Mô hình ước lượng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN NẮM GIỮ TIỀN MẶT Ở CÁC CÔNG TY VIỆT NAM.PDF (Trang 29 - 32)

2. Mục tiêu nghiên cứu

3.2.1 Mô hình ước lượng

Trong bài nghiên cứu của Li Wenyao (2007) không đề cập đến mô hình dữ liệu bảng tỉnh của việc giữ tiền (Static panel data model), tuy nhiên theo nghiên cứu của Ozkan và các cộng sự (2004) cho rằng ở mô hình dữ liệu bảng tỉnh của việc giữ tiền: các công ty có thể điều chỉnh mức giữ tiền mục tiêu ngay lập tức theo sự thay đổi của các đặc trưng công ty và theo cú

sốc ngẫu nhiên. Tuy nhiên trong thực tế quá trình điều chỉnh có thể bị trì hoãn do tồn tại chi phí điều chỉnh, dẫn đến việc giữ tiền không thể ngay lập tức được điều chỉnh đến mức giữ tiền mong muốn. Chính vì vậy, tác giả chỉ tập trung khảo sát đối với mô hình dữ liệu bảng động (dynamic panel data model).

Gọi Cash*

it tỷ lệ giữ tiền mục tiêu không thể quan sát được của các công ty, được tính theo hàm có nhiều biến, K, với sai số εit

Phương trình (1):

Các công ty điều chỉnh tỷ lệ tiền nắm giữ hiện tại tiến gần đến tỷ lệ nắm giữ tiền mục tiêu

Phương trình (2)

Trong đó: Cashit là tỷ lệ tiền nắm giữ thực tế. (cash*

it – cashi,t-1) là tỷ lệ nắm giữ tiền thay đổi phụ thuộc vào hệ số điều chỉnh λ. Nếu hệ số λ nằm trong khoản từ 0 đến 1, có nghĩa là công ty có khả năng điều chỉnh đến mức giữ tiền mục tiêu. Trường hợp λ = 1 khi đó cash*

it = Cashit ,chi phí điều chỉnh bằng 0, điều đó có nghĩa là công ty có thể điều chỉnh tỷ lệ nắm giữ tiền ngay tức thì đến mức nắm giữ mục tiêu. Trong trường hợp còn lại nếu λ = 0, điều đó hàm ý rằng chi phí điều chỉnh quá lớn các công ty không thể thay đổi cấu trúc hiện tại khi đó cash*

it = cashi,t-1

Kết hợp phương trình (1) và (2) ta có phương trình (3)

Phương trình (4):

CASH it: biến nắm giữ tiền của công ty i ở thời điểm t.

CASHi,t-1: biến nắm giữ tiền của công ty i có độ trễ t-1.

CFLOWit: biến dòng tiền nội bộ - Cash flow- của công ty i thời điểm t.

PBit: biến các cơ hội tăng trưởng - Growth Opportunities - của công ty i ở thời điểm t.

LIQit: biến tài sản lưu động không phải là tiền mặt - Non-cash liquid assets - của công ty i ở thời điểm t.

LEVit: biến đòn bẩy – Leverage - của công ty i ở thời điểm t.

lnASSETit: biến qui mô – Size - của công ty i ở thời điểm t

BANKDEBTit: biến nợ ngân hàng - Bank Debt - của công ty i ở thời điểm t.

ROAit: biến lợi nhuận đại diện cho tỷ suất sinh lợi trên tài sản - Profitability - công ty i ở thời điểm t.

αi : đại diện cho các tác động từ các đặc điểm công ty, không đổi theo thời gian

λ t: đại diện cho các tác động về thời gian, không đổi theo công ty uit: sai số

Cách tính các biến theo nghiên cứu Li Wenyao (2007):

Biến C a s h (đại diện cho biến nắm giữ tiền của công ty): là tỷ lệ tiền và các khoản tương đương tiền trên tổng tài sản.

Biến CFlow (đại diện của biến dòng tiền nội bộ của công ty - Cash flow): được tính dựa vào bài nghiên cứu của A.Ozkan và N.Ozkan (2004), là tỷ lệ của lợi nhuận trước thuế cộng giá trị khấu hao trên tổng tài sản.

cash liquid asset): được tính bằng tỷ lệ vốn lưu động trừ tiền và các khoản tương đương tiền trên tổng tài sản

Biến LEV (viết tắt của biến đòn bẩy - Leverage ): được tính bằng tỷ lệ của tổng nợ trên tổng tài sản.

Biến Bankdebt (đại diện cho biến nợ ngân hàng - Bankdebt): được tính bằng tỷ lệ của tổng vay nợ ngân hàng trên tổng nợ.

Biến PB (đại diện cho biến cơ hội tăng trưởng- Growth Opportunities): được tính bằng tỷ lệ giữa giá cổ phiếu với giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu.

Biến lnAsset (đại diện cho biến qui mô - Size): được tính bằng cách lấy logarit tổng tài sản.

Biến Roa (đại diện cho biến lợi nhuận - Profitability): tỷ suất sinh lợi trên tài sản, khi chỉ số Roa cao là tín hiệu tốt giúp công ty dễ dàng thu hút các nhà đầu tư bên ngoài trong việc mở rộng đầu tư.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN NẮM GIỮ TIỀN MẶT Ở CÁC CÔNG TY VIỆT NAM.PDF (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)