Môi trường pháp lý

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại địa bàn thành phố cần thơ (Trang 32)

Trong giai đoạn hiện nay, nguồn vốn đầu tu từ ngân sách tăng nhanh do thành phố tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng. Đồng thời, những kết quả đổi mới về cơ chế chính sách, cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tu kinh doanh đã tạo điều kiện để huy động được một khối lượng khá lớn vốn đầu tư phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Triển khai thực hiện hiệu quả hành chính Chương trình tổng thể về cải cách hành chính giai đoạn 2001 - 2010, tập trung cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”, “một cửa liên thông hiện đại” và có nhiều mô hình đã đem lại hiệu quả cao như: mô hình một cửa liên thông trong cấp giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thế, giấy chứng nhận đãng ký mẫu dấu và con dấu, mô hình dịch vụ hành chính công trong trong lĩnh vực đất đai.

Các nổ lực trên của các cấp ngành cơ quan quản lý TP. cần Thơ là nhằm mục đích tạo một điều kiện thuận lợi hơn, an tâm hơn cho các nhà đầu tu khi lựa chọn và quyết định rót vốn vào TP. cần Thơ.

3.2. KHÁI QUÁT VỀ SỞ KẾ HOẠCH ĐÀU TƯ TP. CẢN THƠ.

Sở kế hoạch đầu tư có vị trí quan trọng, đảm nhiệm nhiều chức năng. Việc thu hút FDI cung như xúc tiến đẩy mạnh, quản lý các dự án của FDI cũng là một phần trong các chức năng của sở.

Sở Kế hoạch và Đầu tu cần Thơ tạo lạc tại số 61/21 Lý Tự Trọng, phường An Phú, quận Ninh Kiều, Thành Phố cần Thơ.

3.2.1. Vị trí và chức năng.

Sở Kế hoạch và Đầu tu cần Thơ tham mưu, giúp ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tu, bao gồm các lĩnh vực: tổng họp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức thực hiện và đề

Phân tích tình hình thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại đại bàn TP. cần Thơ

trong nước, đầu tư nước ngoài ở địa phương; đăng ký kinh doanh; tổng họp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, họp tác xã, kinh tế tư nhân và thực hiện

một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của ủy ban nhân dân thành phố và theo quy định của pháp luật.

Kế hoạch và Đầu tu chịu sự quản lý toàn diện và trực tiếp của UBND thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tu.

Hệ thống tổ chức của Sở kế hoạch đầu tư cần Thơ đứng đầu là ban giám đốc, kế đến là hai đơn vị: quản lý nhà nước và đơn vị sự nghiệp trực thuộc.

Đơn vị quản lý nhà nước gồm 9 phòng chịu trách nhiệm về việc quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tu. Còn đơn vị sự nghiệp trực thuộc chỉ có một phòng là phòng xúc tiến đầu tư.

3.2.2. Giói thiệu lược về Phòng họp tác Kỉnh tế Đối ngoại.

Đây là nơi trực tiếp thực hiện việc thu hút vốn FDI ở cần Thơ, bao gồm những chức năng sau:

Tham mưu phát triển, quản lý nhà nước về đầu tu trong và ngoài nước; nghiên cứu tổng họp phát triển kinh tế đối ngoại, chương trình họp tác kinh tế quốc tế của Cần Thơ.

Quản lý hoạt động đầu tư trong nước và đầu tu trực tiếp nước ngoài vào địa bàn thành phố; tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tu, hướng dẫn thủ tục và cấp giấy phép đầu tu theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Quản lý nguốn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ.

Hướng dẫn các Sở, Ban ngành xây dựng danh mục và nội dung các chương trình sử dụng vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ; tổng họp danh mục các chương trình dự án đó và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tu.

Theo dõi, đánh giá các chương trình dự án ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Chủ tịch UBND thành phố xử lý

thực hiện các dự án ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ; báo cáo định kỳ về tình hình và hiệu quả thu hút sử dụng vốn đầu tư.

3.3. VAI TRÒ CỦA VIỆC THU HÚT FDI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CÀN

THƠ

Đầu tư là chìa khóa cho chiến lược phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh, nhất thiết phải đầu tư thỏa đáng. Để đạt được những mục tiêu về tăng bình quân GDP đầu người, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH thành công, đạt tăng trưởng kinh tế như kế hoạch là vấn đề được đặt lên hàng đầu của TP. cần Thơ.

Thành phố cần Thơ với điều kiện thiên nhiên ưu đãi, khí hậu ôn hòa, cây cối quanh năm tươi tốt do hấp thụ phù sa của sông Cửu Long. Đây là một ưu thế lớn cho TP. Cần Thơ. Đường giao thông đi lại thuận tiện, tạo điều kiện giao lưu kinh tế, buôn bán các sản phẩm từ nông nghiệp, sản phẩm thủ công từ các làng nghề truyền thống... Mối quan hệ thương mại của TP. cần Thơ không hề bị bó hẹp trong nội bộ vùng mà đã và đang được mở rộng phát triển ra các nước, vùng lãnh thổ trong khu vực Đông Á và trên thế giới.

Tận dụng được thế mạnh về thiên nhiên ưu đãi, các cơ quan ban ngành TP. Cần Thơ đã tiến hành xúc tiến đầu tư cho du lịch. Cụ thể trong những năm vừa qua đã liên tực diễn ra các Chương trình mang tính chất giới thiệu và giao lưu văn hóa như: Miệt vườn sông nước Cửu Long, Festival Thủy sản... và lấy ý tưởng du lịch sinh thái làm chủ đạo.

Nhu cầu đầu tư vào TP. cần Thơ là rất cao. Việc tăng cường đầu tư phát triển nhằm cải thiện cơ sở vật chất, hoàn thiện cơ sở hạ tầng và nâng cao đời sống kinh tế xã hội là điều tất yếu, là xu hướng chung của đất nước ta hiện nay. TP. cần Thơ thực hiện tiến trình kinh tế mở, hướng ra bên ngoài, với nguồn nhân lực dồi dào cùng với tiềm lực sẵn có đã đưa TP trở thành một nơi thu hút được khá nhiều sự chú ý của nhà đầu tư nước ngoài và việc đầu tư từ bên ngoài vào để kiếm lời là điều hiển nhiên và tuân theo qui luật thị trường. Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra hiện nay cho

Năm Vốn FDI 2000 7.700.000 2001 21.050.000 2002 20.394.201 2003 4.900.000 2004 7.600.000 2005 700.000 2006 5.356.000 2007 12.475.000 Tổng 80.175.201

Phân tích tình hình thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại đại bàn TP. cần Thơ

Trong thời gian tới, theo xu hướng chung của đất nước, TP. cần Thơ sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tu mà trong đó việc tiếp nhận cũng như việc hấp thu vốn sẽ được tạo một điều kiện hết sức thuận lợi cho nhà đầu tu bằng những cải cách hành chính. Đầu tu vào TP. cần Thơ là giải quyết được các vấn đề về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tập trung nhiều hơn vào công nghiệp và dịch vụ song không bỏ ngỏ ngành nông nghiệp cũng như mục đích hoàn thiện hơn cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

Tóm lại, TP. cần Thơ đang đứng trước những thuận lợi và những thách thức mới. Cái chính là cần phải giải quyết tốt những khó khăn và sử dụng lợi thế nhằm bổ sung những hạn chế, đẩy nhanh tiến độ hòa nhập kinh tế, hòa nhập vào xu thế chung của đất nước.

GVHD: Th.s Lê Nguyễn Đoan Khôi -41 - SVTH: Nguyễn Hồng Khéo Phân tích tình hình thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại đại bàn TP. cần Thơ

CHƯƠNG 4

THựC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐÀU TƯ TRựC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẰN THƠ

TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2010

4.1. TÌNH HÌNH THU HÚT FDI TAI TP. CẦN THƠ

Ngày 29 tháng 12 năm 1987, Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Nhìn chung, vấn đề thu hút FDI ở TP. cần Thơ diễn ra không đồng đều ngay sau khi có bộ luật.

Bảng 4.1 TÌNH HÌNH VỐN FDI ĐẦU TƯ VÀO TP. CẦN THƠ TỪ NĂM 2000 ĐẾN 2007

ịNguồn: Sở Kế hoạch - Đầu tư cần Thơ.)

Trong giai đoạn này, cần Thơ có 29 dự án đầu tư vào với tổng số vốn là 80.175.201 USD. Trong giai đoạn này thu hút FDI vào TP. cần Thơ đạt nhiều nhất

Năm án thêm (1000 USD) (1000 USD) TT (%) 2008 5 578.927 31.726 5,48 2009 7 33.427 40.567 121,36 2010 10 35.554 50.438 141,86 Tổng 22 647.908 122.731 18,94 Năm Cả nước ĐBSCL Cần Thơ Tỷ lệ Cần Thơ/Cả nước(%) Tỷ lệ Cần Thơ/ĐBS CL (%) 2008 64.011.000 3.818.600 578.927 0,91 15,16 2009 23.107.300 213.800 33.427 0,15 15,63 2010 18.600.000 1.740.000 35.554 0,19 2,04 Tổng 105.718.300 5.772.400 647.908 0,62 11,22 2008 2009 2010 MucVốn SỐ Vốn SỐ Vốn SỐ

Đầu tư dự án Đầu tư dự án Đầu tư dự án

cần Thơ 578.927 4 33.427 7 35.554 10 Đà Nắng 602.300 17 36.000 6 121.180 19 Hải Phòng 310.900 31 92.000 18 73.600 12 Hà Nội 3.150.900 218 642.200 298 290.000 278 Hồ Chí Minh 9.071.600 418 1.617.100 409 1.831.500 356 1 *--- '9 71 Số dư án• Tổng vốn đầu tư Muc Số lượng Tỷ Số vốn Tỷ trọng trọng (%) (USD) (%) Công nghiệp, dựng xây 51 60,71 738.074.656 86,90 Nông, lâm, nghiệp ngư 23 27,38 97.085.911 11,43 Thơ

vào năm 2001 và năm 2002 - giai đoạn đầu khi nước ta bước vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, mức vốn FDI đầu tư vào TP. cần Thơ lại giảm mạnh vào năm 2003 và tình hình thu hút tăng nhẹ vào năm 2004 song mức vốn không cao hơn so với hai năm 2001 và 2002. Năm 2005 là năm TP. cần Thơ không đạt hiệu quả về thu hút đầu tu (mức vốn chỉ đạt 700.000USD). Do đâu mà tình hình tăng giảm vốn đầu tu không đồng đều như đã nêu trên? Việc thu hút vốn ở giai đoạn đầu của hội nhập luôn đạt số lượng cao là do TP. cần Thơ là một môi trường mới về đầu tu, nhà đầu tu đưa vào địa bàn một khối lượng lớn nhưng hiệu quả sử dựng lại không cao. Một số lý do khách quan là trong giai đoạn này nền tảng cơ sở hạ tầng của TP. cần Thơ chưa được xây dựng hoàn chỉnh về cơ bản, thiếu sự đồng bộ trong tiếp nhận, quản lý và sử dụng vốn, môi trường đầu tu mới chưa được khảo sát, nghiên cứu. Nhưng điểm mốc quan trọng hơn hết trong giai đoạn này là vào năm 2007- năm khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, mức vốn đầu tư vào TP. cần thơ không có chiều hướng giảm mà ngược lại còn tăng vượt bậc so với các năm trước đó.

Tóm lại, từ khi Quốc hội ban hành luật Đầu tu nước ngoài vào Việt Nam thì quá trình tiếp nhận cũng như sử dụng vốn FDI của TP. cần Thơ đã trãi qua các mốc son quan trọng, tuy rằng quá trình này tăng giảm không đồng đều và có những năm tiếp nhận vốn có phần bấp bênh song TP. cần Thơ cũng đã khẳng định khả năng thu hút vốn bằng các nguồn lực sẵn có, khả năng tận dụng vốn một cách tốt nhất đồng thời cũng nhìn nhận những điểm mạnh cũng như điểm yếu của địa bàn nhằm lập kế hoạch kêu gọi đầu tư trong những năm tới đây.

4.1.1. Quy mô, nhịp độ thu hút

Giai đoạn 2008 - 2010 việc thu hút FDI cần Thơ diễn ra như thế nào? Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra cuối năm 2007 đầu 2008 có ảnh hưởng gỉ đến

GVHD: Th.s Lê Nguyễn Đoan Khôi -43- SVTH: Nguyễn Hồng Khéo

Bảng 4.2. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ FDI VÀO TP. CẢN THƠ

(Nguồn: Sở Kế hoạch - Đầu tư cần Thơ)

Nhìn chung, tình hình FDI ở cần Thơ giai đoạn 2008 - 2010 có nhiều tiến triển khả quan và thu hút được nhiều dự án lớn. Năm 2008, TP. cần Thơ chỉ có 5 dự án FDI nhưng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm lại nhiều nhất với khoảng 578 triệu USD. Lý do chủ yếu là năm 2008 TP. cần Thơ có dự án xây dựng nhà máy lọc dầu với số vốn đăng ký lên đến 538 triệu USD. Tỷ lệ giải ngân 2008 thấp nhất là do nhà máy lọc dầu đăng ký vốn thực hiện là rất cao nhưng dự án này được cấp giấy phép vào giữa năm 2008 nên chưa được triển khai thực hiện. Một nguyên nhân là cuộc khủng kinh tế và tài chính lớn nhất trong vòng 80 năm trở lại đây (năm 2007) gây ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn FDI đầu tư vào cần Thơ, Việt Nam và toàn cầu. Qua từng năm số dự án đầu tư ngày càng nhiều nhưng số vốn đăng ký lại không đạt được đỉnh điểm như năm 2008. Trong năm 2009 gần xấp xĩ bằng số vốn của năm 2010. Năm 2009 là năm mà cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật của TP. cần Thơ có nhiều công trình vẫn chưa được hoàn thành: cầu cần Thơ chưa thông xe, cảng biển và sân bay chưa được mở rộng. Do đó, các nhà đầu tư còn chút e ngại khi đặt vốn vào TP. Cần Thơ vì có khả năng họ sẽ chịu nhiều chi phí trong vận chuyển cũng như sẽ gặp vấn đề khó khăn trong lưu thông. Nhưng năm 2009 là năm phục hồi sau khủng hoảng nên các nhà đầu tư nước ngoài đang bắt đầu tăng vốn và TP. cần Thơ thu hút thêm được các nhà đầu tư mới. Năm 2010, năm TP. cần Thơ đạt được nhiều

GVHD: Th.s Lê Nguyễn Đoan Khôi -44- SVTH: Nguyễn Hồng Khéo

Thơ

thắng lợi nhất, cơ sở hạ tầng dần dàn được hoàn thành và lần lượt đưa vào sử dụng. TP. Cần Thơ trở thành một môi trường đầu tư khá là hấp dẫn cho các nhà đầu tư

nước ngoài.

Tình hình giải ngân vốn ở TP. cần Thơ có chiều hướng tăng qua các năm. Đỉnh điểm cao nhất là tỷ lệ giải ngân tăng dần vào năm 2009 đạt 121,36% và năm 2010 đạt 141,86%. Từ các số liệu trên cho thấy khả năng hấp thu vốn đầu tư của TP. Cần Thơ ngày càng đạt hiệu quả.

Bảng 4.3. VỐN ĐĂNG KÝ FDI CỦA CẢ NƯỚC, ĐBSCL VÀ TP. CẦN THƠ TỪ NĂM 2008 ĐẾN2010

Đơn vị tính: 1000USD

(Nguồn: VCCICần Thơ)

Qua bảng cho thấy tình hình thu hút vốn FDI ở TP. cần Thơ so với cả nước là 0,62% và so với ĐBSCL là 11,22%. Tỷ lệ này còn khá thấp cần phải tăng cường các biện pháp thu hút FDI hon. Ngoài ra, số dự án từ nguồn vốn FDI đầu tư vào TP. cần Thơ không biến động nhiều qua các năm. Nhưng số vốn đầu tu FDI cần Thơ so với cả nước và ĐBSCL còn khá thấp chủ yếu do gặp một số khó khăn:

- Cơ sở hạ tầng TP. cần Thơ còn nhiều hạn chế đáp ứng kịp thời các nhà đầu tư và chưa đồng bộ. Hạ tầng khu công nghiệp chưa hoàn thiện và với đặc điểm địa chất của thành phố thì việc xây dựng khá tốn kém, hỗ trợ từ ngân sách không thể

GVHD: Th.s Lê Nguyễn Đoan Khôi -45- SVTH: Nguyễn Hồng Khéo

Thơ

đáp ứng yêu cầu, giá cho thuê lại đất cao nên nhiều nhà đầu tư vẫn còn đắn đo khi đầu tư vào thành phố.

- Chưa đưa ra các chính sách thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài và chưa tạo được điều kiện đầu tư tốt khiến TP. càn Thơ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hút các nhà đầu tư.

- Lao động có trình độ, tay nghề chưa đáp ứng được nhu cầu của các dự án lớn và có kỹ thuật cao.

- Hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài có được thành phố quan tâm thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao do ngân sách dành cho hoạt động này còn hạn chế, nhân lực chưa được đào tạo bài bản để phục vụ công tác này. TP. cần Thơ chỉ đưa ra dự án kêu gọi đầu tư chứ việc thuyết minh về dự án như vị trí đầu tư, khả năng phát triển, nguồn nhân lực có đáp ứng đủ hay không?... chưa được chuẩn bị tốt và lâu dài.

Bảng 4.4. VỐN FDI ĐẦU TƯ VÀO 5 THÀNH PHỐ TRựC THUỘC TRUNG ƯƠNG QUA CÁC NĂM

Đơn vị: 1000 USD

(Nguôn: Tông cục Thông kê)

Qua bảng số liệu cho thấy Việt Nam có hai thành phố được xếp vào loại đặc biệt (TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh) luôn đạt số lượng vốn cũng như số dự án đầu tư mới là cao nhất. Riêng TP. cần Thơ như đã biết ở trên đã có tình hình thu hút vốn FDI là không đồng đều. Cụ thể trong năm 2008, TP. cần Thơ đứng hàng thứ tư

GVHD: Th.s Lê Nguyễn Đoan Khôi -46- SVTH: Nguyễn Hồng Khéo

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại địa bàn thành phố cần thơ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w