Kiểm tra và đánh giá độ chính xác của chi tiết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng các phần mềm CADCAM vào việc lập chương trình gia công các bề mặt phức tạp trên máy CNC 3, 4 và 5 trục (Trang 73 - 79)

Việc kiểm tra lại độ chính xác của sản phẩm được thực hiện bằng máy đo ATOS I (2M) của Trung tâm dịch vụ công nghệ 3D (3D TECH).

Hình 4.9. Thiết bị Scan 3D ATOS I Một số thông số kỹ thuật chính của máy:

Sốđiểm đo trong 1 lần scan 2.000.000 (điểm) Thời gian 1 lần scan 1,3 (giây) Thể tích đo nhỏ nhất 40 x 30 x 30 (mm)

Thể tích đo lớn nhất 1000 x 800 x 800 (mm)

Hình 4.10. Hình ảnh quét sản phẩm.

Hình 4.12. So sánh sai số của chi tiết gia công với hình vẽ gốc.

- Trên hình 4.12 thể hiện sai số của chi tiết gia công so với hình vẽ gốc. Qua màu sắc trên hình ta thấy được chi tiết gia công đạt độ chính xác rất cao. Sai số lớn nhất khoảng 4% so với chi tiết thiết kế.

- Theo kết quả so sánh ở trên ta thấy sai số chủ yếu tập trung ở một số vị trí mà cụ thể đó chính là giao của các bề mặt. Sở dĩ có sự sai số này là do có sai số trong hình học của dao. Ở những nơi mà bán kính của dao nhỏ hơn bán kính của góc lượn thì dao hoàn toàn có thể gia công được. Ngược lại, ở những nơi mà bán kính của dao lớn hơn bán kính góc lượn thì dao không thể gia công vào được.

Điều này có nghĩa là khi bán kính dao gia công càng nhỏ thì sai số sinh ra là càng nhỏ, còn khi bán kính dao gia công càng lớn thì sai số gia công sẽ càng lớn.

Hình 4.13. Sai số trong gia công.

1 – Biên dạng lập trình; 2 – Điểm cắt lý thuyết;

3 – Lưỡi cắt lý thuyết của dụng cụ; 4 – Lưỡi cắt thực của dụng cụ; 5 – Góc biên dạng, nó không được gia công vì bán kính lưỡi cắt.

- Như vậy, để xử lý những sai số như thế này thì việc sửa nguội sau khi gia công xong là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, cách tốt nhất là ta nên xử lý chúng trong quá trình thiết kế sản phẩm, làm sao hạn chế ở mức tối đa những góc chết trong sản phẩm. Đồng thời trong quá trình gia công cũng nên sử dụng những dao cụ tốt nhất có thể.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận:

Công nghệ CAD/CAM/CNC là một bước nhảy vọt trong ngành công nghiệp cơ khí, nó mang lại hiệu quả kinh tế và kỹ thuật to lớn, giúp giảm thiểu sức lao động. Nhưng để có thể đạt được hiệu quả này lại đòi hỏi một trình độ sản xuất rất cao đối với kỹ sư và công nhân đứng máy. Tuy công nghệ này đã có những bước phát triển mạnh mẽ ở các nước có nền công nghiệp phát triển, nhưng ở nước ta thì việc ứng dụng các phần mềm CAD/CAM vẫn còn khá nhiều bất cập do điều kiện về thiết bị và con người.

Đứng trước nhu cầu như vậy, tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng các phần mềm CAD/CAM vào việc lập chương trình gia công các bề mặt phức tạp trên máy CNC 3, 4 và 5 trục”. Các kết quả nghiên cứu của luận văn đã đáp ứng tốt các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra:

- Lựa chọn được bộ công cụ CAD/CAM hợp lý để trợ giúp thiết kế, lập trình gia công.

- Nghiên cứu, ứng dụng phần mềm Pro/Engineer nhằm xây dựng bản vẽ 2D, 3D làm cho chương trình NC để gia công được trên máy CNC.

- Qua quá trình thiết kế, gia công sản phẩm Ống nối, với sự trợ giúp của phần mềm CAD/CAM, việc khai thác các công cụ hiện đại như Pro/Engineer đã tiến được một bước quan trọng.

- Các nội dung đã thực hiện được của luận văn đều đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn.

Kiến nghị:

- Trên cơ sở các kết quả đã đạt được của luận văn, tiếp tục nghiên cứu những ứng dụng khác của Pro/Engineer.

- Phát triển tiếp các kết quả nghiên cứu đã đạt được của luận văn để thiết kế, chế tạo các chi tiết phức tạp bằng công cụ CAD/CAM/ và máy CNC.

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Viện Đào tạo sau đại học, Viện Cơ khí – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tạo điều kiện tốt giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

Em xin chân thành cảm ơn thầy hướng dẫn - TS. Trương Hoành Sơn đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Thầy đã truyền tải cho em thấy được những yếu tố cần thiết đối với hoạt động nghiên cứu. Thầy đã cùng tham gia thảo luận và đề xuất giải pháp cho các vấn đề liên quan. Đồng thời, thầy cũng cung cấp cho em nhiều tư liệu chuyên môn quan trọng để tìm hiểu sâu và toàn diện hơn đề tài được giao.

Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác hỗ trợ từ Trung tâm Thực hành Cơ khí – trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các cán bộ công tác tại Trung tâm vì sự giúp đỡ tận tình đối với quá trình thực nghiệm luận văn này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày tháng năm 2010

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Zeid Ibrahim (1991), CAD/CAM Theory and Practice, Department of Mechanical Engineering Northeastern University, Singapore.

2. Trần Văn Địch, Trần Xuân Việt, Nguyễn Trọng Doanh, Lưu Văn Nhang (2001), Tựđộng hóa quá trình sản xuất, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

3. Tạ Duy Liêm (2005), Kỹ thuật điều khiển điều chỉnh và lập trình khai thác máy công cụ CNC, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

4. Lê Trung Thực, Hoàng Phương, Thái Sơn (2002), Hướng dẫn thực hành Pro/Engineer 2001, Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội, Hà Nội.

5. Mitutoyo, SJ-201P Surface roughness tester, Mitutoyo Comrporation. 6. Tài liệu hướng dẫn sử dụng máy CNC GV503.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng các phần mềm CADCAM vào việc lập chương trình gia công các bề mặt phức tạp trên máy CNC 3, 4 và 5 trục (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)