Bài học kinh nghiệm về xây dựng và quản lý một nền báo chí của cách

Một phần của tài liệu Báo chí cách mạng việt nam từ sau cách mạng tháng tám đến cuối năm 1946 (Trang 124)

của cách mạng

Từ bức tranh sôi động và hiệu quả đạt đƣợc của dòng báo chí cách mạng thời điểm 1945 - 1946, bài học kinh nghiệm đầu tiên rút ra đƣợc là: Đảng và Nhà nƣớc phải xây dựng nhanh chóng nền báo chí của chế độ mới, trong đó vừa có tính nguyên tắc - báo chí cách mạng là trụ cột, nhƣng mềm dẻo trong chính

sách báo chí, cho phép nhiều lực lƣợng xã hội, tổ chức đƣợc quyền tự do báo chí có “điều tiết” và quản lý chặt chẽ. Bên cạnh đó, Đảng và Chính phủ Hồ Chí Minh đã xây dựng một số tờ báo trọng điểm của cách mạng, trên cơ sở kế thừa cái đã có trƣớc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đó là hai hệ thống báo của Đảng và của Mặt trận cùng các tổ chức quần chúng. Ngày nay, hệ thống báo chí của nƣớc ta đã có những bƣớc phát triển không ngừng, tuy nhiên vấn đề kế thừa những cơ quan báo trƣớc đây và cho phép thành lập những tờ báo mới là việc làm cần đƣợc tiếp tục phát huy trong thời kỳ bùng nổ thông tin, hội nhập và phát triển.

Qua 83 năm ra đời, phát triển, từ báo Thanh niên - tờ báo cách mạng đầu tiên do Bác Hồ kính yêu sáng lập, rèn luyện, và sau 63 năm kể từ ngày báo chí cách mạng vƣơn lên giữ địa vị thống trị, tồn tại công khai hợp pháp trong lòng xã hội mới, đến nay, báo chí cách mạng nƣớc ta đã có sự trƣởng thành vƣợt bậc. Cả nƣớc có 687 cơ quan báo chí, hơn 800 báo, tạp chí in, báo trực tuyến, đài phát thanh, truyền hình. Gần 15.000 nhà báo, hàng nghìn cán bộ, kỹ sƣ, nghệ sĩ, nhân viên làm việc trong các cơ quan báo chí và hàng chục nghìn ngƣời khác là cộng tác viên, nhân viên, lao động tham gia các công đoạn in ấn, tiếp thị, quảng cáo, phát hành, sống chủ yếu bằng dịch vụ nghề báo. So với năm 1986 - thời điểm đất nƣớc ta bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới thì số lƣợng các cơ quan báo chí, số lƣợng báo, đài, tạp chí và đội ngũ những ngƣời làm báo hiện nay tăng từ ba đến bốn lần; nếu so với năm 2001, các chỉ số này tăng từ 1,3 đến 1,4 lần. Nhìn trên tổng thể, báo chí nƣớc ta đã có bƣớc phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ về nhiều mặt: tăng loại hình; tăng số lƣợng cơ quan báo chí; tăng số đầu báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình, ấn phẩm, chƣơng trình; tăng chất lƣợng nội dung, hình thức, công nghệ in ấn, truyền tải thông tin; tăng số lƣợng, phạm vi phát hành, phạm vi phủ sóng; tăng số lƣợng nhà báo và đội ngũ những ngƣời làm việc trong các cơ quan báo chí; tăng số lƣợng công chúng báo chí, đặc biệt là công chúng ở ngoài nƣớc; tăng nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ... Phần lớn các cơ quan báo chí hoạt động đúng tôn chỉ, mục

đích, định hƣớng chính trị, thực hiện tốt chức năng vừa là cơ quan ngôn luận của Ðảng, Nhà nƣớc, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, vừa là diễn đàn của nhân dân. Báo chí đã tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đƣờng lối của Ðảng, pháp luật, chính sách của Nhà nƣớc; thông tin, cổ vũ phong trào hành động cách mạng, phản ánh tâm tƣ, nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân; phát hiện, cổ vũ nhân tố mới, điển hình tiên tiến, thành quả của công cuộc đổi mới; tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, chống thông tin, quan điểm sai trái, chống âm mƣu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực cơ hội, thù địch; góp phần quan trọng vào quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới; là chiếc cầu nối Việt Nam với bạn bè thế giới, mở rộng tầm nhìn, giao lƣu, hội nhập với bên ngoài… Tuy nhiên hiện nay việc xây dựng và triển khai thực hiện chiến lƣợc thông tin quốc gia còn lúng túng; công tác quy hoạch, phát triển báo chí còn chậm, chƣa làm rõ lộ trình, bƣớc đi cho từng năm. Việc cho ra báo, tạp chí, đặc san, phụ san, chuyên đề, dịch vụ truyền hình cáp…còn thiếu chặt chẽ, đôi khi dễ dãi. Một số cơ quan báo chí ra thêm ấn phẩm, chuyên san, phụ san, chuyên đề… có nội dung không bổ ích, không thiết thực, thậm chỉ vô bổ, lệch lạc, gây tốn kém, lãng phí, nhƣng vẫn đƣợc cấp giấy phép hoạt động. Lại có trƣờng hợp cấp phép rồi, qua hoạt động thấy không có lợi, thậm chí vi phạm, sai phạm nhiều lần mà vẫn không bị xử lý. Hệ thống báo chí của ta hiện nay còn nhiều điểm bất hợp lý cồng kềnh, trùng lặp về nội dung, nặng về bao cấp, gây lãng phí tốn kém. Chúng ta nhớ tại thời điểm 1945-1946, Đảng, Nhà nƣớc và Chính phủ Hồ Chí Minh đã đặc biệt quan tâm đến công tác xuất báo báo chí, tạo thành một mặt trận chủ lực, mỗi tờ báo cách mạng đều hoạt động hiệu quả theo tôn chỉ đặt ra, tạo thành một binh đoàn hùng mạnh góp phần đƣa dân tộc thoát khỏi tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Vì vậy, bài học về lựa chọn xuất bản những tờ báo thích ứng với giai đoạn cách mạng mới chắc chắn rất cần thiết trong thời kỳ hiện nay. Từ nay đến năm 2010, chúng ta nỗ lực phấn đấu đƣa đất nƣớc ra khỏi tình trạng kém phát triển để đến năm 2020, về cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo

hƣớng hiện đại. Báo chí đã đi tiên phong trong sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, báo chí cần đổi mới và phát triển mạnh mẽ hơn nữa vì công cuộc đổi mới và phát triển đất nƣớc. Chúng ta cần phát huy những tờ báo đã và đang hoạt động hiệu quả trong công tác thông tin tuyên truyền và xuất bản những tờ báo mới đáp ứng nhanh nhạy thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa. Để làm đƣợc điều đó, Nhà nƣớc cần bổ sung một số nội dung mới của Chiến lƣợc thông tin quốc gia đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020; hoàn chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển báo chí. Trên cơ sở rà soát chức năng, nhiệm vụ từng cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí, khẩn trƣơng xây dựng đề án đổi mới, sắp xếp lại hệ thống các cơ quan báo chí cả nƣớc, của từng bộ ngành, đoàn thể, địa phƣơng, đơn vị theo hƣớng hợp lý, tinh gọn, thiết thực, hiệu quả. Nên chăng, phân chia các cơ quan báo chí thành hai bộ phận tùy theo tôn chỉ, mục đích, đối tƣợng phục vụ: bộ phận thông tin tuyên truyền và bộ phận thƣơng mại. Bộ phận thông tin tuyên truyền đƣợc hƣởng một số chính sách ƣu đãi của Nhà nƣớc, nhất là báo - đài của các tổ chức chính trị - xã hội làm nhiệm vụ công ích. Bộ phận thƣơng mại hoạt động nhƣ các doanh nghiệp, làm các nghĩa vụ thuế và các khoản đóng góp cho ngân sách. Kiên quyết xử lý, thu gọn các báo, tạp chí xét thấy không cần thiết, hoạt động không đúng hoặc trùng lặp về tôn chỉ, mục đích, để yếu kém, sai phạm kéo dài. Đồng thời sắp xếp lại hệ thống các đài phát thanh-truyền hình cấp tỉnh; chấn chỉnh hoạt động các đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện; tăng cƣờng quản lý nội dung và tài chính các đài truyền hình cáp, truyền hình trả tiền; triển khai thí điểm xây dựng tập đoàn truyền thông.

Báo trực tuyến đang là loại hình báo chí phát triển nhanh nhất, là hình thức truyền thông đa phƣơng tiện có ảnh hƣởng đến thói quen độc giả, hình thành xu thế mới: độc giả không chỉ là ngƣời tiếp thu thông tin mà còn trực tiếp trao đổi, phản hồi thông tin của báo. Ngoài những vai trò đối với xã hội nhƣ các loại hình báo chí khác, báo trực tuyến có ƣu thế đặc biệt là ra đời gắn với những thành tựu của công nghệ thông tin hiện đại, truyền tin tức thời trên môi trƣờng mạng. Báo trực tuyến đặc biệt tiện lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ thông tin

đối ngoại để tuyên truyền phổ biến chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, quảng bá các giá trị văn hóa Việt Nam trên trƣờng quốc tế, nâng cao dân trí, phát triển kinh tế của đất nƣớc. Vì vậy, cần đổi mới nội dung, phƣơng thức chỉ đạo, quản lý của các cơ quan Nhà nƣớc đối với báo chí trực tuyến; xây dựng các tờ báo trực tuyến ở nƣớc ta có kỹ thuật và công nghệ hiện đại, đúng đắn, chân thực, phong phú về nội dung, sắc bén về tính định hƣớng, tính chiến đấu, có tính văn hóa, nghiệp vụ cao, thực sự là vũ khí chính trị tƣ tƣởng quan trọng, sắc bén của Đảng, Nhà nƣớc, các đoàn thể, phục vụ đắc lực sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ngay khi chính quyền mới đƣợc thành lập, Chính phủ nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để quản lý và điều hành mọi hoạt động thông tin tuyên truyền. Những văn bản pháp luật đó đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác lãnh đạo và quản lý toàn hộ hoạt động báo chí thời điểm 1945 - 1946. Vì vậy, ngày nay để quản lý đƣợc một nền báo chí hoạt động hiệu quả và có định hƣớng, Nhà nƣớc ta cần có những văn bản về pháp luật báo chí có tính hoàn chỉnh, đầy đủ và khoa học. Đồng thời, cần không ngừng nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện luật báo chí nƣớc ta sao cho thích hợp với đời sống báo chí thực tiễn, tiếp thu có chọn lọc những văn bản pháp luật về báo chí ở các nƣớc có nền báo chí phát triển trên thế giới.

Báo chí cách mạng thời điểm 1945 - 1946 hoạt động trong một môi trƣờng có nhiều dòng báo chí khác nhau nhƣng vẫn chiếm địa vị chủ đạo trên mặt trận tƣ tƣởng. Dù các đảng phái, các thế lực thù địch luôn ra sức tuyên truyền chống phá chính quyền cách mạng, nhƣng báo chí cách mạng dƣới sự lãnh đạo của Đảng ta vẫn tạo chổ đứng vững chắc trong lòng công chúng độc giả. Nhờ vậy, nó đã tổ chức toàn dân thực hiện những nhiệm vụ cách mạng khẩn thiết ở tình thế nƣớc sôi lửa bỏng, là trợ thủ đắc lực cho Đảng ta lèo lái con thuyền cách mạng vƣợt qua bao sóng gió dồn dập. Tuy nhiên hiện nay, một bộ phận không nhỏ những ngƣời làm báo, kể cả một số cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí chƣa quán triệt đầy đủ, sâu sắc đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính

sách, pháp luật của Nhà nƣớc, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan báo chí và ngƣời làm báo. Đã xuất hiện trên một số tờ báo, tạp chí những ý kiến, bài viết vô tình hay cố ý đi chệch hƣớng chính trị: hoài nghi, phê phán hay phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; đòi xem xét lại hoặc xóa bỏ Điều 4 của Hiến pháp; tán thành, cổ vũ quan điểm đa nguyên về chính trị, đa đảng đối lập; cho rằng Đảng cộng sản Việt Nam “giáo điều”, “tƣ duy lạc hậu”, “thiếu trí tuệ và bản lĩnh”, “bỏ qua thời cơ vàng" mà lịch sử đem đến; đòi lật lại một số vấn đề lịch sử đã đƣợc kết luận; đƣa tin không đúng, thậm chí xuyên tạc đời tƣ lãnh tụ; kiến nghị “khôi phục quy chế độc lập cho báo chí”, mở diễn đàn bàn thảo, tranh luận nhiều vấn đề nhạy cảm lẽ ra cần có thời gian nghiên cứu, đánh giá, kết luận, làm cho ngƣời đọc phân tâm, hoài ngghi. Một số cơ quan báo chí chƣa bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nƣớc, của ngành, địa phƣơng, đoàn thể mình. Chƣa quan tâm đúng mức đến việc phản ánh các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, tăng cƣờng quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng các đoàn thể chính trị; chƣa coi trọng nêu gƣơng, cổ vũ nhân tố mới, điển hình tiên tiến, ngƣời tốt việc tốt, tạo khí thế, niềm tin để thực hiện các quyết sách lớn của Đảng và Nhà nƣớc. Một số tờ báo có biểu hiện sa đà khi phản ánh các vụ án, mặt tiêu cực, mặt trái và non yếu của xã hội, thậm chí tiết lộ bí mật quốc gia, tạo tƣ liệu, chứng cứ để các thế lực thù địch khai thác, vu cáo, đả kích ta về các vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo. Làm “nóng” các vấn đề kinh tế-xã hội một cách thiếu ý thức, thậm chí vô trách nhiệm chỉ vì mục đích câu khách, để bán đƣợc nhiều báo. Khi thể hiện, không chú ý cân nhắc liều lƣợng, mức độ, thời điểm, hình thức trình bày, tiêu đề bài viết, cân nhắc mặt lợi hại của thông tin. Khuynh hƣớng tƣ nhân hóa báo chí, tƣ nhân núp bóng nhà nƣớc để ra báo, tạp chí, phụ san, chuyên san, mạng truyền hình cáp… bị cơ quan chủ quản hay cơ quan báo chí “bán cái”, bị tƣ nhân chi phối hoặc thao túng. Tất cả những tồn tại trên đây cần sớm đƣợc các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về báo chí khắc phục, uốn nắn kịp thời để đƣa báo chí về hoạt động theo đúng quỹ đạo và đƣờng lối do Đảng ta vạch ra. Đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nƣớc đối với báo chí, trƣớc hết là do yêu cầu phát triển của đất

nƣớc, của chính báo chí; tạo bƣớc đột phá trong nhận thức và hành động, nội dung và phƣơng thức lãnh đạo, quản lý báo chí nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nƣớc về báo chí với mục tiêu là đảm bảo thông tin báo chí đúng định hƣớng, đúng pháp luật, phục vụ có hiệu quả cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, phù hợp với lợi ích của nhân dân, của quốc gia. Để báo chí nƣớc ta phát triển mạnh mẽ, vững chắc trong những năm tới, các cơ quan báo chí và những ngƣời làm báo cần quán triệt quan điểm có tính nguyên tắc: Báo chí đặt dƣới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, vừa là tiếng nói của Đảng, Nhà nƣớc, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, vừa là diễn đàn của nhân dân; tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp mới. Tăng cƣờng tính Đảng, tính tƣ tƣởng, tính nhân dân, tính chiến đấu, tính văn hóa; vừa kiên trì giữ vững bản chất cách mạng, vừa nổ lực vƣơn lên để theo kip trình độ phát triển của báo chí khu vực và thế giới.

Nhân tố quyết định sự thành công của báo chí cách mạng Việt Nam những năm 1945 - 1946 phải kể tới sự đóng góp của đội ngũ những ngƣời làm báo lúc bấy giờ. Nghề báo đã đƣợc chuyên môn hóa thực sự từ sau năm 1945. Hàng loạt những nhà báo tên tuổi đã có mặt ở những nơi nóng bỏng của cuộc sống, viết nên nhiều tác phẩm báo chí xuất sắc, ghi dấu ấn ở thời điểm lịch sử quan trọng của dân tộc. Cùng với những tên tuổi nhà báo đã rạng danh trƣớc đó, đã có thêm nhiều gƣơng mặt mới, nhƣ: Trƣờng Chinh, Xuân Thủy, Tố Hữu, Hoàng Tùng, Nguyễn Thành Lê, Lƣu Văn Lợi, Hồng Chƣơng, Thép Mới. Huỳnh Văn Tiểng, Trần Lâm, Hồng Hà, Trần Bạch Đằng, Trần Văn Giàu… Thế hệ trƣớc xây nền đắp móng cho thế hệ sau; thế hệ sau tiếp bƣớc xứng đáng những ngƣời đi trƣớc và tạo sinh lực mới cho thế hệ tiếp theo. Đảng ta lúc bấy giờ đã nhanh chóng cử nhiều cán bộ có kinh nghiệm trực tiếp nắm báo chí và trực tiếp làm báo, đồng thời chăm lo bồi dƣỡng ngòi bút của họ. Bài học kinh nghiệm có thể rút ra là, chúng ta cần quan tâm phát triển đội ngũ những ngƣời

Một phần của tài liệu Báo chí cách mạng việt nam từ sau cách mạng tháng tám đến cuối năm 1946 (Trang 124)