Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thiết kế giàn chống tự hành phục vụ trong khai thác than hầm lò vùng quảng ninh (Trang 40 - 42)

Ngay từ những năm đầu phát triển ngành Than, Nhà nước đã quan tâm cho

đầu tư nghiên cứu ứng dụng thử nghiệm nhằm lựa chọn được các loại hình cơ giới hóa phù hợp trong điều kiện địa chất kỹ thuật mỏ vùng Quảng Ninh.

Ngành than trong thời gian vừa qua đã đạt được nhiều tiến bộ lớn, sản lượng khai thác than trong hầm lò ngày càng được nâng caọ Một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào kết quả đó là việc áp dụng các thiết bị chống giữ lò chợ mới, trong đó có giàn chống tự hành. Quá trình áp dụng thiết bị chống giữ mới thường xác định theo các hướng:

1- Nghiên cứu xác định các thông số, đề xuất lựa chọn các thiết bị chống giữ

2- Chế tạo một phần, tiến tới nâng cao tỷ lệ nội địa hóa các thiết bị chống giữ

mới, được nhập về Việt Nam.

Hai hướng đi này liên hệ chặt chẽ với nhau, có sự tham gia của các đơn vị

nghiên cứu, thiết kế và chế tạo của Vinacomin: Viện KHCN Mỏ, Viện CKNL và Mỏ, Công ty TVDT Mỏ và Công nghiệp; Công ty CP Chế tạo máy - Vinacomin.

Từ phân tích tình hình nghiên cứu ngoài nước và trong nước, có thể thấy: - Các nước có nền công nghiệp than phát triển, hầu như đều tự thiết kế và chế tạo giàn chống tự hành. Cho đến nay, các nước vẫn tiếp tục nghiên cứu chế tạo và hoàn thiện kết cấu, nâng cao chất lượng giàn chống tự hành.

- Tại Việt nam, giàn chống tự hành hạ trần thu hồi nóc (giàn Vinaalta) đã

được thiết kế, chế tạo trong nước tạo tại Công ty CP Chế tạo máy - Vinacomin theo thiết kế do Viện KHCN Mỏ phối hợp với Công ty Alta - Cộng hòa Séc thực hiện. Giá khung thủy lực ZH 1600/16/24Z đã được Viện Cơ khí năng lượng và Mỏ

nghiên cứu thiết kế và được tiến sĩ Bùi Thanh Nhu lựa chọn làm đối tượng để

“Nghiên cứu lựa chọn một số thông số hợp lý của giá khung thủy lực di động dùng trong khai thác than hầm lò có góc dốc đến 250 vùng Quảng Ninh”.

Một số giàn chống khác cũng đã được quan tâm nghiên cứu chế tạo phương thức thực hiện: Phía Việt Nam xác định các thông số kỹ thuật phù hợp với điều kiện công nghệ tại Việt Nam, phía nước ngoài thiết kế và chế tạo (giàn KDT1) /hoặc phía Việt Nam phối hợp với nước ngoài thiết kế, giai đoạn đầu chế tạo tại nước ngoài, sau khi qua thử nghiệm tại Việt Nam, phía Việt Nam hoàn thiện thiết kếđể

chế tạo trong nước (giàn KDT2).

- Đối với giàn chống tự hành áp dụng trong điều kiện vỉa dày 1,8 ÷ 2,4 m, độ

dốc đến 30o, trong điều kiện áp lực mỏ lớn, khấu than bằng khoan nổ mìn tại Quảng Ninh có nhiều vấn đề cần phải giải quyết.

- Để đánh giá khả năng mở rộng phạm vi áp dụng giàn chống tự hành với công nghệ khấu than bằng phương pháp nổ mìn, rất cần thiết phải khảo sát đánh giá trữ lượng than và điều kiện kỹ thuật mỏ của các vỉa dày 1,8 ÷ 2,4 m, độ dốc đến 30o

28

nhằm xác định các thông số chính của giàn chống đáp ứng điều kiện kỹ thuật mỏ

hầm lò Việt Nam và đánh giá tiềm năng phát triển thị trường sản phẩm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thiết kế giàn chống tự hành phục vụ trong khai thác than hầm lò vùng quảng ninh (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)