Bài toán quản lý doanh nghiệp và vấn đề bản quyền phần mềm

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình SAAS xây dựng phần mềm quản trị tổng thể doanh nghiệp luận văn ths công nghệ thông tin 60 38 01 pdf (Trang 27 - 29)

1.7.1. Bài toán quản lý doanh nghiệp

Có thể thấy quản lý là một bài toán mà hầu hết các doanh nghiệp đều đang gặp phải, căn cứ vào yêu cầu cụ thể mà mỗi doanh nghiệp sẽ có cách giải quyết riêng của mình. Đặc biệt là trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối đầu với những thách thức lớn: thị trường, đối thủ cạnh tranh, các điều luật quốc tế,… và câu hỏi làm thế nào để có thể bán được nhiều hàng, mang lại nhiều doanh thu và lợi nhuận đang là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Đứng trước tình hình đó, các Doanh nghiệp cần phải đưa ra được những quyết sách nhanh chóng, kịp thời, chính xác và mang tầm chiến lược. Để hỗ trợ cho các quyết định đó doanh nghiệp cần thiết phải xây dựng cho mình một hệ thống quản lý phù hợp.

Ứng dụng những thành tựu phát triển vượt bậc của Công nghệ thông tin, các hãng phần mềm đã từng bước giúp các doanh nghiệp giải quyết các bài toán quản lý bằng các quy trình nghiệp vụ hiện đại, phân tích và xử lý dữ liệu tự động đưa ra các báo cáo với độ chính xác cao. Cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác nhất đến khách hàng. Từ các phần mềm đơn lẻ cho đến các phần mềm tích hợp hệ thống ERP, hay từ những website giới thiệu sản phẩm, giới thiệu công ty cho đến những hệ thống cổng thương mại điện tử, gian hàng trực tuyến (e-store) cũng đã được xây dựng, phần nào đã đáp ứng được yêu cầu khắt khe và ngày càng trở lên không thể thiếu được đối với các doanh nghiệp.

1.7.2. Vấn đề bản quyền phần mềm

1.7.2.1. Tình hình vi phạm bản quyền của Việt Nam (so sánh với thế giới)

Tháng 5/2007, BSA và IDC công bố báo cáo Piracy Study Report 2007 về tình hình vi phạm. Bản quyền phần mềm toàn cầu năm 2006. Trung Quốc giảm tỷ lệ vi phạm 4%, và giảm 10% trong 3 năm - được xem như một điểm sáng trong bức tranh vi phạm phần mềm chung. Nga cũng giảm được 3% sau 1 năm và 7% sau 3 năm. Số nước được khảo sát là 102 – tăng thêm 5 nước so vài năm trước.

Máy PC có thương hiệu được bán trong năm tăng 13%, còn máy không có thương hiệu giảm 2%. Do số các máy có thương hiệu thông thường đều có cài sẵn phần mềm bản quyền nên điều này góp phần giảm tỷ lệ vi phạm. Tuy nhiên việc phát triền Internet – đặc biệt là Internet băng rộng lại tạo điều kiện vi phạm bản quyền qua việc tải phần

mềm qua mạng nhiều hơn. Tỷ lệ vi phạm phần mềm thế giới vẫn giữ con số 35% (con số này giữ nguyên trong 3 năm qua), tổng giá trị vi phạm tăng lên 15% và đạt con số gần 40 tỷ USD.

Các nước khu vực châu mỹ La tinh, Châu Á, Ðông Âu, Trung Đông và Châu Phi tiêu thụ 1/3 số máy tính toàn cầu, nhưng chi phí mua phần mềm chỉ chiếm 10% chi phí phần mềm toàn cầu.

Báo cáo của Liên minh Doanh nghiệp Phần mềm BS cho biết tỷ lệ vi phạm của Việt nam năm 2006 là 88%, tiếp tục giảm thêm được 2% nữa trong bối cảnh tỷ lệ vi phạm trung bình của châu Á tăng thêm 1% so với năm trước – như vậy là sau 2 năm Việt nam giảm được 4%. Ðây cũng là năm đầu tiên Việt nam không còn đứng ở cuối danh sách với tỷ lệ vi phạm cao nhất thế giới nữa, mà được xếp ở vị trí trên 4 nước Zimbabwe, Azerbaijan, Moldova và Armenia, tuy nhiên do số quốc gia được đánh giá tăng lên, thứ hạng của Việt nam từ 97 tụt thêm 1 bậc thành 98. Năm trước, Zimbabwe đứng cùng vị trí cuối bảng với Việt nam, còn 3 nước Azerbaijan, Moldova và Armenia năm nay là lần đầu tiên đánh giá vào danh sách (4 nước này có tỷ lệ vi phạm bạn quyền phần mềm là 91%, 94%, 94% và 95%).

Dù giảm về % nhưng giá trị vi phạm của Việt nam tăng khá cao, từ 38 triều USD lên 96 triều USD, với mức vi phạm trung bình trên 1USD/người/năm. Nếu tính giá trị vi phạm trên đầu nguời thì mức trung bình châu Á cao hon Việt Nam 3 lần và mức trung bình thế giới cao hơn Việt Nam 6 lần.

Khu vực vi phạm Tỷ lệ 2006 (%) Tỷ lệ vi phạm 2005 (%) Tỷ lệ vi phạm 2004 (%) Giá trị vi phạm 2006 (triệu USD) Vi phạm/ người 2006 (USD) Thế giới 35 35 35 39576 ~ 6 USD Châu Á 55 54 53 11596 ~ 3 USD

Việt Nam 88 90 92 96 ~ 1 USD

Bảng 3: Tỷ lệ vi phạm bạn quyền phần mềm 2006

1.7.2.2. Hướng giải quyết tình hình vi phạm bản quyền phần mềm của Việt Nam

Một số giải pháp cho tình hình bản quyền tại Việt Nam:

1. Thúc đẩy việc tuyên truyền người dân và các doanh nghiệp tôn trọng bản quyền phần mềm.

2. Đưa ra các văn bản, quy định, điều luật chống vi phạm bản quyền và thực hiện nghiêm túc.

3. Khuyến khích doanh nghiệp sử dụng các phần mềm mã nguồn mở.

4. Mở rộng việc xây dựng các phần mềm ứng dụng mới và cho thuê qua mạng internet SaaS với giá rẻ.

Chương 2 PHẦN MỀM PHÂN PHỐI DƯỚI DẠNG DỊCH VỤ (SOFTWARE AS A SERVICE - SAAS)

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình SAAS xây dựng phần mềm quản trị tổng thể doanh nghiệp luận văn ths công nghệ thông tin 60 38 01 pdf (Trang 27 - 29)