Vậy có thể kết luận rằng nợ quá hạn của chi nhánh khá cao trong năm 2007 và 2008. Song đối với thị trường hộ sản xuất mang nhiều rủi ro đặc biệt đối với
chấp nhận được. Với sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư tín dụng phù hợp cùng sự cố gắng của đội ngũ CBTD trong thẩm định xét duyệt và đôn đốc thu nợ, nợ quá hạn đã giảm đáng kể trong năm 2009, mức độ an toàn của vốn vay được cải thiện, hiệu quả cho vay hộ sản xuất được tốt hơn.
e) Chỉ tiêu: Nợ xấu
Cùng với chỉ tiêu nợ quá hạn, chỉ tiêu nợ xấu cũng dùng để đánh giá hiệu quả cho vay thông qua việc phản ánh các khoản nợ có khả năng mất vốn của Ngân hàng. Tình hình nợ xấu của chi nhánh thể hiện ở bảng số liệu và biểu đồ sau:
Bảng 15. Nợ xấu hộ sản xuất theo thời hạn của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phú Lộc qua 3 năm (2007-2009)
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Chênh lệch 2008/2007 2009/2008 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 1. Nợ xấu 1.291 2.519 1.071 1.228 95,12 -1.448 -57,48 2. Tỉ lệ nợ xấu (%) 1,25 2,25 0,77 - 1,00 - -1,48 Trung hạn 1. Nợ xấu 1.116 2.555 1.470 1.439 128,94 -1.085 -42,47 2. Tỉ lệ nợ xấu (%) 1,33 3,03 1,36 - 1,70 - -1,67 Tổng 1. Nợ xấu 2.407 5.074 2.541 2.667 110,80 -2.533 -49,92 2. Tỉ lệ nợ xấu (%) 1,29 2,58 1,03 - 1,29 - -1,55
Biểu đồ 11. Nợ xấu hộ sản xuất theo thời hạn (Đơn vị: triệu đồng)
Tổng nợ xấu của chi nhánh khá cao và thay đổi theo xu hướng tăng cao năm 2008 rồi giảm xuống vào năm sau đó trong đó tỉ trọng nợ xấu ngắn hạn giảm qua từng năm và tỉ trọng nợ xấu trung hạn tăng lên. Tỉ lệ nợ xấu trung hạn luôn cao hơn tỉ lệ nợ xấu ngắn hạn.
Năm 2007 nợ xấu ngắn hạn là 1.291 triệu và trung hạn là 1.116 triệu. Nhưng sang 2008 cùng với quy mô cho vay tăng thì nợ xấu cũng tăng lên, nợ xấu ngắn hạn là 2.519 triệu tăng 95% và trung hạn là 2.555 triệu tăng gần 130%, tỉ lệ nợ xấu ngắn hạn tăng từ 1,25% lên 2,25% và trung hạn từ 1,33% lên 3,03%. Điều này cho thấy rằng việc xử lí nợ quá hạn của chi nhánh trong năm chưa thực sự tốt, và vẫn còn tình trạng chây ỳ không chịu trả nợ của các hộ nợ quá hạn.
Năm 2009 với sự thay đổi của chi nhánh trong mục tiêu hoạt động, chú trọng vào mức độ an toàn hơn là quy mô vốn thì nợ xấu đã giảm mạnh, tỉ lệ nợ xấu ngắn hạn còn 0,77% giảm 1,48% và trung hạn còn 1,36% giảm 1,67%.
Sau đây là bảng phân nhóm nợ xấu phản ánh chi tiết hơn tình hình nợ xấu của chi nhánh:
Bảng 16. Phân nhóm nợ xấu hộ sản xuất của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phú Lộc qua 3 năm (2007-2009)
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Chênh lệch 2008/2007 2009/2008 Số tiền % Số tiền % Nợ nhóm 3 440 1.670 496 1.230 279,55 -1.174 -70,30 Nợ nhóm 4 1.415 2.080 457 665 47,00 -1.623 -78,03 Nợ nhóm 5 552 1.324 1.588 772 139,86 264 19,94 Tổng 2.407 5.074 2.541 2.667 110,80 -2.533 -49,92
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động tín dụng Phòng tín dụng 2007-2009)
Năm 2007, nợ xấu nhóm 4 là cao nhất và nhóm 5 vẫn còn thấp, nhưng sang 2008 nợ xấu ở cả 3 nhóm đều tăng vọt: nhóm 3 từ 440 triệu lên đến 1.670 triệu tăng 280%; nhóm 2 tăng 47% và nhóm 3 tăng 140%. Số tiền vay có nguy cơ mất vốn là rất cao. Năm 2009, do làm tốt khâu kiểm tra, xét duyệt trước khi vay đồng thời xử lí tốt nợ quá hạn nên nợ xấu nhóm 3 và 4 giảm đáng kể, nhóm 5 có tăng do nợ xấu những năm trước đó tồn đọng lại.
Như vậy nợ xấu của chi nhánh tăng cùng với quy mô vốn trong 2008 và sang 2009, những món vay có khả năng mất vốn của chi nhánh không còn nhiều đồng nghĩa hiệu quả cho vay được cải thiện hơn.
f) Chỉ tiêu: Lợi nhuận cho vay hộ sản xuất
Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cho vay đối với Ngân hàng, thể hiện bằng số tiền lợi nhuận mà chi nhánh thu được từ đầu tư cho vay hộ sản xuất. Và hiệu quả này được thể hiện rõ hơn thông qua tỉ trọng lợi nhuận từ hoạt động cho vay hộ sản xuất trong tổng lợi nhuận của Ngân hàng.
Bảng 17. Lợi nhuận cho vay hộ sản xuất của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phú Lộc qua 3 năm (2007-2009)
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Chênh lệch 2008/2007 2009/2008 Số tiền % Số tiền % 1.Thu nhập 23.80 2 39.51 8 29.84 1 15.716 66,03 -9.677 -24,49
Thu lãi cho vay 23.716 39.406 29.721 15.690 66,16 -9.685 -24,58
Thu khác 86 112 120 26 30,23 8 7,14
8 6
Chi trả lãi huy động
vốn 15.166 25.849 22.759 10.683 70,44 -3.090 -11,95 Chi khác 2.292 2.671 2.706 379 16,54 35 1,31 3.Lợi nhuận 6.344 10.99 8 4.376 4.654 73,3 6 -6.622 -60,21
(Nguồn: Báo cáo tài chính Phòng kế toán 2007-2009)
Căn cứ vào số liệu trên ta thấy chi nhánh đạt mức lợi nhuận cho vay hộ sản xuất cao nhất năm 2008, với doanh số cho vay tăng nhanh đã giúp doanh thu từ lãi vay tăng đến 15.690 triệu với tốc độ tăng 66%, một nguyên nhân nữa là mức lãi suất cho vay giai đoạn này rất cao, có lúc lên đến 1,75%/tháng tức 21%/năm. Trong khi đó chi phí trả lãi huy động tăng 10.683 triệu và chi phí khác tăng không đáng kể đã làm lợi nhuận cho vay hộ từ 6.344 triệu lên đến 10.998 triệu, đóng góp phần lớn trong tổng lợi nhuận của cả chi nhánh.
Đến năm 2009, mặc dù doanh số cho vay hộ tăng nhưng việc hạ lãi suất cho vay theo mặt bằng chung để giúp người dân phục hồi lại sản xuất sau khủng hoảng kinh tế, đã làm thu nhập từ lãi vay giảm đáng kể, chỉ là 29.721 triệu, lãi suất cho vay bấy giờ chỉ còn khoản 10%/năm. Trong khi đó việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn, buộc chi nhánh phải tăng lãi suất huy động theo Ngân hàng cấp trên làm chi phí trả lãi duy trì ở mức cao là 22.759 triệu. Chênh lệch lãi suất cho vay và lãi xuất huy động thấp đã làm lợi nhuận giảm mạnh xuống còn 4.376 triệu đồng. Tuy nhiên so với 7.974 triệu tổng lợi nhuận của toàn chi nhánh thì đây là một đóng góp rất lớn trước giai đoạn phục hồi kinh tế.
Tỷ trọng thu nhập từ lãi cho vay trên tổng thu nhập cho vay hộ sản xuất: Đây là tỷ số giúp chúng ta thấy được tổng thu nhập từ hoạt động cho vay hộ sản xuất phụ thuộc như thế nào vào thu nhập từ lãi cho vay.
Biểu đồ 12. Tỉ trọng thu nhập cho vay hộ sản xuất theo thời gian (Đơn vị: phần trăm)
Qua biểu đồ, có thể thấy rằng thu lãi cho vay luôn chiếm trên 99% tổng thu nhập cho vay hộ sản xuất và hầu như ít biến động qua các năm. Như vậy lợi nhuận cho vay hộ sản xuất cao hay thấp phần lớn là nhờ thu nhập từ lãi vay. Đồng nghĩa với hiệu quả cho vay chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi tỉ tiêu này.
Tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động cho vay hộ sản xuất trên tổng lợi nhuận: Đây là chỉ tiêu thể hiện rõ nhất hiệu quả cho vay hộ sản xuất về mặt kinh tế của chi nhánh.
Bảng 18. Tỉ trọng lợi nhuận cho vay hộ sản xuất trên tổng lợi nhuận của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phú Lộc qua 3 năm (2007-2009)
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tổng lợi nhuận 8.491 100 13.622 100 7.974 100
Lợi nhuận cho vay hộ sản
xuất 6.344 74,71 10.998 80,74 4.376 54,88
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động tín dụng Phòng tín dụng 2007-2009)
Qua bảng số liệu, ta thấy rằng tỉ trọng lợi nhuận cho vay hộ sản xuất trên tổng lợi nhuận của chi nhánh biến động theo xu hướng tăng trong năm 2008 và
giảm mạnh trong năm 2009. Ở cả 3 năm, trong 100 đồng tổng lợi nhuận Ngân hàng thu được thì lợi nhuận cho vay hộ sản xuất đã đóng góp trên 54 đồng.
Vậy có thể nói rằng hoạt động cho vay hộ sản xuất đối với chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phú Lộc đạt hiệu quả kinh tế cao nhất năm 2008. Điều đó thể hiện rõ bởi con số lợi nhuận 10.998 triệu đồng với tỉ trọng trên 80% tổng lợi nhuận toàn chi nhánh. Tuy năm 2009 con số này chỉ đạt 4.376 triệu nhưng không thể nói hiệu quả cho vay giảm. Nó chỉ giảm về tính kinh tế đối với chi nhánh nhưng hiệu quả nó mang lại là giúp người dân có được nguồn vốn vay với chi phí thấp, sử dụng có hiệu quả để phục hồi và mở rộng sản xuất. Như vậy hiệu quả nó mang lại là cho chính bản thân hộ vay, đúng với mục đích phát triển nông thôn.
2.4. Đánh giá về hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Phú Lộc những năm qua
2.4.1. Kết quả đạt được
Hiệu quả đối với NHNo&PTNT huyện Phú Lộc
Nhìn chung doanh số cho vay đối với hộ sản xuất ngày càng tăng và chi nhánh đang dần chuyển dịch cơ cấu cho vay sang những ngành có triển vọng phát triển, ít chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên như thương nghiệp, dịch vụ. Bên cạnh đó chi nhánh vẫn duy trì cho vay có chọn lọc đối với những ngành thế mạnh nông, lâm, ngư nghiệp. Doanh số thu nợ chỉ tăng trong năm 2008 rồi giảm ngay năm sau đó, trong đó thu nợ ngắn hạn luôn lớn hơn trung hạn. Doanh số thu nợ của nông, lâm, ngư nghiệp không còn chiếm ưu thế so với trước mà thay vào đó là thương nghiệp dịch vụ. Điều này đã làm dư nợ tăng trưởng khá nhanh. Như vậy về việc mở rộng cho vay hộ sản xuất thì chi nhánh đã đạt được hiệu quả.
Nợ quá hạn của chi nhánh khá cao đặt biệt trong năm 2008, tỉ lệ nợ xấu vẫn còn đáng lo ngại nhưng bù lại lợi nhuận của chi nhánh năm này lại cao hơn 2007 và 2009, như vậy trong hai năm 2007 và 2008 chi nhánh chỉ đạt được hiệu quả về mặt lợi nhuận còn về chất lượng thẩm định và xét duyệt cho vay vẫn còn hạn chế, hộ sản xuất vẫn khó tiếp cận nguồn vốn vì lãi suất cao. Ngược lại, năm 2009 đánh dấu sự tiến bộ của chi nhánh nhất là các CBTD trong việc chọn lọc đối
tượng cho vay và thu nợ cũng như xử lí nợ quá hạn, giúp tỉ lệ nợ quá hạn và nợ xấu giảm mạnh, người dân vay vốn với lãi suất thấp hơn nhiều so với trước. Tuy lợi nhuận mang lại không cao nhưng chi nhánh đã đạt được hiệu quả về mặt phát triển kinh tế nông thôn, giúp kinh tế hộ phục hồi và mở rộng sản xuất.
Hiệu quả đối với hộ sản xuất
Thông qua vay vốn tại NHNo&PTNT huyện Phú Lộc, các hộ đã có thêm nguồn vốn kinh doanh mua vật tư, nguyên liệu, con giống để phát triển sản xuất không ngừng nâng cao thu nhập cải thiện đời sống. Điều này đã góp phần đưa nền kinh tế huyện tăng trưởng đáng kể 13% năm 2009, 98% số hộ được dùng điện, 87% hộ được dùng nước sạch3.
Các hộ được CBTD tư vấn nên sản xuất kinh doanh đúng hướng hơn, không chạy theo phong trào như trước từ đó người dân có thể học hỏi nhau, bàn nhau cách làm giàu và biết cách làm giàu. Tỉ lệ hộ nghèo từ 12,1% năm 2008 giảm xuống còn dưới 10% năm 20094.
Đồng vốn Ngân hàng đã góp phần tích cực cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi dần theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Quan trọng hơn nó giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho hàng ngàn người dân trong huyện.
Tuy với tình hình kinh tế đầy biến động làm người dân khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn với lãi suất cao nhưng sang 2009 với sự hỗ trợ của NHNN, hộ sản xuất có thể vay vốn dễ dàng hơn với lãi suất thấp để đầu tư sản xuất kinh doanh. Vốn vay từ NHNo&PTNT huyện Phú Lộc thực sự mang lại hiệu quả cho hộ sản xuất.
2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân trong công tác cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Phú Lộc
2.4.2.1. Những mặt hạn chế, tồn tại
Qua phân tích đánh giá hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phú Lộc trong 3 năm từ 2007-2009, mặc dù Ngân hàng đã 3,4 Theo báo cáo tăng trưởng kinh tế huyện Phú Lộc 2009
cố gắng trong việc nâng cao hiệu quả cho vay nhưng vẫn còn một số hạn chế cần xem xét:
- Với dư nợ 247.869 triệu đồng cuối năm 2009 và số lượt hộ vay là 13.103 hộ5 4thì mức vốn đầu tư bình quân cho một hộ sản xuất chưa đến 19 triệu đồng trên một lượt hộ. Trong khi đó mức vay quy định phải thế chấp tài sản tại chi nhánh là trên 30 triệu đồng. Như vậy số hộ vay không thế chấp tài sản là còn nhiều.
- Cho vay còn mang tính chất bị động, khách hàng đi tìm Ngân hàng chứ Ngân hàng chưa chủ động tìm đến khách hàng.
- Chất lượng các dự án đầu tư còn kém mang tính hình thức, nhiều khách hàng vay vốn không tự xây dựng được dự án và phương án sản xuất kinh doanh mà phải nhờ vào sự trợ giúp của cán bộ tín dụng. Có khi phương án sản xuất kinh doanh không đúng với tình hình thực tế sản xuất kinh doanh của khách hàng mà chỉ "vẽ" lên mà thôi. Hơn nữa các thông tin báo cáo của hộ sản xuất chỉ là hình thức, số liệu phản ánh không đúng sự thật, ngoài vòng kiểm soát của cơ chế hiện hành.
- Do thực hiện đầu tư trực tiếp là chủ yếu, việc cho vay thông qua tổ vay vốn là còn ít; trong khi đó cán bộ làm công tác tín dụng còn bị hạn chế về số lượng nên dẫn đến quá tải đối với CBTD (bình quân một CBTD phụ trách hơn 1000 hộ). Còn nhiều hộ có nhu cầu vay vốn nhưng chưa được điều tra, thẩm định kịp thời để cho vay, với con số 13 CBTD như hiện nay lại không tích cực chuyển hình thức vay qua tổ vay vốn thì thực sự quá tải trong quản lý.
- Chất lượng thẩm định chưa cao, nhiều dự án mang tính hình thức chưa khẳng định được hiệu quả thực sự của dự án đầu tư. Đôi lúc chỉ nhìn vào cơ ngơi, thực tế tài sản thế chấp để cho vay. Do đó khi khách hàng không trả được nợ khả năng xử lý tài sản thế chấp rất khó.
- Là đơn vị thiếu vốn nên trong những năm qua thường xuyên phải sử dụng vốn từ cấp trên nên mở rộng cho vay còn hạn chế. Năm 2007-2009 tổng vốn huy
động được của chi nhánh lần lượt là 123.728 triệu,157.604 triệu và 189.729 triệu đồng, trong khi đó riêng doanh số cho vay hộ sản xuất đã là 195.154 triệu, 241.749 triệu và 247.604 triệu đồng.
2.4.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại
Về phía Ngân hàng:
- Thủ tục tín dụng còn nhiều phiền hà, phức tạp. Bộ hồ sơ vay vốn của hộ còn quá nhiều thủ tục giấy tờ và chữ ký.
- Trong thực hiện chính sách cho vay hộ sản xuất thì CBTD là người vất vả nhất, là người trực tiếp xuống từng hộ gia đình đôn đốc thu nợ đến hạn, quá hạn, ở những vùng dân trí thấp có khi còn bị đe doạ đến tính mạng, thế nhưng chưa được ưu đãi thoả đáng công sức họ bỏ ra. Do đó một số CBTD chưa làm việc nhiệt tình, chưa làm việc hết năng lực của mình.
Về phía khách hàng:
- Đầu tư vào hộ sản xuất chủ yếu là cho vay nông nghiệp. Do vậy phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, dễ xảy ra rủi ro do thiên tai và đầu ra phụ thuộc vào sự biến động giá cả các loại hàng hóa trên thị trường.