Giới thiệu chung về CAD/CAM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, kiểm tra chất lượng máy CNC 3 trục gia công gỗ (Trang 25 - 27)

 CAD/CAM (Computer Aided Design/ Computer Aided Manufacturing) là thuật ngữ chỉ việc thiết kế và chế tạo được hổ trợ bởi máy tính. Công nghệ CAD/CAM sử dụng máy tính để thực hiện một số chức năng nhất định trong thiết kế và chế tạo. Công nghệ này đang được phát triển theo hướng tích hợp thiết kế với sản xuất, CAD/CAM sẽ tạo ra một nền tảng công nghệ cho việc tích hợp máy tính trong sản xuất.

 CAD là việc sử dụng hệ thống máy tính để hổ trợ trong xây dựng, sửa đổi, phân tích hay tối ưu hoá. Hệ thống máy tính bao gồm phần mềm và phần cứng được sử dụng để thực thi các chức năng thiết kế chuyên ngành. Phần cứng CAD gồm có: máy tính, cổng đồ hoạ, bàn phím và các thiết bị ngoại vi khác. Phần mềm CAD gồm có các chương trình thiết kế đồ hoạ, chương trình ứng dụng hổ trợ cho chức năng kỹ thuật cho người sử dụng như: phân tích lực ứng suất của các bộ phận, phản ứng động lực học của các cơ cấu, các tính toán truyền nhiệt và lập trình bộ điều khiển số.

 CAM là việc sử dụng hệ thống máy tính để lập kế hoạch, quản lý về điều khiển các hoạt động sản xuất thông qua giao diện trực tiếp hay gián tiếp giữa máy tính và các nguồn lực sản xuất. Cho ứng dụng của CAM được chia thành hai phạm trù:

+ CAD - Computer Aided Design: Thiết kế với sự giúp đỡ của máy tính + CAE - Computer Aided Engineering: Phân tích kỹ thuật

+ CAPP - Computer Aided Process Planning: Lập quy trình chế tạo

+ CAM - Computer Aided Manufacturing: Gia công với sự giúp đỡ của máy tính

+ CNC - Computer Numerical Controlled : Thiết bị điều khiển số

+ CAQ - Computer Aided Quality Control: Giám sát chất lượng sản phẩm + MRP II - Manufacturing Resource Planning : Hoạch định nguồn lực sản xuất

+ PP - Production Planning: Lập kế hoạch sản xuất

Các phần mềm CAD/CAM chuyên nghiệp phục vụ thiết kế/ gia công khuôn mẫu có khả năng thực hiện các chức năng cơ bản sau:

- Thiết kế mô phỏng hình học 3 chiều (3D) những hình dạng phức tạp

- Giao tiếp với các thiết bị đo, quét toạ độ 3D (Coordinate Measuring Machine - CMM) thực hiện nhanh chóng các chức năng mô phỏng hình học từ dữ liệu số (digitized data)

- Phân tích về liên kết dữ liệu: tạo mặt phân khuôn, tách khuôn, quản lý kết cấu lắp ghép,...

- Tạo bản vẽ và ghi kích thước tự động: Có khả năng liên kết các bản vẽ 2D với mô hình 3D và ngược lại.

tích kỹ thuật (CAE): tính biến dạng khuôn, mô phỏng dòng chảy vật liệu, trường áp suất, độ co rút vật liệu,…

- Nội suy hình học, biên dịch kiểu đường chạy dao chính xác cho công nghệ gia công điều khiển số.

- Giao tiếp dữ liệu theo các định dạng đồ hoạ chuẩn: DXF, IGES, VDA, PTC,…

- Xuất dữ liệu đồ hoạ 3D dưới dạng tệp tin STL (Stereolithograth) để giao tiếp với thiết bị tạo mẫu nhanh theo công nghệ tạo hình lập thể (Stereolithograth Apparatus - SLA).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, kiểm tra chất lượng máy CNC 3 trục gia công gỗ (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)