Bánh răng bị mòn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá tình trạng của bộ truyền động bánh răng bằng phương pháp phân tích tần số dao động (Trang 54 - 56)

Nếu bánh răng bị mòn, tần số rung động rất cao, pha rung động thay đổi thất thường và biên độ rung động thấp. Hiện tượng này phát sinh trên bánh răng bị mòn do các nguyên nhân sau:

- Khe hở dọc theo đường ăn khớp của chiều rộng vành răng tạo va đập khi truyền tải trọng.

- Lắp ráp không đảm bảo đồng tâm làm thay đổi thường xuyên chiều sâu ăn khớp của bánh răng, gây va đập kèm theo tiếng ồn có tần số thấp.

3.1.5. Lng kết cu

Vấn đề lỏng cơ học, nghĩa là các bộ phận máy được lắp không khít với nhau thường đặc trưng bằng một chuỗi dài các hoạ hài của tần số quay với biên độ cao bất thường (Hình 3.7). Mặc dù cách thức mà các hoạ hài tạo ra vẫn chưa biết được

chính xác, có khả năng là vấn đề này bắt nguồn từđáp ứng phi tuyến của bộ phận bị lỏng do động lực của rôto kích thích.

Hình 3.7 Phổ tiêu biểu của vấn đề lỏng cơ học

Vấn đề lỏng trong các máy quay có thể dẫn đến các vấn đề dao động nghiêm trọng. Các tình trạng gây ra vấn đề lỏng thường tìm thấy ở bệ máy và ổ trục (độ giơ của ổ trục quá lớn). Vấn đề lỏng cũng đơn giản như việc thêm dầu vào lửa do mất cân bằng và không đồng trục gây ra. Ví dụ, bất cứ lượng nhỏ mất cân bằng nào cũng có thể gây dao động lớn hơn môi trường bị lỏng.

3.1.6. Lc khí động và áp lc thuđộng

Đây là vấn đề liên quan đến chân vịt, bộ phận đẩy của máy bơm, máy nén ly tâm…rung động có tần số tương ứng với tốc độ quay của bộ phận máy, từđó gây ra hư hỏng trong máy .

3.1.7. S biến dng

Trong lắp ráp thiết bị, thông thường người ta không kiểm tra tình trạng bị uốn hay biến dạng gây ra bởi những sai sót do thiết kế hoặc chế tạo chi tiết, phụ tùng, đôi khi khuyết tật rất khó phát hiện được. Do đó trong giai đoạn thiết kế cần

quan tâm đến cả lực tĩnh và lực động. Vi dụ, một giá đỡ máy có đủđộ cứng vững sẽ hạn chế rung động do mômen xoắn của động cơ gây ra .

3.1.8. La chn thiết b không phù hp

Thiết bị quá cỡ so với yêu cầu là không cần thiết, có thể gây ra rung động do các lực quán tính và do các hệ thống giảm chấn hoạt động không hiệu quả thiết bị có kích thước nhỏ hơn yêu cầu cũng gây ra rung động do quá tải và do đó khi lựa chọn thiết bị phải xem xét kỹ, đặc biệt là công suất cần thiết.

3.1.9. Cng hưởng

Cộng hưởng, hoặc sự kích động một thành phần tại tần số riêng của nó, cũng thường là một vấn đề trên máy quay. Khi thành phần là cánh tuôcbin hoặc rôto, vấn đền này trở nên cự kỳ quan trọng và có thể dẫn đến hỏng máy. Tuy nhiện, cộng hưởng thường xảy ra trên thành phần phụ của máy như là hệ thống ống, giá đỡ thiết bị, bộ điều chỉnh dạng dầm, hệ điều khiển,v.v.. Trong trường hợp này, nói chung cộng hưởng chỉ gây khó chịu và có thể điều khiển được hoặc điều chỉnh được chỉ bằng vài thay đổi tương đối đơn giản như thêm độ cứng để tăng tần số ra ngoài vùng cộng hưởng. Tuy nhiên, phương pháp này đôi khi làm cho tình trạng xấu thêm nếu tần số riêng lúc đầu chỉ khác một chút tần số cộng hưởng. Trong trường hợp này, thêm giảm chấn là hình thức thích hợp nhất.

Một thử nghiệm đơn giản để xác định sự hiện hữu của cộng hưởng và tần số riêng của thành phần là gắn một đầu dò dao động nhỏ, chẳng hạn một gia tốc kế, để trọng lượng của đầu dò không ảnh hưởng đến đáp ứng của thành phần và gõ thành phần với một vật mềm (như khúc gỗ chẳng hạn) để tạo ra sốc. Đáp ứng hiển thị trên thiết bị, chẳng hạn như máy phân tích thời gian thực, sẽ là tần số riêng của thành phần. Phương pháp này đã được sử dụng thành công trên các kết cấu và thành phần đủ chủng loại.

Trong các nguyên nhân kế trên, dao động do bộ truyền động bánh răng tạo ra thường ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả làm việc của máy và môi trường xung quanh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá tình trạng của bộ truyền động bánh răng bằng phương pháp phân tích tần số dao động (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)