Khái niệm: Tổng lưu lượng thấm của đập (Q) là lượng nước thấm qua đập trong một đơn vị thời gian.
Mục đích tính toán: Kiểm tra sự tổn thất về thấm để đánh giá tính hợp lý của các thiết bị thoát nước, hình thức chống thấm như đã chọn ở trên.
Phương pháp tính: Dùng phương pháp phân đoạn để tính. Ta chia đập thành 4 đoạn, tính lưu lưu lượng thấm cho mỗi đoạn (chỉ tính cho trường hợp MNDBT, hạ lưu không có nước) theo công thức sau:
[l1.q1 (q1 q2).l2 ... (qn 2 qn 1).ln 1 qn 1l.n] 2 1 Q= + + + + − + − − + − =1/2[9,74.2,35+(2,35+3,6).23,5+(3,6+2,2).30,8+2,2.15,5].10-6=187,73.10-6(m3/s) Trong đó:
q1, q2....qn - Lưu lượng đơn vị tại các mặt cắt đặc trưng tính toán. l1, l2...ln - Chiều dài của các đoạn tính toán tương ứng.
Tính lượng tổn thất trong 1 năm:
Wth = Qt . t = 187,73.10-6.31,5.106 = 5913 m3
Lưu lượng thấm mất nước cho phép của hồ ứng với MNDBT theo tính toán điều tiết là: Wcp = 1,5%.Vhồ = 0,015.4,142.106 = 62130 m3
Nhận xét:
Kết quả tính toán cho thấy:Wth < Wcp
∗ Kết luận: với lưu lượng thấm qua đập như trên thì lượng mất nước trong hồ do thấm là
không đáng kể và hồ vẫn đảm bảo tích đủ nước.
* So sánh kết quả:
Dựa vào kết quả tính toán theo phương pháp thủy lực và kết quả tính toán bằng cách sử dụng phần mềm Geo-slope, ta nhận thấy:
+ Tổng lưu lượng thấm qua đập tính theo phương pháp thủy lực nhỏ hơn tổng lưu lượng thấm khi tính bằng phần mềm (174,27.10-6 m3/s < 187,73.10-6 m3/s). Do đó mà lượng nước bị tổn thất trong hồ khi tính theo phương pháp thủy lực cũng nhỏ hơn lượng tổn thất khi tính bằng phần mềm. Nhưng với cả 2 cách tính ta đều có lượng tổn thất do thấm gây ra so với lượng nước tích trong hồ là không đáng kể, hồ đảm bảo tích đủ nước.
+ Vị trí đường bão hòa khác nhau khi tính theo phương pháp thủy lực và tính bằng phần mềm.
+ Kết quả tính toán khi sử dụng phần mềm tương đối chính xác hơn so với tính tay.