Để rèn luyện NLPH&GQVĐ cho HS, chúng ta cần chú ý tới hai yếu tố của năng lực này là: phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề.
Phát hiện vấn đề là nhìn thấy mâu thuẫn trong vấn đề. Để có thể nhìn thấy mâu thuẫn này, HS cần nắm vững những kiến thức đã học vì có nẵm vững kiến thức cũ HS mới nhận thấy điểm khác biệt giữa kiến thức cũ và mới. HS cần tư duy so sánh, phê phán để có thể nêu được chính xác vấn đề.
Giải quyết vấn đề yêu cầu HS cần có sự phân tích vấn đề, tìm điểm mẫu thuẫn chính, xây dựng các hướng giải quyết vấn đề, thử giải quyết vấn đề theo các hướng khác nhau, so sánh các hướng giải quyết và tìm ra hướng giải quyết hiệu quả nhất. Như vậy, để rèn luyện NLPH&GQVĐ cho HS, cần chú ý các biện pháp sau:
- Làm cho HS hiểu về NLPH&GQVĐ.
- Hướng dẫn HS phương pháp chung để PH&GQVĐ.
- Rèn luyện cho HS thái độ học tập nghiêm túc, nắm vững những nội dung đã học, liên tục luyện tập các kĩ năng đã học được. Chuyển các kiến thức khoa học thành kiến thức của HS.
- Tạo hứng thú cho HS thông qua các tình huống có vấn đề.
- Tổ chức các hoạt động học tập để HS rèn luyện NLPH&GQVĐ thông qua các câu hỏi, bài tập, thí nghiệm.
- Luyện tập cho HS suy luận, phỏng đoán và xây dựng giả thuyết: + Liên tưởng tới những khái niệm đã có
+ Liên tưởng tới những hiện tượng (vấn đề) tương tự + Liên tưởng tới các mối quan hệ
+ Mở rộng phạm vi sang các lĩnh vực khác
+ Dự đoán các mối quan hệ định lượng, định tính... - Giao cho HS làm các đề tài nghiên cứu nhỏ.
- Kết hợp kiểm tra đánh giá, động viên và điều chỉnh HS kịp thời.
Việc đánh giá NLPH&GQVĐ cũng như các năng lực khác, GV cần sử dụng đồng bộ các công cụ đánh giá trên cùng với bài kiểm tra kiến thức, kĩ năng. Khi xong các công cụ đánh giá (phiếu kiểm quan sát, hồ sơ học tập,…) cần xác định rõ mục tiêu biểu hiện của năng lực cần đánh giá đề từ đó xây dựng các tiêu chí một cách cụ thể rõ ràng.