hình.
Trong phần này đề tài sẽ sử dụng kiểm định t (t-test) để kiểm tra sự phù hợp của các hệ số hồi quy. Các mức ý nghĩa thường được sử dụng trong thống kê là 1%, 5% và 10% hay nói khác hơn là độ tin cậy 99%, 95% và 90%. Đối với nghiên cứu này đề tài chọn mức ý nghĩa 5% đểđánh giá mức độ phù hợp của các hệ số hồi quy, tức biến độc lập chỉ được xem là tác động đến biến phụ
thuộc khi mà hệ số hồi quy có giá trị P-value nhỏ hơn 5%. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hệ số hồi quy có P-value lớn hơn 5% nhưng nhỏ hơn 10% cũng được đề tài lưu ý trong nghiên cứu của mình.
Để kiểm tra sự phù hợp của mô hình đề tài sử dụng kiểm định F với các giả
thiết H0 là R2 = 0. Mức ý nghĩa đề tài chọn là 5% theo đó giá trị P-value nhỏ
hơn 5% thì bác bỏ giả thiết H0 nên mô hình là phù hợp.
Ngoài ra, sau khi mô hình được ước lượng là phù hợp đề tài cũng thực hiện các kiểm định đi kèm khác nhằm kiểm tra các khuyết tật của mô hình. Theo
đó, đề tài thực hiện kiểm định phương sai thay đổi và kiểm định tự tương quan, bởi lẽ nếu mô hình có phương sai thay đổi hoặc tự tương quan hoặc cả
hai thì các kiểm định về hệ số hồi quy của mô hình là không đáng tin cậy, ước lượng của mô hình là ước lượng không hiệu quả và R2 là không đúng bản chất của nó. Nếu mô hình có phương sai thay đổi hoặc có tự tương quan hoặc có cả hai khuyết tật này thì đề tài tiến hành khắc phục mô hình nghiên cứu bằng cách ước lượng lại mô hình bằng phương pháp GLS.
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1.Kết quả mô tả dữ liệu.
Với dữ liệu thu thập từ 110 công ty phi tài chính được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2008-2012. Bảng 4.1 trình bày kết quả mô tả thống kê 12 biến nghiên cứu trong bài theo Giá trị
trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất và độ lệch chuẩn của từng biến số.
Bảng 4.1. Mô tả thống kê các biến nghiên cứu.
Variable Mean Std. Dev. Min Max
ri,t-RBi,t 0.1037 0.5873 -0.9060 6.1360 ∆Ci,t 0.0294 0.2929 -2.1036 3.0896 Ci,t-1 0.2718 0.3267 0.0003 2.5941 ∆Ei, t 0.0240 0.1847 -1.7366 1.2056 ∆NAi,t 0.2116 0.6245 -2.7769 4.1232 ∆Ii,t 0.0092 0.0630 -0.3737 0.7354 ∆Di,t 0.0060 0.0506 -0.2326 0.2308 ∆NWCi,t 0.0901 0.4935 -2.9646 6.9241 NWCi,t-1 0.7176 1.0345 -0.8943 8.1293 ∆NNAi,t 0.2131 0.7483 -4.2095 5.6492 Li,t 0.4782 0.2477 0.0148 0.9510 NFi,t 0.0754 0.5831 -4.4538 3.1340
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm Stata 11.0
Tỷ suất sinh lợi vượt trội trung bình của cổ phiếu Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu 2008-2012 là 0.1037 cho thấy trong giai đoạn 2008-2012 tuy nền kinh tế có nhiều biến động, thị trường chứng khoán suy yếu, các công ty vẫn duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả mang lại giá trị cho cổđông. Các công ty ở Việt Nam có lượng tiền mặt nắm giữ tăng thêm trung bình so với giá trị thị trường vốn cổ phần qua các năm là 0.0294 cho thấy trong giai
ứng nhu cầu đầu tư và đảm bảo khả năng thanh toán nhưng hiệu quả sử dụng tiền mặt tăng thêm cần phải xem xét tổng hợp nhiều yếu tố.
Giá trị trung bình lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) tăng thêm so với giá trị thị trường vốn cổ phần là 0.024 cho thấy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng sinh lợi của các công ty ở Việt Nam vẫn duy trì khá tốt mặc dù hoạt động trong giai đoạn kinh tế có nhiều khó khăn.
Giá trị trung bình tài sản ròng tăng thêm so với giá trị thị trường vốn cổ phần là 0.2116 và giá trị trung bình tổng tài sản trừ tiền mặt nắm giữ tăng thêm và vốn luân chuyển hoạt động ròng tăng thêm so với giá trị thị trường vốn cổ
phần là 0.2131. Kết quả này cho thấy trong giai đoạn 2008-2012 các công ty Việt Nam gia tăng quy mô tài sản, góp phần tăng vị thế của công ty, cụ thể là gia tăng đầu tư vào các tài sản cố định phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư dài hạn mang lại giá trị cao cho công ty và tỷ suất sinh lợi vượt trội cho cổđông.
Giá trị trung bình chi phí lãi vay tăng thêm so với giá trị thị trường vốn cổ
phần là 0.0092 nhìn chung giá trị này khá thấp, nguyên nhân là các công ty Việt Nam đang hoạt động trong giai đoạn hậu khủng hoảng, lạm phát cao, lãi suất cao, rủi ro từ nợ vay là khá lớn nên các công ty duy trì lượng nợ vay tương đối ổn định đảm bảo khả năng chi trả lãi.
Giá trị trung bình cổ tức chi trả tăng thêm so với giá trị thị trường vốn cổ phần là 0.006 cho thấy các công ty Việt Nam chủ yếu giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, cổ tức chi trả cho các cổ đông khá ít thậm chí là không có.
Giá trị trung bình đòn bẩy tài chính của các công ty Việt Nam trong giai đoạn 2008-2012 là 0.4782 cho thấy trong giai đoạn 2008-2012 các công ty Việt Nam vẫn duy trì nợ vay khá cao trong cấu trúc vốn để tài trợ cho hoạt động
sản xuất kinh doanh và mở rộng đầu tư. Vì vậy việc nắm giữ tiền mặt và quản lý vốn luân chuyển cần đặt trong tương quan với đòn bẩy tài chính là điều cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn trong nghiên cứu.
Giá trị trung bình vốn luân chuyển ròng tăng thêm so với giá trị thị trường vốn cổ phần là 0.0901 cho thấy trong giai đoạn kinh tế còn nhiều bất ổn như
hiện nay nhưng sự thay đổi trong vốn luân chuyển lại lớn hơn sự thay đổi trong lượng tiền mặt nắm giữ, điều này phần nào phản ánh có thể các công ty
đang bịứđọng một lượng lớn hàng tồn kho.
Giá trị trung bình tài trợ ròng so với giá trị thị trường vốn cổ phần là 0.0754
điều này cho thấy trong giai đoạn 2008-2012 các công ty Việt Nam vẫn tăng cường huy động nguồn tài trợ từ vốn cổ phần và nợ vay, bên cạnh đó thay vì chi trả cổ tức thì các công ty mua lại vốn cổ phần cũng như chi trả nợ vay cao nên giá trị này là khá thấp.
Từ kết quả thống kê trên cho thấy trong giai đoạn nghiên cứu 2008-2012 khi mà nền kinh tế còn nhiều khó khăn các công ty đang duy trì một tỷ lệ nắm giữ
tiền mặt tương đối cao, đầu tư nhiều vào vốn luân chuyển nhằm đảm bảo tính thanh khoản cho mình. Bên cạnh đó cấu trúc vốn của công ty trong giai đoạn này lại thiên hướng sử dụng nợ nhiều hơn nên đây có thể là vấn đề mà các công ty đang gặp phải trong giai đoạn khó khăn này khi công ty phải gánh một khoản chi phí lãi vay (cốđịnh) quá lớn. Từđây càng khẳng định hơn nữa việc nắm giữ tiền mặt và quản trị vốn luân chuyển có ảnh hưởng lớn đến giá trị doanh nghiệp và cần phải được xem xét trong mối tương quan với cấu trúc vốn của công ty, tức là đòn bẩy tài chính.