Tạo chương trình gia công NC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng các phần mềm CADCAM vào việc lập chương trình gia công các bề mặt phức tạp trên máy CNC 3, 4 và 5 trục (Trang 59)

- Sau khi thực hiện các công đoạn ở trên thì các dữ liệu mới chỉ được lưu trong file mô hình gia công. Cần phải xuất dữ liệu này ra CL Data Fileđộc lập, để từ đó có thể tạo ra file dữ liệu điều khiển máy CNC (chương trình NC). Muốn tạo ra chương trình NC, phải có Post-Processor. Phần mềm Pro/E tiêu chuẩn có thể tạo ra CL Data File dưới dạng ngôn ngữ APT.

- Trong Menu Manager, chọn Manufacture Machine CL Data

Output Select Set Creat → tên Operation hoặc tên NC Sequence. Mở menu Create Set chọn các nguyên công cần xuất rồi chọn Done Sel.

- Tiếp đó chọn tên chương trình mình vừa đặt rồi chọn File. Trong menu Output Type, đánh dấu CL FileInteractive Done. Trong hộp thoại Save As ta gõ đặt tên cho file dữ liệu rồi chọn OK. Kết quả ta sẽđược một file chương trình có dạng: *.NCL

- Tiếp đó ta quay lại CL Data Post Process rồi chọn file *.NCL mà ta vừa tạo xong rồi chọn. Trong menu PP Options ta đánh dấu chọn Verbose, và Trace. Khi đó menu PP List sẽ xuất hiện, ta chọn loại code phù hợp với loại máy định gia công thì Pro/Engineer sẽ sinh ra một file chương trình gia công có dạng *.tap. Đó chính là file để gia công chi tiết trên máy CNC. (Có thể mở file để kiểm tra dưới dạng Notepad). Một đoạn chương trình gia công:

% O1000 G54G90G00X0.Y0. S2000M03 M08 G00 X-91.757 Y-72.663 Z5. Z2. G01 Z-1.2 F240

G03 X-91.821 Y-71.25 R1. F800 G01 X-92. Y-71.087 Y-71.25 X-64.417 G02 X-74.44 Y-64.866 R84.012 ……… ……… X60.264 Y-41.015 X60.247 Y-41.011 X60.229 Y-41.019 X59.545 Y-41.622 X58.86 Y-42.257 X58.759 Y-42.352 G90G00Z0.M09 G91G28Z0.M05 G90G00X0.Y0. M06 M30 % 3.5. Tổng kết chương III

- Pro/Engineer là một phần mềm CAD/CAM/CAE rất mạnh. Dựa trên những modul của nó ta có thể dễ dàng xây dựng được các mô hình 3D của chi tiết, đồng thời tiến hành xuất ra bản vẽ 2D để kiểm tra và ngược lại.

- Dựa trên mô hình 3D đã xây dựng được, Modul Pro/MANUFACTURING của phần mềm Pro/Engineer có rất nhiều giải pháp giúp ta dễ dàng xây dựng và kiểm tra các chương trình gia công chi tiết (từ gia công thô, bán tinh, đến gia công tinh), đồng thời nó cũng giúp ta chủđộng lựa chọn cũng như có thể tạo mới các post processor để phù hợp với từng loại máy gia công.

Chương 4

KẾT QUẢ GIA CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ SẢN PHẨM

4.1. Gia công sản phẩm trên máy CNC 4.1.1. Máy gia công

Việc gia công được thực hiện trên máy phay CNC của Trung tâm thực hành trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Hình 4.1. Máy phay CNC GV503. Một số thông số chính của máy:

Kiểu máy Trung tâm gia công

Hệđiều khiển Fanuc Số trục 3 (X, Y, Z) Hành trình của trục X 610 (mm) Hành trình của trục Y 510 (mm) Hành trình của trục Z 460 (mm) Đài gá dao 30 Trục chính 1 Công suất của máy 11 (Kw) Tốc độ lớn nhất của trục chính 12000 (vòng/phút)

4.1.2. Một số thông số chính về công nghệ và dao cụ

TT Nguyên Công Dao v (mm/ph) S (v/ph) F (mm/ph) 1 Thô Dao trụφ32, 4 răng 150 2000 800 2 Bán tinh Dao cầu φ12 120 3200 1000

3 Tinh Dao cầu φ6 120 6000 1200

Hình 4.2. Dao trụφ32 ghép mảnh VP15TF, hãng Mitsubishi

Hình 4.4. Dao cầu φ6 (Micro Grain Carbide) S220 EB2 3R TIALN, hãng CMTéc

4.1.3. Sản phẩm

Sau khi gia công và làm sạch ta được sản phẩm Ống nối:

4.2. Kiểm tra sản phẩm sau khi gia công đểđánh giá độ chính xác cũng như

chất lượng bề mặt của chi tiết sau khi gia công 4.2.1. Đo độ nhám của bề mặt sản phẩm.

- Độ nhấp nhô tế vi (độ nhám bề mặt): Độ nhám bề mặt CTM là tập hợp tất cả những bề lồi, lõm với bước cực nhỏ và quan sát được trên một khoảng ngắn tiêu chuẩn.

- Độ nhám bề mặt chi tiết máy được đánh giá chủ yếu dựa trên hai đại lượng sau:

- Sai lch trung bình s hc ca prôfin Ra: Là trung bình cộng của các giá

trị chiều cao h tính từđường trung bình trong phạm vi chiều dài chuẩn.

∑ ∫ = ≈ = n i i l x a h n dx h l R 1 0 1 1 Với:

- l: Chiều dài chuẩn

- hx: Chiều cao nhấp nhô tính từđường chuẩn

- n: Số nhấp nhô được đo

- Chiu cao nhp nhô prôfin theo 10 đim Rz: Là trị số trung bình của

tổng các giá trị tuyệt đối của chiều cao 5 đỉnh cao nhất và chiều sâu 5 đáy thấp nhất của prôfin trong giới hạn chiều dài chuẩn.

5 5 1 min 5 1 max ∑ ∑ = = − = i i z H H R

- Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) độ nhám được chia thành 14 cấp, trong đó thấp nhất là cấp 1 và cao nhất là cấp 14. Rz được dùng cho trường hợp độ nhám từ cấp 1-5, cấp 13, 14. Còn từ cấp 6-12 thì sử dụng Ra.

- Ký hiệu độ nhám ghi trên các bản vẽ kỹ thuật: Ghi theo Rz:

Ghi theo Ra:

Rz40

Ra(µm) Rz(µm) Cấp độ nhám Không lớn hơn Chiều dài chuẩn l (mm) 1 2 3 84 40 20 320 150 80 8 4 5 10 5 40 20 2,5 6 7 8 2,5 1,25 0,63 10 6,3 3,2 0,8 9 10 11 12 0,32 0,16 0,08 0,04 1,6 0,8 0,4 0,2 0,25 13 14 0,02 0,01 0,1 0,05 0,08 Bảng 4.1. Các cấp độ nhám.

- Việc đo độ bóng sau khi gia công được thực hiện bằng máy đo độ bóng Mitutoyo SJ-400 tại phòng thí nghiệm cơ khí chính xác tại trường đại học Công nghiệp. Hình dáng bên ngoài của máy đo như hình 4.6.

- Đây là sơđồđầu đo để thực hiện việc đo độ bóng. Chiều dài chuẩn để thực hiện lấy mẫu kết quảđo là L = 4(cm). Chiều tiến của dầu đo là từ ngoài vào trong như trên hình vẽ 4.7. Hình 4.7. Đầu đo thực hiện đo độ bóng Hình 4.8. Vị trí đo độ nhám Kết quảđo: Vị trí Ra (µm) Số 1 0.18 Số 2 0.21 Số 3 0.22 1 3 2

Như vậy, sau khi dùng máy đo để kiểm tra một số vị trí bề mặt của chi tiết ta thấy: - Chất lượng bề mặt chi tiết rất tốt

- Độ nhám trung bình đạt Ra = 0,19 µm

4.2.2. Kiểm tra độ chính xác của sản phẩm

4.2.2.1. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến độ chính xác gia công trên máy CNC

1. Độ chính xác ca máy:

Độ chính xác của máy trong trạng thái không tải được gọi là độ chính xác hình học. Tuỳ theo độ chính xác của máy CNC người ta chia chúng ra 4 loại:

- Máy có độ chính xác bình thường. - Máy có độ chính xác tương đối cao - Máy có độ chính xác cao

- Máy có độ chính xác rất cao

Nếu so sánh độ chính xác gia công trên các máy đó, ta có tỷ lệ như sau: giả sử dung sai trên loại máy thứ nhất là 1 thì dung sai gia công trên máy loại thứ 2 là 0,6; trên máy loại thứ ba là 0,4 và trên máy loại thứ tư là 0,25.

Khi kiểm tra độ chính xác của máy người ta xác định:

- Độ chính xác hình học và vị trí tương quan của các bề mặt để định vị chi tiết gia công và dụng cụ cắt.

- Độ chính xác chuyển động của các cơ cấu chấp hành của máy trên các cơ cấu dẫn hướng.

- Độ chính xác vị trí của các trục quay và độ chính xác dịch chuyển của các cơ cấu chấp hành mang chi tiết và dụng cụ cắt.

- Độ chính xác và độ nhám bề mặt gia công.

Ngoài ra, độ chính xác của máy CNC còn được đặc trưng bởi các yếu tố như: độ chính xác định vị vị trí đường thẳng của các cơ cấu chấp hành khi thay đổi hướng chuyển động; độ chính xác chuyển về vị trí ban đầu của các cơ cấu chấp hành; khả năng dịch chuyển ổn định của các cơ cấu chấp hành đến một điểm xác định; độ chính xác nội suy đường cong và vị trí ổn định của dao sau khi thực hiện chạy dao tựđộng.

2. Độ chính xác ca h thng điu khin:

- Sai số của bộ nội suy và chếđộ nội suy:

Sai số của bộ nội suy có ảnh hưởng đáng kể đến sai số gia công. Đối với bộ nội suy thì sai số hình học (sai số của quỹđạo thực hiện so với quỹđạo đã định) phụ thuộc vào góc nghiêng của quỹđạo so với các trục toạđộ và không vượt quá giá trị xung ∆ = 0,1mm, cho nên nó ảnh hưởng rất lớn đến sai số gia công. Đối với các máy CNC thế hệ mới giá trị∆ trong khoảng 0,001 ÷ 0,002mm, do đó nó không ảnh hưởng nhiều đến sai số gia công, tuy nhiên nó ảnh hưởng đến độ nhám bề mặt.

Một loại sai số khác không phụ thuộc vào bộ nội suy nhưng lại xuất hiện trong chế độ nội suy. Nguyên nhân của các sai sốđó là do sai số chu kỳ khi truyền động của các cơ cấu chạy dao. Cụ thể, các sai số này xuất hiện do các nguyên nhân: dao động đọc và sai số bước của trục vít me; sai số tích luỹ của bánh răng và của đatric phản hồi; độ không đồng tâm của các trục trong hệ: động cơ chạy dao – hộp giảm tốc – trục vít me-đatric. Khi gia công chỉ theo một toạ độ nào đó những sai số trên đây thể hiện ở độ không đồng đều của cơ cấu chạy dao (lượng chạy dao thay đổi chút ít) và chúng không ảnh hưởng đến sai số gia công cũng nhưđộ nhám bề mặt.

Tuy nhiên, khi gia công theo nhiều toạ độ cùng lúc (chếđộ nội suy theo nhiều trục) thì ngay cả chuyển động không đều theo một trục nào đó cũng ảnh hưởng đến sai số gia công và độ nhám bề mặt.

- Sai số của phương pháp xấp xỉ:

Khi ứng dụng nội suy đường thẳng để gia công chi tiết theo coutour thì phải dùng phương pháp xấp xỉ để xác định toạ độ các điểm và như vậy sẽ gây ra sai số gia công. Để giảm sai số gia công phải giảm bước xấp xỉ, nghĩa là giảm ∆φ

3. Sai sđặt phôi:

Nhưđã biết trong giáo trình “công nghệ chế tạo máy” nếu không tính đến sai số đồ gá thì sai số gá đặt … được xác định bằng tổng của sai số chuẩn … và sai số kẹp chặt..

Đối với chi tiết dạng hộp để đạt độ chính xác cao nhất, theo khái niệm công nghệ truyền thống thì chuẩn đo lường và chuẩn định vị phải trùng nhau.

Như vậy, đểđạt được kích thước ở nguyên công thứ nhất (hay bước thứ nhất) ta phải gia công các mặt chuẩn (cũng là các mặt chuẩn đo lường).

Tuy nhiên đối với các máy CNC có thểđạt độ chính xác cao hơn khi trong một lần gá ta gia công tất cả các mặt chuẩn đo lường và tất cả các mặt phẳng khác có kích thước xác định từ các mặt chuẩn đo lường.

Như vậy, với trường hợp gia công trong một lần gá có thể dùng các mặt phẳng phụ để làm chuẩn định vị, thậm chí cả các bề mặt không gia công (hoặc chưa gia công). Điều đó có ý nghĩa quan trọng đối với gia công chi tiết trên các trung tâm gia công.

Nếu biến dạng của tất cả các chi tiết trong loạt là như nhau thì có thể xác định chính xác kích thước khi điều chỉnh máy hoặc có lệnh bù khi hiệu chỉnh dao. Tuy nhiên, do vật liệu chi tiết không đồng đều và lực kẹp không ổn định cho nên sinh ra sai số kẹp chặt.

4. Sai sđiu chnh dao:

Các thiết bị đo lường hiện đại có độ chính xác rất cao (thang chia độ đạt tới 0,001mm) và độ phóng đại hình chiếu tới 30 lần. Tuy nhiên, dù cho độ chính xác của các thiết bịđo lường rất cao nhưng khi điều chỉnh dao vẫn có sai số. Sai số này sinh ra là do: các sai số dụng cụ đo (δ1…δ8) và các sai số kẹp chặt dao trên máy khi điều chỉnh đểđạt kích thước (δ0…δ8)

5. Sai sđiu chnh máy:

Sai sốđiều chỉnh máy được xác định tổng hợp khi điều chỉnh dao, điều chỉnh các cơ cấu của máy và của đồ gá có tính đến các yếu tố xuất hiện trong quá trình gia công để đạt kích thước với dung sai yêu cầu. Vị trí tương quan của hệ thống công nghệ (máy-dao-đồ gá-chi tiết) được gọi là “kích thước điều chỉnh”.

Sai sốđiều chỉnh máy δ… bằng hiệu các giá trị giới hạn của “kích thước điều chỉnh” và phụ thuộc vào: sai sốđiều chỉnh dao δ…; sai số vị trí điểm 0 của chương trình δ…; sai số của các chi tiết cắt thửδ… và độ lệch của tâm phân bố các chi tiết cắt thử so với tâm phân bố lúc điều chỉnh δ…

Độ chính xác điều chỉnh máy tăng khi số chi tiết cắt thử tăng. Tuy nhiên, khi gia công loạt nhỏ chi tiết thì số chi tiết cắt thử chỉ cho phép bằng 1, vì vậy để đạt yêu cầu phải xác định chính xác vị trí điểm 0 của chương trình và sử dụng sai số hiệu chỉnh dao thích hợp.

6. Sai s chế to dao:

Khi tiện, bề mặt gia công được tạo hình bằng các điểm khác nhau nằm trên phần cung tròn của đỉnh dao: r-bán kính cung tròn, mặt trụđược tạo hình bằng điểm A; mặt đầu được tạo hình bằng điểm B. Các yếu tố này luôn luôn được tính đến khi lập trình gia công mặt côn và mặt cong. Khi gia công các mặt côn chỉ cần đưa vào chương trình giá trị hiệu chỉnh a theo trục Z. Nếu bán kính đỉnh dao thực tế khác bán kính đỉnh dao lập trình thì sẽ xuất hiện sai số gia công của chi tiết.

7. Độ mòn dao:

Độ mòn dao có ảnh hưởng rất lớn đến sai số gia công đặc biệt là khi chế tạo các chi tiết từ vật liệu chịu lửa và vật liệu có độ bền cao.

Chỉ tiêu mòn là kích thước hd của diện tích mòn theo mặt sau, còn độ mòn kích thước hp là giá trị mà chiều dài của dao giảm xuống sau một thời gian làm việc.

Như vậy, dao bị ngắn đi và đường kính tăng lên. Độ mòn của dao là sai số hệ thống thay đổi.

Ta thấy trong lần điều chỉnh dao thứ nhất trường phân bố kích thước 6σ lệch một khoảng so với giới hạn dưới của dung sai δ

Sau thời gian T1 thì trường phân bố kích thước không thay đổi nhưng tâm phân bố xê dịch một giá trị∆C0:

∆C0 = ∆C1 = D1 – D0 (do độ mòn của dao gây ra).

Sau một khoảng thời gian T1 nữa thì tâm phân bố lại xê dịch một giá trị ∆C1. Sai số hệ thống tổng cộng sẽ là: ∆C2 = 2∆C1

Để cho kích thước gia công không vượt ra ngoài phạm vi dung sai thì sau một thời gian người ta phải điều chỉnh lại dao (gọi là vi chỉnh).

Nhìn chung, sai số hệ thống thay đổi được xác định theo công thức: ∆C = tgα.T (tgα là cường độ mòn kích thước của dao).

Vi chỉnh có thểđược thực hiện bằng tay và tựđộng. Khi vi chỉnh bằng tay cho các máy CNC thì công nhân sau một khoảng thời gian nhất định (hoặc sau một số chi tiết được gia công) phải thực hiện khai báo hiệu chỉnh dao. Đối với vi chỉnh tự động thì hiệu chỉnh dao được khai báo trong chương trình đã lập sẵn.

8. Độ cng vng ca h thng công ngh:

Như chúng ta đã biết, theo giáo trình “Công nghệ chế tạo máy” thì hệ thống công nghệ bao gồm: máy-dao-đồ gá-chi tiết gia công. Trong quá trình gia công hệ thống này biến dạng đàn hồi dưới tác dụng của lực cắt. Ngoài ra, lực cắt còn gây biến dạng tiếp xúc giữa các chi tiết trong hệ thống công nghệ. Biến dạng đàn hồi và biến dạng tiếp xúc có ảnh hưởng rất lớn đến sai số gia công. Sai số gia công giảm dần qua các nguyên công và tỉ lệ giữa các sai số sau và trước khi gia công được gọi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng các phần mềm CADCAM vào việc lập chương trình gia công các bề mặt phức tạp trên máy CNC 3, 4 và 5 trục (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)