Ðánh giá độ tin cậy của mô hình

Một phần của tài liệu Tối ưu góc phun sớm, áp suất phun và tỷ số nén cho động cơ d243 sau khi thực hiện tăng áp bằng tua bin máy nén bằng phần mềm AVL boost (Trang 67 - 68)

5. Các nội dung chính trong luận văn

3.4.Ðánh giá độ tin cậy của mô hình

Sau khi chạy mô hình động cơ, kết quả được so sánh với thực nghiệm để đánh giá tính tin cậy của mô hình. Bảng 3.3 và hình 3.5 cho thấy thể hiện kết quả mô phỏng và thực nghiệm của động cơ D243 không tăng áp. Kết quả cho thấy đường đặc tính công suất và tiêu hao nhiên liệu giữa mô phỏng và thực nghiệm là khá tương đồng. Sai lệch lớn nhất về công suất là 5,2% tại n = 1000v/ph, tiêu hao nhiên liệu là 7,1% tại n = 1400v/ph. Sự sai lệch này có thể do các nguyên nhân, như sai số phép đo trong thực nghiệm hay một số giả thiết mô phỏng trong mô hình chưa phù hợp với thực nghiệm. Tuy nhiên, với các kết quả này đã thể hiện tính tin cậy của mô hình. Do vậy, mô hình có thể phát triển thành mô hình động cơ D243 tăng áp để phục vụ cho các bước nghiên cứu tiếp theo.

Bảng 3.3. So sánh kết quả chạy mô phỏng động cơ D243 trước tăng áp và kết quả thực nghiệm dạng bảng n (v/ph) Ne (kW) % ge (g/kW.h) % Me (N.m) % TN MP TN MP TN MP 1000 31.38 33.14 5.6 251.9 236 -6.3 299.8 316.6 5.6 1400 45.87 46.81 2.0 243.2 231.5 -7.1 313.0 319.4 2.0 1600 51.89 52.17 0.53 252.8 235.6 -6.8 309.8 311.5 0.53 1800 57.03 58.42 2.4 256.3 239.6 -6.5 302.7 310.1 2.43 2000 57.18 59.11 3.4 257.2 246.2 -4.2 273.2 282.3 3.37 2200 56.09 58.28 3.9 269.5 253.1 -6.0 243.6 253.1 3.9 Trong đó:

- TN: Kết quả chạy thực nghiệm. - MP: Kết quả chạy mô phỏng. - %: Tỷ lệ phần trăm thay đổi.

68

Hình 3.5. Đặc tính công suất và tiêu hao nhiên liệu của thực nghiệm và mô phỏng

Một phần của tài liệu Tối ưu góc phun sớm, áp suất phun và tỷ số nén cho động cơ d243 sau khi thực hiện tăng áp bằng tua bin máy nén bằng phần mềm AVL boost (Trang 67 - 68)