CÁC BƯỚC TÍNH TOÁN

Một phần của tài liệu Thiết kế hồ chứa nước láng nhớt (Trang 40 - 41)

•Bước 1: Giả định giá trị q2 ở cuối mỗi thời đoạn tính toán, tính giá trị V2 theo phương trình (8-1).

•Bước 2: Xác định mực nước thượng lưu Zt và mực nước hạ lưu Zh tại cuối thời đoạn tính toán bằng cách sử dụng đường cong Z~V của hồ chứa và đường quan hệ H~Q hạ lưu, tức là:

Zt= f(V2) (8-4)

Và Zh=f(q2) (8-5)

•Bước 3: Tính giá trị xả q2t tại cuối thời đoạn tính theo công thức (8-3) và kiểm tra điều kiện:

| q2t-q2| ≤ ε (8-6)

Với ε là số dương tùy ý được ấn định trước, chính là sai số cho phép giữa hai lần tính.

- Nếu (8-5) thỏa mãn coi như giả thiết q2 ở bước 1 là đúngvà chuyển sang thời đoạn tiếp theo. Giá trị q1 của thời đoạn sau chính là q2 của thời đoạn trước. Các bước tính toán với thời đoạn sau được tiến hành theo các bước 1 đến 3 tương tự như thời đoạn trước đó.

- Nếu (8-5) không thỏa mãn cần thay đổi giá trị giả định q2 và quay lại từ bước 1. Giá trị lưu lượng xả được giả định lại theo biểu thức sau:

(8-7) Trong đó: là giá trị giả định của lưu lượng xả q2 ở bước lặp thứ (n+1); và

giá trị giả định và tính toán của đại lượng q2 ở bước lặp thứ n.

Tiến hành tính toán cho tất cả các thời đoạn sẽ xác định được quá trình xả lũ, các đặc trưng dung tích phòng chống lũ và các mực nước đặc trưng.

Dung tích điều tiết lũ của hồ chứa là dung tích từ mực nước trước lũ đến mực nước lớn nhất của hồ chứa:

VPL = Vm - VTL (8-8) Trong đó Vm là giá trị lớn nhất trong số các giá trị V ứng với số thời đoạn; VTL là dung tích tương ứng với mực nước trước lũ HTL.

Một phần của tài liệu Thiết kế hồ chứa nước láng nhớt (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w