Giới thiệu một số tờ báo cách mạng tiêu biểu thời điểm 1945-1946

Một phần của tài liệu Báo chí cách mạng việt nam từ sau cách mạng tháng tám đến cuối năm 1946 (Trang 30)

2.1.1. Cờ giải phóng

Cờ giải phóng là cơ quan tuyên truyền cổ động của Trung ƣơng Đảng cộng sản Đông Dƣơng kể từ khi ra đời cho đến khi đình bản. Chặng đƣờng phát

triển của tờ Cờ giải phóng gắn với những bƣớc đi sau: Xuất thân từ tờ Giải phóng ra đời năm 1941, là cơ quan ngôn luận của Xứ

ủy Bắc Kỳ. Kể từ ngày 10.10.1942 tờ Giải phóng của Xứ ủy Bắc Kỳ đƣợc chuyển thành cơ quan ngôn luận của Trung ƣơng Đảng và đổi tên thành Cờ giải phóng. Sự thay đổi tên gọi cũng nhƣ sự phát triển về quy mô, tổ chức, tầm quan trọng làm cho tờ Giải phóng trở thành Cờ giải phóng tồn tại bí mật bất hợp pháp trong lòng xã hội cũ trƣớc năm 1945. Số 1 đến số 2 của báo cách nhau 10 tháng rƣỡi, sau đó, rút ngắn dần khoảng cách xuống 6 tháng, 2 tháng và từ sau cuộc đảo chính (9.3.1945), xuống còn 1 tháng. Mỗi số in hơn 100 bản ở các cơ sở bí mật đặt ở Hà Đông, Bắc Ninh, Phúc Yên, ngoại thành Hà Nội. Cờ giải phóng

tuyên truyền đƣờng lối chính trị của Đảng theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám của Trung ƣơng Đảng (nổi lên là lập Mặt trận dân chủ chống phát xít, liên minh với phái Đờ Gôn) tháng 2.1943 và Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Báo cổ động các hình thức tổ chức và đấu tranh thích hợp với từng lúc, nhất là từ tháng 3.1945 (số 11 ngày 25.3). Báo chăm lo công tác xây dựng Đảng, có mục “Vấn đáp về chính sách của Đảng”, “Sinh hoạt của Đảng”; đề cao gƣơng hy sinh của các liệt sĩ, phê bình những nhận thức không đúng về chính sách của Đảng, hoạt động chia rẽ nội bộ Đảng ( bài “Để thống nhất đảng bộ Nam Kỳ”, “Hãy kịp đi vào đƣờng lối”, số 15); chỉ đạo những hoạt động cụ

thể về chống khủng bố, chuẩn bị khởi nghĩa, đấu tranh chống các quan điểm tờrốtxkit ( bài “Một con quỷ trên con đƣờng mác-xít”, số 10 ngày 28.1.1945); chống quan điểm văn nghệ xa lánh chính trị (bài “Là thi sĩ”, số 4 ngày 18.4.1944); làm rõ sách lƣợc đúng đắn liên minh với phái Đờ Gôn, lập Mặt trận dân chủ thống nhất chống Nhật ở Đông Dƣơng, phê phán thái độ chính trị sai lầm của phái này. Về quốc tế, báo có những bài viết về Mặt trận thứ hai, phong trào cách mạng châu Âu, phong trào dân chủ ở Hy Lạp, kháng chiến chống Nhật của nhân dân Tàu, phát xít Đức sụp đổ… Với một khuôn khổ hẹp, in thô sơ, Cờ giải phóng đăng những bài viết về tình hình, chính sách quan trọng nhất của Đảng ta trong đấu tranh cách mạng; chỉ đạo tƣ tƣởng, chính trị cho suy nghĩ và hành động đúng đối với toàn đảng và toàn bộ phong trào. Những bài viết ấy ký tên C.G.P, Trƣờng - Chinh, Tân Trào là bút danh của Tổng bí thƣ Trƣờng Chinh. Hoạt động bí mật bất hợp pháp nên họat động của tờ Cờ giải phóng diễn ra trong phạm vi rất hạn chế. Nó còn chịu quy định bởi quan điểm những ngƣời điều hành báo. Ngƣời ta cho rằng Cờ giải phóng là cơ quan ngôn luận của Trung ƣơng Đảng, vai trò của tờ này chỉ dừng lại ở việc chỉ đạo công tác cách mạng cho cán bộ Đảng, tổ chức Đảng từ đơn vị huyện trở lên. Vì vậy tất cả thông tin đƣợc phản ánh trên báo trƣớc năm 1945 nặng về công tác chỉ đạo cách mạng. Phạm vi của nó chỉ thu hẹp lại trong nội bộ Đảng, từ ủy viên trở lên. Họat động của báo trƣớc năm 1945 phản ánh tình hình chính trị trong nƣớc và thế giới đồng thời gắn với các bƣớc chuẩn bị của cách mạng tiến tới chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền năm 1945.

Từ Cách mạng Tháng Tám về sau, báo ra số đầu tiên công khai là số 16, phát hành tại Hà Nội vào ngày 12.9.1945. Số cuối cùng là số 33 ra ngày 18.11.1945. Thời gian này Cờ giải phóng ra mỗi tuần 2 số nhƣng không đều kỳ, mỗi số 2 trang, khổ báo 32x50cm. Trong tình hình mới, báo vẫn do Tổng bí thƣ Trƣờng Chinh trực tiếp chỉ đạo biên tập; cán bộ đƣợc tăng thêm, điều kiện làm việc thuận lợi hơn. Tòa soạn đặt ở 44 phố Hàng Bồ, nhƣng chỉ là nơi giao dịch bình thƣờng, luôn luôn cảnh giác, đề phòng bọn phản cách mạng tiến công, đánh

phá. Nhƣ vậy, tờ Cờ giải phóng chỉ tồn tại ở vị trí công khai hợp pháp trong lòng chế độ xã hội mới trong vòng 2 tháng thì tự đình bản. Nguyên nhân đơn giản là do tình hình chính trị phức tạp, Đảng cộng sản Đông Dƣơng tuyên bố tự giải tán do sức ép của các tổ chức chính trị khác. Cờ giải phóng là cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản nên không có lý do tồn tại khi Đảng cộng sản giải tán.

Cờ giải phóng là một tờ báo lý luận có tầm cỡ. Những vấn đề của tờ báo là những chuyện sinh tử với vận mệnh một dân tộc, một cuộc cách mạng. Linh hồn của tờ báo là Trƣờng Chinh, sau khi Hoàng Văn Thụ- ngƣời sáng lập báo đã hy sinh, viết những bài quan trọng nhất cho các số báo. Cờ giải phóng còn có sự đóng góp của những cây bút xuất sắc khác của đội ngũ làm báo Đảng nhƣ: Lê Quang Đạo, Nguyễn Thành Lê, Hoàng Tùng…

Số đầu tiên ra mắt ở Hà Nội, Cờ giải phóng đăng Tuyên ngôn độc lập và bài bình luận quan trọng “Cách mạng hay đảo chính” của Trƣờng Chinh, bác bỏ luận điệu xuyên tạc của một bọn ngƣời phủ nhận Cách mạng Tháng Tám, cho đó chỉ là một cuộc đảo chính. Đứng trƣớc nhiều vấn đề có tính chất thời sự nóng bỏng khi chính quyền cách mạng mới thành lập, các lực lƣợng phản động quốc tế liên minh với các tổ chức và phần tử phản quốc trong nƣớc gây khiêu khích, chống phá chính quyền cách mạng, Đảng ta lên tiếng biểu thị thái độ qua các báo, chủ yếu là báo Cờ giải phóngCứu quốc. Việc Pháp âm mƣu trở lại xâm lƣợc Việt Nam, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bắt đầu từ Nam Bộ và nhiệm vụ của ta, là những chủ đề nổi bật qua nhiều số báo Cờ giải phóng, thu hút sự chú ý đặc biệt của đồng bào cả nƣớc. Tổng bí thƣ Trƣờng Chinh, tác giả của những bài chính luận đanh thép, sắc bén, nảy lửa: “Ta sẽ thắng và đập tan luận điệu của giặc Pháp” (số 2 ra ngày 30.9.1945), Lại đánh và vạch mặt Á-ly (số 24 ra ngày 11.10.1945), “Hoan nghênh cuộc biểu tình của ngƣời Pháp ở Gò Vấp, phản đối thủ đoạn bất nhân của thực dân Pháp, đòi trả lại độc lập cho ngƣời Việt Nam” (số 26 ra ngày 19.10.1945)… Cờ giải phóng còn có chuyên mục “Muốn hiểu chủ nghĩa cộng sản” đăng nhiều kỳ. Chủ tịch Hồ Chí Minh

đích thân viết một loạt bài cho chuyên mục này, đăng liên tục từ số 17 đến số 22.

Bài báo cuối cùng có tên “Mấy lời từ biệt” đăng ở số 33 (ra ngày 18.11.1945). Trong bài báo này, Cờ giải phóng đã thông báo cho công chúng độc giả biết sự đình bản của mình với nguyên nhân là đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó trong giai đọan vừa qua. Nét đáng chú ý là âm hƣởng của nó vang lên một cách tự hào, kiêu hãnh giúp mọi ngƣời hiểu rằng mặc dù Cờ giải phóng

không còn tồn tại nhƣng cái hồn của Cờ giải phóng và tất cả những gì ở tờ báo vẫn sẽ còn đến trực tiếp với độc giả:

“MẤY LỜI TỪ BIỆT

Đảng cộng sản Đông Dƣơng đã tự ý giải tán. Cờ giải phóng, cơ quan của Đảng, từ biệt bạn đọc từ nay.

Luôn bốn năm tranh đấu bí mật trong những điều kiện hết sức gian nan.

Cờ giải phóng mới ra ánh ánh sáng công khai đƣợc ngoài hai tháng. Trong thời gian ngắn ngủi ấy, Cờ giải phóng đã làm đƣợc những gì? Nó vừa kiến thiết vừa phá hoại, vừa đề nghị vừa chỉ trích. Ráng hết sức thống nhất mặt trận dân tộc chống Pháp xâm lƣợc, nó bồi bổ đức tự tin của đồng bào đối với sự nghiệp cứu nƣớc, và khêu gợi chí căm hờn của toàn dân đối với họa Pháp xâm lăng. Nó kiên quyết tẩy trừ những tàn tích xấu xa của chế độ cũ, đặng gom góp một phần vào việc xây dựng chính quyền mới. Riêng về Đảng, nó vừa tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản, vừa xúc tiến công việc phát triển hàng ngũ cách mạng của giai cấp vô sản - giai cấp tiền phong.

Ngày nay, vì mục đích tối cao của Tổ quốc, Cờ giải phóng phải xa các bạn. Nhƣng con đƣờng giải phóng dân tộc đã vạch rõ. Các bạn hãy dũng cảm tiến lên!

Và nhẹ gót vƣợt mọi khó khăn, trở ngại, các bạn sẽ mĩm cƣời tin tƣởng ở vận mệnh giống nòi cũng nhƣ ở tiền đồ nhân loại, vì Cờ giải phóng luôn luôn phấp phới trong tâm hồn các bạn”.

2.1.2. Sự thật

Sự thật ra đời sau khi Cờ giải phóng tuyên bố đình bản. Tôn chỉ, mục đích gắn với tiếng nói của Hội nghiên cứu chủ nghĩa Các Mác ở Đông Dƣơng. Sự kiện này giúp chúng ta rút ra hai vấn đề: Thực chất của Sự thật là tiếp nối của

Cờ giải phóng trong giai đoạn mới. Đây là cơ quan ngôn luận của Trung ƣơng Đảng và nó phải tồn tại dƣới hình thức của Hội nghiên cứu chủ nghĩa Các Mác vì lí do lịch sử, chính trị, xã hội. Tìm hiểu báo Sự thật là tìm hiểu ngôn luận của Đảng trong thời gian báo tồn tại. Số 1 ra ngày 5.12.1945 và tự đình bản đầu năm 1951 khi Đảng cộng sản Việt Nam ra công khai dƣới tên gọi Đảng lao động Việt Nam. Quá trình thông tin phản ánh của Sự thật gắn với quan điểm của Đảng về các vấn đề xã hội trong khoảng thời gian 1946-1951. Sự phát triển của Sự thật

có thể đƣợc chia ra hai giai đoạn: giai đoạn xuyên suốt năm 1946 và giai đoạn 1947-1951. Tổng bí thƣ Truờng Chinh trực tiếp chỉ đạo báo. Chủ nhiệm danh nghĩa là Phạm Văn Khoa, sau là Nguyễn Lƣơng Hoàng. Toàn bộ cán bộ của Cờ giải phóng chuyển sang làm báo Sự thật và bổ sung những cán bộ mới. Trụ sở tòa soạn lúc đầu đặt ở 55 phố Hàng Đào, sau chuyển đến 127 phố Bà Triệu, rồi 24 phố Phan Châu Trinh. Báo in lúc đầu 4 trang; số 15 dịp Tết Bính Tuất 8 trang; từ ngày 20.2.1946 (số 18) có 2 trang, riêng số 23 ngày 3.3.1946 có 4 trang. Về kỳ hạn, từ một tuần hai kỳ, lên ba kỳ, xuống một kỳ rồi trở lại hai kỳ. Báo in khổ rộng, nhiều tranh ảnh, kỹ thuật in hiện đại. Ngay trong bài “Phi lộ” ở số báo đầu tiên, Sự thật đã trình bày đƣờng lối chung của tờ báo:

“Nhân dân Đông Dƣơng đang kháng chiến. Muốn thắng lợi phải chống ách bè phái và mọi mƣu mô chia rẽ đặng củng cố mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm lƣợc.

Sự thật ra đời cốt để góp một phần vào công cuộc ấy. Sự thật sẽ kiên quyết thẳng thắn nói thật những điều đáng nói mặc dù phải mất lòng những kẻ vì hoài nghi hay ích kỷ không chịu thừa nhận rằng: Khối đoàn kết giữa các tầng lớp nhân dân, giữa các dân tộc nhân dân là một Sự thật; cuộc kháng chiến anh dũng và có kết quả của đồng bào Nam Bộ, của liên quân Việt - Lào là một Sự

thật; sức ủng hộ của giai cấp cần lao và của các dân tộc yêu chuộng tự do hòa bình trên thế giới đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Đông Dƣơng và Nam Dƣơng là một Sự thật.

Hơn nữa trong lúc các bạn đồng nghiệp, cùng các tầng lớp đồng bào tranh đấu cho nền độc lập của Tổ quốc, Sự thật không quên vạch rõ cho mọi ngƣời thấy cái Sự thật cơ bản rằng: muốn mƣu tự do hòa bình và hạnh phúc cho tất cả loài ngƣời, cho mỗi dân tộc, cho giai cấp công nhân, chỉ có một con đƣờng là thực hiện triệt để chủ nghĩa Các Mác.

Và muốn thế, Sự thật cũng không quên vạch mặt bọn cách mạng đầu lƣỡi, bọn tờrốtxkit đang xuyên tạc chủ nghĩa Các Mác, làm cho chủ nghĩa Các Mác vô cùng linh động ấy biến thành một học thuyết khô khan xa hẳn đại chúng và xa hẳn thực tế.

Con đƣờng đã vạch rõ, Sự thật mạnh dạn tiến bƣớc cùng bạn đọc thân yêu bênh vực Sự thật, hy sinh cho Sự thật, đấu tranh vì Sự thật”.

Qua nội dung chuyển tải, Sự thật đứng ở mũi nhọn của những vấn đề chính trị lớn: vạch mặt bọn phản động trong Việt Nam quốc dân đảng và báo

Việt Nam của chúng; cổ động nhân dân tham gia cuộc tổng tuyển cử đầu tiên; giải thích ý nghĩa của việc thành lập Chính phủ Liên hiệp lâm thời, sau là Chính phủ Liên hiệp kháng chiến; mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, tập hợp các lực lƣợng bên trong, tìm bạn đồng minh bên ngoài; chống mọi thủ đoạn xảo trá của bọn thực dân Pháp ở Đông Dƣơng và thế lực thực dân trong Chính phủ và Quốc hội Pháp ngoan cố theo đuổi âm mƣu xâm lƣợc, phá các cuộc hòa đàm và các điều thỏa thuận giữa hai bên; sơ kết cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Nam Bộ và Nam Trung Bộ, cổ vũ cả nƣớc hƣớng về miền Nam chiến đấu, chuẩn bị cho kháng chiến toàn quốc; tổng kết cuộc Cách mạng Tháng Tám; ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Inđônêxia, Philippin chống chủ nghĩa đế quốc. Những bài xã luận, bình luận chính trị quan trọng nhất đều do đồng chí Trƣờng Chinh viết, có tác dụng chỉ đạo tƣ tƣởng, chính trị cho toàn Đảng và nhân dân ta; cho các báo chí, đài phát thanh làm chổ dựa tuyên truyền (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong nƣớc và ra nƣớc ngoài. Ban đầu, trang 1 của tờ báo thƣờng có các mục: xã luận về các vấn đề quan trọng trong và ngoài nƣớc, các thông cáo, sắc lệnh của chính phủ, các bộ ngành và tin tức khẩn thiết có liên quan trực tiếp tới xã hội nƣớc ta, các bài nghiên cứu về triết học, chính trị tƣ tƣởng. Trang 3 báo đăng các bài viết về các vấn đề quốc nội, kinh nghiệm sản xuất ở các địa phƣơng, tình hình chiến sự, chân dung tiểu sử sự nghiệp của các nhà cách mạng Việt Nam và nƣớc ngoài, không giới hạn về hệ tƣ tƣởng. Trang 4 tổng kết tình hình trong và ngoài nƣớc. Khi số trang tăng lên, nhiều bài viết về các vấn đề văn hóa xã hội đƣợc đề cập nhƣ hàng loạt bài viết về phƣơng pháp xóa nạn mù chữ, biện pháp quản lý đê điều, vấn đề giảm địa tô, chế độ mới… Mục “Bạn hỏi Sự thật trả lời” đƣợc quần chúng nhân dân quan tâm, đó là chiếc cầu nối giữa công chúng bạn đọc với tờ báo và Trung ƣơng Đảng. Trang văn học nghệ thuật có một số nhạc phẩm của Văn Cao, Lê Hữu Phƣớc, ghi chép của Nam Cao, thơ của Tố Hữu, Thôi Hữu, Bùi Công Trừng…

Sự thật xuất bản đƣợc 69 số thì cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Cơ quan phải di chuyển khỏi Hà Nội, qua nhiều nơi ở Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Cạn rồi Thái Nguyên. Trong điều kiện bắt đầu kháng chiến rất khó khăn, Sự thât ngừng xuất bản 3 tháng rồi tiếp tục ra báo. Về sau, số sau cách số trƣớc cũng không ổn địnhh, có khi đến một tháng. Sự thật về danh nghĩa là cơ quan tuyên truyền kháng chiến của Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dƣơng. Số trang báo cũng rất thất thƣờng, tùy theo khả năng cung cấp vật tƣ và điều kiện in. Mạng lƣới giao thông vận tải bị phong tỏa đã hạn chế rất nhiều đến phạm vi phát hành. Lƣợng báo phát hành cũng bị thu hẹp. Ngoại trừ những trƣờng hợp đặc biệt, mỗi số báo ra không quá 1 ngàn bản. Để tiện cho việc vận chuyển, Sự thật lúc này ra khổ nhỏ (dạng vở học sinh). Các trang mục của báo cũng ổn định và phong phú hơn trƣớc nhƣ: mục “Thi đua” , “Nhìn ra thế giới”, “Tài liệu nƣớc ngoài” ... Trên mặt báo đã xuất hiện các cuộc tranh luận xoay quanh các vấn đề: tƣ pháp, giáo dục, văn hóa… Sự thật cũng phát động các cuộc thi văn nghệ

Một phần của tài liệu Báo chí cách mạng việt nam từ sau cách mạng tháng tám đến cuối năm 1946 (Trang 30)