Giải bài toán

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, tính toán, thiết kế máy tự động dập xẻ lưới phục vụ trong ngành công nghiệp và kiến trúc (Trang 77 - 84)

w.tg w w(1 )

6.3.2.4.Giải bài toán

Thông số đầu vào là tải trọng tác dụng lên mặt dưới dầm trên và măt trên bàn máy lần lượt được thay đổi trong các lần giải bài toán.

============================

GVHD: PGS.TS .Phạm Văn Nghệ HVTH: Vũ Thanh Hải Trang 78

Hình 6.8. Ứng suất Von Mises ở khung máy

Với điều kiện ứng suất tương đương không vượt quá giá trị ứng suất cho phép của vật liệu. Giá trị ứng suất lớn nhất trong khung máy là cMax = 303.9 MPa > [c] = 146 MPa, ứng suất tương đương VON-MISES cho phép.

Khi các giá trị ứng suất và biến dạng vượt quá các giá trị cho phép, tiến hành tăng chiều dày vách lên 20mm và chiều dày dầm trên kết hợp tăng cường các gân tại dầm trên nhằm tăng độ cứng của khung.

============================

GVHD: PGS.TS .Phạm Văn Nghệ HVTH: Vũ Thanh Hải Trang 79

Hình 6.9: Mô hình 3D khung thân máy xé lưới được tăng cường gân và tăng cứng khung

Tiến hành mô phỏng số với các thông số điều kiện biên giữ nguyên. Kết quả cuối cùng nhận được như sau:

============================

GVHD: PGS.TS .Phạm Văn Nghệ HVTH: Vũ Thanh Hải Trang 80

Hình 6.10. Ứng suất Von Mises ở khung máy

Ứng suất tương đương của khung máy, khi lực công nghệ 120 tấn tác động, được minh hoạ ở hình 11. Giá trị ứng suất lớn nhất trong khung máy là cMax = 138 MPa < [c] = 146 MPa, ứng suất tương đương VON-MISES cho phép.

============================

GVHD: PGS.TS .Phạm Văn Nghệ HVTH: Vũ Thanh Hải Trang 81

Hình 6.11. Biến dạng của khung máy

Biến dạng của khung máy được thể hiện ở hình 12. Giá trị biến dạng đàn hồi lớn nhất đối với khung máy với lực công nghệ 120 tấn là 1.086 mm, giá trị này nhỏ hơn biến dạng tới hạn cho phép của khung máy là 1.2 mm (máy có lực ép danh nghĩa 120 tấn cho phép chuyển vị 1.2 mm). Nghĩa là khi máy thực hiện công nghệ 120 tấn thì trạng thái biến dạng của khung máy là đàn hồi. Điều đó đảm bảo khả năng làm việc ổn định của khung máy.

Vậy việc kiểm nghiệm bằng phương pháp số bằng phần mềm Mô phỏng số chỉ ra rằng khung máy ép đã thiết kế đạt được chỉ số về tiêu về độ cứng và ứng suất tương đương.

============================

GVHD: PGS.TS .Phạm Văn Nghệ HVTH: Vũ Thanh Hải Trang 82

Với nội dung đề tài : ” Nghiên cứu, tính toán thiết kế máy tự động dập xẻ lưới phục vụ trong ngành công nghiệp và kiến trúc”,. Luận văn đã trình bày được các nội dung chính sau:

 Tìm hiểu tổng quan về công nghệ dập xé lưới

 Tính toán thiết kế các chi tiết, bộ phận máy, toàn bộ các cơ cấu được liên động cơ khí với nhau tạo thành một máy dập tự động hoàn toàn.

 Xây dựng mô hình 3D cho máy

 Mô phỏng , kiểm nghiệm độ bền khung thân máy

Tuy nhiên do thời gian và trình độ có hạn nên vẫn còn những vấn đề mà em chưa giải quyết hoặc giải quyết :

 Sơ đồ điều khiển điện PLC ( để điều khiển tốc độ dập, bước tiến phôi, …)

Luận văn này là cơ sở để các doanh nghiệp trong nước ứng dụng để đi vào sản xuất thực tế. Nếu có điều kiện tôi có thể tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện nó hơn nữa.

============================

GVHD: PGS.TS .Phạm Văn Nghệ HVTH: Vũ Thanh Hải Trang 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. PGS.TS Phạm Văn Nghệ, KS. Đỗ Văn Phúc (2004), Thiết bị dập tạo hình Máy ép cơ khí, Nhà xuất bản khoa học & kĩ thuật, Hà Nội.

2. Nguyễn Mậu Đằng (2006), Công nghệ dập tạo hình kim loại tấm, Nhà xuất bản Bách Khoa Hà Nội, Hà Nội.

3. Trịnh Chất, Lê Văn Uyển (2006), Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí, tập 1&2. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

4. GS.TS Trần Văn Địch, PGS.TS Nguyễn Trọng Bình. PGS.TS Nguyễn Thế Đạt, PGS.TS Nguyễn Viết Tiếp, PGS.TS Trần Xuân Việt (2005), Công nghệ chế tạo máy, Nhà xuất bản Khoa học & kĩ thuật, Hà Nội.

5. Nguyễn Trọng Hiệp (2006). Chi tiết máy, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

6. PGS.TS Ninh Đức Tốn, TS. Nguyễn Trọng Hùng (2008), Kĩ thuật đo, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.

7. Phí Văn Hào, Ths.Lê Gia Bảo, PGS.TS Phạm Văn Nghệ, Ths.Lê Trung Kiên (2006), Tự động hóa quá trình dập tạo hình, Nhà xuất bản khoa học & kĩ thuật, Hà Nội.

8. Ninh Đức Tốn (2007), Dung sai lắp ghép, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội. 9. Nghiêm Hùng, Vật liệu học cơ sở, Nhà xuất bản Khoa học kĩ thuật, Hà Nội.

============================

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, tính toán, thiết kế máy tự động dập xẻ lưới phục vụ trong ngành công nghiệp và kiến trúc (Trang 77 - 84)