a/. Căn cứ vào qua hệ giữa cạnh cắt và phương cắt:
- Cắt gọt 2 chiều (hình a): cạnh cắt chính và phƣơng cắt vuông góc với nhau
- Cắt gọt 3 chiều (hình b): cạnh cắt chính và phƣơng cắt không vuông góc
với nhau
θ: góc nghiêng dao
Hình 1. 21.Mô tả quá trình cắt gọt 2 chiều và 3 chiều
b/. Căn cứ vào quan hệ giữa cạnh cắt chính, vận tốc cắt và phương sợi gỗ
- Cắt dọc: Cạnh cắt vuông góc với thớ gỗ, vận tốc cắt song song với thớ gỗ.
(hình 1.22.b)
- Cắt bên: Cạnh cắt song song với thớ gỗ, vận tốc cắt vuông góc với thớ gỗ. (hình 1.22.c)
Hình 1. 22.Mô tả quá trình cắt ngang, cắt dọc, cắt bên
c/. Căn cứ theo số cạnh của dao tham gia cắt gọt:
- Cắt hở: Quá trình cắt diễn ra chỉ do một cạnh cắt tham gia, chiều dài phần
tham gia cắt lớn hơn hoặc bằng chiều rộng phôi, phoi.
Hình 1. 23.Mô tả quá trình cắt hở
- Cắt kín: Quá trình cắt diễn ra chỉ do 3 cạnh cắt tham gia, chiều dài cạnh cắt
Hình 1. 24.Mô tả quá trình cắt kín
- Cắt nửa hở: Quá trình cắt diễn ra do hai cạnh cắt tham gia, chiều dài phần
tham gia cắt bằng chiều rộng phoi, nhỏ hơn chiều rộng phôi.
Hình 1. 25.Mô tả quá trình cắt nửa hở
d/. Căn cứ vào đặc điểm quá trình cắt và mục đích nghiên cứu:
Cắt gọt cơ bản: Bản chất của “dạng cắt gọt cơ bản” đƣợc xem nhƣ dạng cắt gọt diễn ra trong điều kiện đƣợc đơn giản hóa một số thông số có liên quan, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công việc nghiên cứu. Những kết quả từ việc nghiên cứu ở dạng cắt gọt cơ bản sẽ làm cơ sở để nghiên cứu các dạng cắt gọt chuyên dùng.
Cắt gọt cơ bản có các đặc điểm:
- Quá trình cắt gọt đƣợc thực hiện ở một cạnh của dao cắt, dao có dạng hình nêm, các mặt giới hạn của dao xem nhƣ mặt phẳng, các thông số góc là cố định, độ dài cạnh cắt lớn hơn chiều rộng của phôi và của phoi.
- Quỹ đạo thực là mặt phẳng, tốc độ ăn dao cố định, tốc độ cắt cố định và có hƣớng vuông góc với cạnh cắt.
- Hƣớng chuyển động, cạnh cắt của dao vuông góc hoặc song song với chiều thớ gỗ.
- Chiều dày phoi cố định.
Hình 1. 26.Mô tả 3 dạng cắt gọt cơ bản