- Bằng thiết bị đo CMXA44 và phần mềm phân tích phổ tần số dao động cho chúng ta thấy rằng phổ tần số thu được từ thiết bị đo của cặp truyền động bánh răng phản ánh đúng tình trạng của chúng và phù hợp với các phổ chuẩn mà các nhà sản xuất cung cấp.
- Để thu được kết quảđo tốt, một hệ giám sát dao động bánh răng thích hợp nhất là dùng đầu dò gia tốc kế kết hợp với bộ kiểm tra tín hiệu sao cho có thể chia tín hiệu phức tạp thành phân đoạn (dải). Đối với những bộ bánh răng lớn hơn, để có kết quả tốt nhất, cần dùng hai gia tốc kế gắn chặt vào vỏ hộp số, tại vùng có độ cứng tối đa hoặc tại phần cuối khớp nối của hai trục vào và ra – một trục tốc độ cao và một trục tốc độ thấp.
- Phương pháp phân tích hiệu quả là
Tín hiệu thu được từ thiết bịđo được chia thành các dải và điều này được thực hiện với các bộ lọc. Dải đầu tiên, có chứa tần số quay của cả hai trục, sẽ bắt đầu từ nửa tốc độ vận hành thấp nhất và trải rộng đến bốn hoặc năm lần trục tốc độ cao. Thêm vào đó, để loại trừ các tần số không cần thiết, tín hiệu này nên được tích phân thành vận tốc để làm nổi bật tính chất tần số thấp của việc rotor không cân bằng, phổảo của bánh răng và vấn đề không đồng tâm.
Dải tiếp theo nên chứa đựng các tần số từ khoảng 1 kHz đến dưới tần số ăn khớp răng. Trong dải này thường chứa đựng một thành phần trùng khớp với cộng hưởng của chính phần tử bánh răng. Trong trường hợp này, triệu chứng chính của vấn đề bánh răng là sự tăng trưởng đột ngột trong biên độ tại những tần số giữa, còn cả hai lần tần số thấp và cao lại tương đổi không có gí thay đổi.
Dải thứ ba, chứa tần sốăn khớp răng, khoảng bốn hoặc năm lần tần số quay của trục có vận tốc cao. Tần số khớp răng chính là tần số xác định rõ ràng tình trạng của bánh răng.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Hầu hết các vấn đề hỏng hóc trên máy và thiết bị công nghiệp khi sắp xảy ra đều phát ra các tín hiệu báo động rất sớm dưới dạng dao động và vài tín hiệu này có thể nhận dạng được tại các tần sốđặc biệt.
Dao động chính là chìa khoá để mở cửa chứng kiến tình trạng bên trong của máy móc. Do đó việc phân tích dao động có thể cho biết bộ phận nào của máy đang hoặc sẽ có vấn đề và tại sao và khi nào thì cần phải tiến hành sửa chữa, thay thế.
Bằng phương pháp phân tích phổ tần số dao động, cho phép chúng ta nhận biết và phân biệt được các nguồn phát sinh dao động. Đồng thời, có thể phát hiện kịp thời hư hỏng và dựđoán thời điểm xảy ra hư hỏng hoàn toàn.
Bằng kỹ thuật phân tích phổ tần số dao động có thểđánh giá được tình trạng thực của bộ truyền động bánh răng trên máy và thiết bị công nghiệp, tương tự như vậy cũng có thể áp dụng cho các bộ truyền động khác với kết quả tốt.
Một hệ giám sát dao động bánh răng thích hợp nhất là dùng đầu dò gia tốc kế kết hợp với bộ kiểm tra tín hiệu sao cho có thể chia tín hiệu phức tạp thành phân đoạn (dải). Đối với những bộ bánh răng lớn hơn, để có kết quả tốt nhất, cần dùng hai gia tốc kế gắn chặt vào vỏ hộp số, tại vùng có độ cứng tối đa hoặc tại phần cuối khớp nối của hai trục vào và ra – một trục tốc độ cao và một trục tốc độ thấp.
Bằng thiết bị đo CMXA44 và phần mềm phân tích phổ tần số dao động cho chúng ta thấy rằng phổ tần số thu được từ thiết bịđo của cặp truyền động bánh răng phản ánh đúng tình trạng của chúng với độ tin cậy cao.
Bằng kỹ thuật phân tích phổ tần số dao động có thểđánh giá được tình trạng thực của máy và thiết bị công nghiệp. Như vậy, phương pháp này có thể coi là nền tảng cho Kỹ thuật giám sát tình trạng của máy móc, thiết bị công nghiệp và làm cơ sở vững chắc cho công tác “Bảo trì dự đoán’’. Trên cơ sở đó chúng ta có thể dự đoán trước những hư hỏng có thể, lập được kế hoạch bảo trì tối ưu, khai thác tối đa hiệu suất sử dụng thiết bị, máy móc và hệ thống sản xuất, nâng cao độ tin cậy, khả năng sẵn sàng của máy móc, thiết bị và dây truyền sản xuất….
Kiến nghị:
Tiếp tục nghiên cứu trên bộ truyền bánh răng với nhiều cấp tốc độ, mở rộng nghiên cứu với các truyền động khác trên máy và thiết bị công nghiệp, nghiên cứu giám sát trình trạng của máy bằng phương pháp phân tích dao động.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1]. Nguyễn Hải (2002), “Phân tích dao động máy” Nxb khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội
[2]. Nguyễn Hải (1996), “Âm học và kiểm ta ồn” Nxb Giáo dục, Tp Hồ Chí Minh [3]. Nguyễn Trọng Hiệp (2002).“Chi tiết máy” Tập 1,2 Nxb Giáo dục, Hà Nội [4]. Nguyễn Sanh (2002) “Dao động kỹ thuật” Nxb khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội
Tiếng Anh
[1]. Nguyen Hai (1996), “Mechanical Vibrations” Lecture Note, Ho Chi Minh City University of Techology
[2]. J.M. KRODKIEWSKI (2008) “Mechanical Vibrations” The University of Melbourne
[3]. RAO.S.S (1995) “Mechanical Vibrations” Addition-Wesley Publishing Company, reading, Massachuselts
[4]. C.Jackson (1979) “A Practical Vibration Primer”. Gulf Publishing Company, Houston, Texas
[5]. Paresh Girdhar BEng (Mech. Eng), Girdhar and Associates (2004) “Practical Machinery Vibration Analysis and Predictive Maintenance”, IDC Technologies.