631 x D601, D1611 x D601, D601 x D1611 và D25 x D1611 ở cả 2 vụđều có thế cây ở mức khá (2,0 điểm), bằng với đối chứng. Chỉ 2 THL có thế cây dưới mức 3 điểm là D1631 x D1611 và D1611 x D1411.
Trong vụ Xuân 2014, thế cây các THL có xu hướng được cải thiện và đồng
đều hơn (dao động từ 2,0 đến 3,3 điểm); một số THL có thế cây cải thiện hơn so với vụĐông 2013, cụ thể là: THL D1633 x D601 (2,0 điểm ở vụ Xuân so với 2,3 điểm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40 ở vụ Đông); THL D601 x D621 (2,0 điểm ở vụ Xuân so với 2,3 điểm ở vụĐông); THL D1631 x D1611 (3,3 điểm ở vụ Xuân so với 3,7 điểm ở vụ Đông); THL D1634 x D25 (2,3 điểm ở vụ Xuân so với 2,7 điểm ở vụ Đông) và THL D25 x D601 (2,0 điểm ở vụ Xuân so với 2,3 điểm ở vụ Đông). Các THL còn lại không thay đổi so với vụĐông 2013.
Bảng 3.3. Thế cây, độ che kín bắp các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm TT Tổ hợp lai VụĐông 2013 Vụ Xuân 2014 Thế cây (điểm) Độ che kín bắp (điểm) Thế cây (điểm) Độ che kín bắp (điểm) 1 D1633 x D601 2,3 1,3 2,0 1,3 2 D1631 x D601 2,0 1,7 2,0 2,0 3 D25 x D1411 2,7 2,0 2,7 2,0 4 D601 x D621 2,3 1,3 2,0 1,3 5 D1631 x D1611 3,7 2,3 3,3 2,0 6 D1611 x D601 2,0 2,0 2,0 2,0 7 D1634 x D25 2,7 2,0 2,3 2,0 8 D25 x D601 2,3 1,0 2,0 1,0 9 D25 x D1311 2,7 2,0 2,7 2,0 10 D1631 x D25 3,0 2,0 2,7 2,0 11 D601 x D1611 2,0 1,7 2,0 1,3 12 D25 x D1611 2,0 2,0 2,0 2,0