2. Mục tiêu nghiên cứu
3.2.2 Phương pháp hồi quy
Ước lượng hồi quy ở phương trình (4), chúng ta có thể có được các hệ số cần thiết như β0, β1, β2,β3,β4,β5,β6,β7,β8 và có thể tính toán được mức độ đóng góp và tác động của các yếu tố: mức độ giữ tiền kỳ trước, dòng tiền nội bộ, các cơ hội tăng trưởng, tài sản lưu động không phải là tiền, đòn bẩy tài chính, qui mô công ty, nợ ngân hàng và tỷ suất sinh lợi trên tài sản vào mức độ giữ tiền kỳ này.
Tuy nhiên, ước lượng phương trình hồi quy (4) có thể dẫn đến hiện tượng nội sinh (endogeneity) do các nguyên nhân:
Nội sinh của các biến phụ thuộc có độ trễ (Cashit-1)
Vấn đề nội sinh của các biến giải thích nghĩa là giả thuyết về sự không tương quan giữa sai số và các biến độc lập bị vi phạm
Khi mô hình bị nội sinh dẫn đến ước lượng không vững lúc này phương pháp bình phương bé nhất (Ordinary least square - OLS) trở nên không còn phù hợp nữa. Vì phương pháp OLS chỉ cho các giá trị ước lượng
hiệu quả, không chệch và vững khi:
Các sai số là đại lượng ngẫu nhiên có giá trị trung bình bằng 0 và phương sai không đổi
Các sai số không có mối tương quan với nhau
Không có sự tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình Các biến độc lập và sai số không có tương quan với nhau
Để có những kết quả ước lượng hợp lý tác giả đã sử dụng phương pháp hồi quy Difference Generalized Method of Moments (Difference GMM) với dữ liệu dạng bảng động của Arellano và Bover (1995), Blundell và Bond (1998) có tính đến tính không đồng nhất giữa các công ty, sử dụng các biến ngoại sinh (exogenous) với các độ trễ thích hợp làm biến công cụ (Instrument variables). Phương pháp này xuất phát từ ý tưởng sử dụng biến công cụ thỏa điều kiện: tương quan cao với biến giải thích và không tương quan với phần dư. Mặc dù phương pháp hồi quy Difference GMM cung cấp những ước lượng phù hợp nhưng trong một số trường hợp khi lấy sai phân bậc nhất thì độ trễ của các biến hồi quy là những công cụ yếu (poor instruments), và cho kết quả sai lệch. Chính vì lý do trên mà phương pháp hồi quy System GMM được Arellano và Bover giới thiệu sử dụng, phương pháp này kết hợp với ước lượng vững hai bước (two-step robust) theo Windmeijer (2005) có thể giải quyết vấn đề phát sinh do công cụ yếu đồng thời khắc phục những hạn chế mà OLS không thực hiện được, cho ra các hệ số ước lượng vững và hiệu quả.
Với điều kiện cần và đủ khi sử dụng phương pháp hồi quy System GMM với biến công cụ là biến công cụ tương quan cao với biến độc lập và không tương quan với phần dư nên các bước cần kiểm định khi sử dụng phương pháp hồi quy System GMM với biến công cụ:
Một là kiểm tra mối tương quan của các sai số uit với nhau, thực hiện cả kiểm định tương quan bậc một và bậc hai. Kiểm định tính tự tương quan giữa các sai số với giả thuyết Ho: không có tự tương quan giữa các sai số
với nhau. Nếu p-value lớn hơn mức ý nghĩa α khi đó chấp nhận giả thuyết Ho. Vì p-value càng cao cho thấy hậu quả càng lớn khi bác bỏ giả thuyết Ho càng nghiêm trọng
Hai là kiểm định Overidentifying Restrictions (Overidentifying Restrictions Test) hay còn gọi là kiểm định Hansen (Hansen Test), được xem là kiểm định quan trọng nhất của phương pháp ước lượng GMM. Sử dụng kiểm định này để kiểm tra tính hợp lệ của biến công cụ trong trường hợp số biến công cụ nhiều hơn số biến trong mô hình, bằng cách xem xét biến công cụ có tương quan với sai số của mô hình không. Kiểm định Hansen với giả thiết Ho: biến công cụ không tương quan với phần dư. Nếu hệ số Chi2
của kiểm định Hansen nhỏ, p-value lớn hơn mức ý nghĩa α, nghĩa là không có tương quan giữa biến công cụ và sai số, chấp nhận giả thiết Ho khi đó biến công cụ được chọn là phù hợp và mô hình sử dụng biến đó để ước lượng cũng phù hợp.
Ngoài ra, cũng do liên quan đến vấn đề nội sinh của các biến hồi qui có thể xảy ra khi ước lượng mô hình động của việc nắm giữ tiền nên tác giả đã sử dụng ước lượng two-step robust System GMM để kiểm định đối với ba trường hợp:
Bảng 3.2: Các trường hợp hồi quy
Trường hợp Biến giải thích
1 Tất cả các biến hồi quy đều là biến ngoại sinh ngoại trừ biến nắm giữ tiền
2 Tất cả các biến hồi quy đều là biến ấn định trước (predetermined variables) ngoại trừ biến nắm giữ tiền
3 Tất cả các biến hồi quy đều là biến nội sinh
Nguồn: nghiên cứu Li Wenyao (2007)
Tuy nhiên, phương pháp này cũng cần lưu ý: một là, phương pháp System GMM sử dụng nhiều biến công cụ hơn so với phương pháp
difference GMM và do đó sẽ không phù hợp khi sử dụng phương pháp System GMM để chạy trên bộ dữ liệu mà có số lượng công ty nhỏ. Vì khi đó số biến công cụ sẽ lớn hơn số công ty và do đó kiểm định về tính hợp lệ của biến công cụ sẽ cho kết quả yếu. Hai là, với những hiệu ứng cố định trong dữ liệu bảng thì sai phân bậc nhất của biến công cụ không được tương quan với hiệu ứng bắt nguồn từ các đặc trưng công ty – những đặc trưng không thể quan sát được (các điều kiện của công ty, ý tưởng quản lý…)