So với ngắn hạn thì doanh số thu nợ trung hạn biến động với tỉ lệ lớn hơn, năm 2008 tăng 26.915 triệu đồng với tỉ lệ 46% và năm 2009 giảm 23.291 triệu với tỉ lệ giảm 27%. Năm 2008, doanh số thu nợ trung hạn tăng do các khoản vay trung hạn trước đó đã đến kì đáo hạn đồng thời các hộ vay làm ăn có hiệu quả.
Ngược lại chỉ tiêu này đến năm 2009 lại giảm do các khoản vay trung hạn mới đang ở giai đoạn đầu nên doanh số thu nợ còn bị hạn chế. Điều này làm tỉ trọng doanh số thu nợ trung hạn tăng từ 34% năm 2007 lên 37% năm 2008 rồi lại giảm còn 32% năm 2009.
Tóm lại, doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng lớn hơn trung hạn và hai chỉ tiêu này biến động cùng một xu hướng.
Doanh số thu nợ hộ sản xuất theo ngành kinh tế
Đặc thù kinh doanh của những ngành nghề cũng sẽ tác động rất lớn đến doanh số thu nợ của chi nhánh. Điều đó được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 9. Doanh số thu nợ hộ sản xuất theo ngành kinh tế của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phú Lộc qua 3 năm (2007-2009)
Đơn vị: Triệu đồng
Ngành 2007 2008 2009 Chênh lệch
2008/2007 2009/2008
Số tiền % Số tiền %
Nông, lâm nghiệp 50.378 75.513 55.186 25.135 49,89 -20.327 -26,92
Ngư nghiệp 61.160 84.642 53.193 23.482 38,39 -31.449 -37,16 Thương nghiệp,dịch vụ 41.830 48.700 60.716 6.870 16,42 12.016 24,67 Ngành khác 22.615 23.583 27.032 968 4,28 3.449 14,62 Tổng 175.98 3 232.43 8 196.12 7 56.455 32,08 - 36.311 -15,62
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động tín dụng Phòng tín dụng 2007-2009)
Đối với những ngành mà kết quả kinh doanh phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như nông, lâm, ngư nghiệp thì doanh số thu nợ tăng trong năm 2008 và giảm trong 2009. Dịch bệnh xảy ra nhiều trong 2009 đặt biệt là bệnh tôm bị đốm trắng chết hàng loạt, bệnh tai xanh ở lợn và bệnh cúm H5N1 ở gà, vịt đã làm người nông dân nhất là những hộ chăn nuôi rất khó khăn trong việc trả nợ Ngân hàng. Doanh số thu nợ những ngành này giảm khá nhiều, thậm chí đối với ngành ngư nghiệp chỉ tiêu này còn thấp hơn năm 2007. Khi đi đôn đúc bà con trả nợ khi đến hạn thì những CBTD thường có câu: “Được mùa thu nợ, mất mùa gia hạn”. Điều đó nói lên rằng rủi ro cho vay đối với những hộ nông, lâm, ngư nghiệp là
rất lớn. Chính vì điều đó mà chi nhánh đã có xu hướng chuyển dần sang đầu tư những ngành ít chịu tác động của tự nhiên hơn và trong năm 2009 việc làm đã có hiệu quả. Doanh số thu nợ của ngành thương nghiệp, dịch vụ và những ngành khác đều tăng, thậm chí tăng nhanh hơn cả năm 2008. Ngành thương nghiệp, dịch vụ có doanh số thu nợ năm 2008 là 48.700 triệu xếp thứ 3 sau nông, lâm nghiệp và ngư nghiệp, nhưng sang 2009 con số này là 60.716 triệu đứng đầu trong các ngành.
Biểu đồ 5. Doanh số thu nợ hộ sản xuất theo ngành kinh tế (Đơn vị: