Bộ điều khiển hệ thống cung cấp khí HHO

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ thống cung cấp khí HHO cho động cơ sử dụng lưỡng nhiên liệu xăng HHO (Trang 29 - 33)

Bộ điều khiển hệ thống cung cấp khí HHO gồm các khối mạch: khối nguồn, khối ghi nhận tín hiệu từ cảm biến, khối vi xử lý, khối điều khiển cơ cấu chấp hành và khối kết nối với máy tính. Khối tín hiệu từ cảm biến cho phép tính toán được lượng khí HHO theo các chế độ làm việc của động cơ. Sau khi vi xử lý tính toán lượng nhiên liệu sẽ đưa ra tín hiệu xung để mở vòi phun khí HHO. Lượng nhiên liệu đi vào động

HV: Nguyễn Công Hùng 20 MSSV: CA120132 cơ được xác định thông qua thời gian mở vòi phun, áp suất phun và tiết diện lưu thông của vòi phun. Trong quá trình nghiên cứu, việc thay đổi lượng khí HHO để tìm ra tỷ lệ tối ưu giữa khí HHO và xăng được thực hiện thông qua khối kết nối giữa máy tính và bộ điều khiển điện tử EHC (Electronic HHO Control) (hình 2.7).

Hình 2.7: Bộ EHC điều khiển hệ thống nhiên liệu phun khí HHO

Bộ EHC điều khiển hệ thống nhiên liệu khí HHO kết nối với máy tính hiển thị các thông số của các cảm biến trên máy tính, cũng như để điều chỉnh được lượng khí HHO vào trong động cơ... Công việc truyền thông giữa máy tính và vi xử lý này được thực hiện thông qua bộ truyền nhận nối tiếp UART RS-232 .

Truyền thông qua cổng RS-232 là kiểu truyền thông phổ biến nhất khi sử dụng vi điều khiển giao tiếp với thiết bị ngoại vi. RS-232 là cổng truyền nối tiếp không đồng bộ với dữ liệu được truyền nhận theo từng bit nối tiếp nhau.

Máy tính cung cấp 2 cổng nối tiếp COM1 và COM2. Các cổng này giao tiếp theo tiêu chuẩn RS-232. Cổng này truyền dữ liệu dưới dạng nối tiếp theo một tốc độ do người lập trình quy định (thường sử dụng 9600 hoặc 19200 bps). Loại truyền này có khả năng dùng cho những khoảng cách lớn. Cổng nối tiếp chuẩn RS-232 không phải là một hệ thống bus, do đó nó cho phép dễ dàng tạo ra liên kết dưới hình thức điểm giữa hai máy cần trao đổi thông tin với nhau. Chiều dài dữ liệu truyền đi có thể là 7 hoặc 8 bit và kèm theo các bit start, stop, parity để tạo thành một khung truyền (frame). Do việc truyền dữ liệu là nối tiếp nên tốc độ truyền bị hạn chế do đó nó thường không được sử dụng trong những ứng dụng cần tốc độ truyền cao.

HV: Nguyễn Công Hùng 21 MSSV: CA120132 Cổng nối tiếp của vi điều khiển không thể ghép nối trực tiếp với cổng nối tiếp của PC. Lý do là các tín hiệu trên đường truyền RS-232 là tín hiệu hai cực có biên độ nằm trong khoảng +12V đến -12V, trong khi vi điều khiển ATMega32 chỉ có thể xử lý các tín hiệu có mức tín hiệu tương thích 0 đến 5V. Thông thường thì tín hiệu trên đường truyền RS-232 được lấy đảo. Tức là khi máy tính PC muốn một mức logic “0” thì điện áp trên đường truyền RS-232 sẽ là +12V, còn khi muốn mức logic “1” thì điện áp trên đường truyền là -12V. Như vậy để tương thích mức logic và điện áp giữa PC và vi điều khiển thì việc trang bị một bộ nhận và đệm đường truyền RS-232 là cần thiết. Bộ nhận và đệm đường truyền RS-232 được dùng phổ biến nhất là loại MAX232 của công ty Maxim. Vi mạch MAX232 này nhận mức RS-232 đã được gửi tới từ máy tính và biến đổi tín hiệu này thành tín hiệu sao cho tương thích với vi điều khiển ATMega32 và nó cũng thực hiện ngược lại là biến đổi tín hiệu của vi điều khiển thành mức +12V, -12V để cho phù hợp với hoạt động của máy tính. Giao tiếp theo cách này, khoảng cách từ máy tính đến thiết bị ngoại vi có thể đạt tới trên 20m.

Ưu điểm của giao tiếp này là có khả năng thiết lập tốc độ truyền thông. Khi có dữ liệu từ máy tính được gửi đến vi xử lý ATMega32 qua cổng COM thì dữ liệu này sẽ được đưa vào từng bit (nối tiếp) của thanh ghi UART.

Chương trình truyền thông giao tiếp giữa PC và vi xử lý được viết bằng Delphi với những nhiệm vụ chính sau:

- Nhận dữ liệu từ vi điều khiển để hiển thị các thông số làm việc của động cơ như tốc độ, lưu lượng, nhiệt độ, vị trí chân ga...

- Truyền dữ liệu từ máy tính xuống vi xử lý để đóng mở các van điện từ, thay đổi lượng nhiên liệu phun...

Giao diện điều khiển hệ thống cung cấp nhiên liệu khí HHO để hiển thị các thông số của các cảm biến và điều chỉnh lượng nhiên liệu phun, thay đổi thời điểm phun, bật tắt các công tắc,... trong quá trình thử nghiệm thì bộ điều khiển EHC phải được điều khiển từ máy tính. Trong đề tài, việc kết nối bộ điều khiển với máy tính được thực hiện bằng phần mềm kết nối Delphi. Với giao diện xây dựng trên phần mềm cho phép người thực hiện thay đổi được các thông số theo mục đích đặt ra (hình 2.8).

HV: Nguyễn Công Hùng 22 MSSV: CA120132

Các tính năng chính của giao diện:

- Điều chỉnh lượng nhiên liệu phun khí HHO trong 1 chu trình bằng cách điều khiển thời gian phun.

- Điều chỉnh thời điểm phun khí HHO.

- Thu nhận tín hiệu từ các cảm biến như: tốc độ động cơ, lưu lượng khí nạp, nhiệt độ khí nạp, áp suất phun khí HHO, lượng nhiên liệu HHO cung cấp...

- Các chức năng đóng mở van điện từ và đóng mở vòi phun

- Thực hiện quá trình đo và ghi lại kết quả trung bình của phép đo trong thời gian của phép đo, do người thử nghiệm đặt trên giao diện.

HV: Nguyễn Công Hùng 23 MSSV: CA120132

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ thống cung cấp khí HHO cho động cơ sử dụng lưỡng nhiên liệu xăng HHO (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)