Tỷ lệ nghẽn mạch trên TCH

Một phần của tài liệu Tối ưu mạng truy cập vô tuyến cho công ty viễn thông viettel tại khu vực tây hà nộ (Trang 49 - 52)

TCBR được định nghĩa như tỷ lệ chiếm mạch không thành công do nghẽn kênh thoại (không có kênh TCH rỗi) trên tổng số lần hệ thống yêu cầu cung cấp kênh thoại.

TCBR = Tng s ln b nghn / Tng s ln yêu cu kênh thoi (TCBR = Total blocks / Total TCH attempts)

Tỷ số này phản ánh mức độ nghẽn mạch trên từng cell riêng lẻ hay trên toàn hệ thống. Khi tỷ số này ở một cell (hay khu vực) nào đó trở nên quá cao điều đó có nghĩa là rất khó thực hiện được cuộc gọi trong cell (hay khu vực) đó. Tuy nhiên, tham số này không phản ánh một cách chính xác yêu cầu về lưu lượng trên mạng vì khi một người nào đó muốn thực hiện một cuộc gọi trong vòng một phút chẳng hạn, người ta sẽ cố nhiều lần để có thể nối được một kênh thoại và như vậy sự thử có thể là rất nhiều lần để có thể chỉ thực hiện một cuộc gọi duy nhất kéo dài một phút. Điều này làm tỷ lệ nghẽn mạch tăng lên rất nhanh, vượt quá cả bản chất thực tế của vấn đề.

Đôi khi ta không hiểu tại sao mà tỷ lệ TCBR lại rất cao ở một số cell, trong trường hợp này cách tốt nhất là tham khảo thêm các đại lượng Maxbusy và Congestion time cho cell đó:

• Congestion time: Tổng số thời gian mà toàn bộ số kênh bị chiếm hết (Tổng số thời gian nghẽn).

Lưu lượng mang bởi hệ thống trong khoảng thời gian t được định nghĩa như sau:

C = n*T/t

Trong đó

T là thời gian đàm thoại trung bình n số cuộc gọi trong khoảng thời gian t.

Đơn vị của lưu lượng được tính bằng Erlang (Er), nếu như thay t=3600, ta có đơn vị Eh (Erlang giờ).

Một cách hoàn toàn đơn giản, ta có thể tính lưu lượng như sau:

C = Tng thi gian chiếm mch/ Thi gian đo

Lưu lượng của hệ thống cũng phần nào đấy cho thấy sự hoạt động của mạng. Nếu như lưu lượng của một cell nào đấy giảm đi một cách bất bình thường, điều đó có nghĩa là hoặc vùng phủ sóng của cell đã bị thu hẹp lại (do tụt công suất hay anten hỏng) hoặc một nhóm thu phát nào đấy của cell không hoạt động.

Lưu lượng của hệ thống có một tương quan tương đối đối với tỷ lệ nghẽn TCH (TCBR) đã trình bày ở trên, khi lưu lượng tăng vượt một giá trị nào đó (tuỳ thuộc vào dung lượng của cell) thì tỷ lệ TCBR cũng tăng lên rất nhanh theo nó. Tuy nhiên trong một số trường hợp, ngay cả khi có lưu lượng rất thấp, tỷ lệ TCBR vẫn rất cao. Khi đó không có một cách lý giải nào tốt hơn là một số khe thời gian timeslot trên cell đã không hoạt động.

Giờ bận của hệ thống BH (busy hour) được tính như là giờ mà lưu luợng đi qua hệ thống là lớn nhất. Và do đó khi thiết kế một hệ thống nào đó, nhằm thoả mãn yêu cầu về lưu lượng một cách tốt nhất người ta thường sử dụng các số liệu thống kê cho giờ bận.

Trong một hệ thống với một số hữu hạn kênh thoại và mỗi thuê bao chiếm mạch hết một thời gian trung bình T nào đấy, ta thấy ngay rằng khi số thuê bao tăng lên hay nói cách khác khi mà lưu lượng tăng lên thì xác suất bị nghẽn mạch cũng

tăng lên và khi lưu lượng tăng lên đến một mức độ nào đó thì tình trạng nghẽn mạch không thể chấp nhận được nữa. Do vậy để đánh giá mức độ nghẽn mạch một cách chính xác, người ta sử dụng đại lượng là cấp độ phục vụ GOS.

GOS có thể được định nghĩa như là xác suất bị nghẽn mạch cho một thuê bao khi thực hiện cuộc gọi trong một khu vực có một “lưu lượng yêu cầu” (offerred traffic) xác định nào đó. Vấn đề này sinh ra là “lưu lượng yêu cầu” ở đây là gì? Nó có thể được coi như là lưu lượng mà hệ thống có thể mang được trong giờ bận trong trường hợp không có nghẽn mạch hay nói cách khác đi là khi số kênh thoại của hệ thống tăng đủ lớn.

Người ta có thể tính GOS cho một hệ thống với t - kênh và A - “lưu lượng yêu cầu” như sau:

GOS (t,A) = ϕ (GOS (t-1,A)) (*) GOS (0,A) = 1.

Tuy nhiên “Lưu lượng yêu cầu” là một cái gì đó có vẻ không thực, không thể cân đo đong đếm được và người ta chỉ có thể đo được “lưu lượng thực” mang bởi các kênh thoại mà thôi. Vì vậy người ta tính “lưu lượng yêu cầu” A như sau:

A = C*(1+GOS)

Trong đó C - lưu lượng đo được trên h thng

Nhưng vấn đề lại là làm sao tính được GOS. Để tính GOS đầu tiên người ta giả sử A= C, dựa vào công thức (*) ta có thể tính được GOS1 nào đấy, và khi đó:

C1=A/(1+GOS1)

Nếu như C1 vừa tính được lại nhỏ hơn C thực, người ta lại tăng A lên một chút chẳng hạn A= C + 0,00001, lại tính theo cách ở trên và cứ như thế cho tới khi Cn tính được gần với C thực nhất. Khi đó giá trị tính được GOSn chính là giá trị của GOS cần tìm. Khi đã tính được “lưu lượng yêu cầu” A, ta có thể dễ dàng xác định số kênh cần thiết bằng cách tra bảng.

Một phần của tài liệu Tối ưu mạng truy cập vô tuyến cho công ty viễn thông viettel tại khu vực tây hà nộ (Trang 49 - 52)