Một số giải pháp

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU (Trang 37 - 40)

3.1.1. Kết hợp nhiều hình thức cho vay linh động

Sự kết hợp của nhiều phương thức cho vay sẽ mang lại lợi ích cho cả khách hàng và ngân hàng, bởi vì khách hàng có thể chọn lựa cho mình phương thức vay phù hợp nhất và ngân hàng cũng thu hút được nhiều đối tượng khách hàng hơn.

Hiện nay, các hình thức cấp tín dụng chủ yếu là cho vay từng lần theo hợp đồng tín dụng hoặc cho vay bằng hình thức thấu chi tài khoản qua thẻ tín dụng với lãi suất cho vay 0% trong thời hạn 45 ngày, cho vay mua nhà với giá trị lên đến 100%, … Mặc dù các hình thức cho vay này khá hấp dẫn nhưng tính cạnh tranh chưa cao vì nhiều ngân hàng khác cũng cho ra các sản phẩm tương tự. Vì vậy, ACB cần nghiên cứu và phát triển thêm nhiều sản phẩm với nhiều phương thức cho vay phù hợp hơn nữa với KH nhưng vẫn đảm bảo đó là những sản phẩm có tính hiệu quả cao. Có như vậy, ACB mới chiếm được ưu thế hơn so với các tổ chức tín dụng khác.

3.1.2. Đề cao chất lượng công tác thẩm định

Đây là yếu tố rất quan trọng vì nó quyết định đến chất lượng hoạt động và khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng của ngân hàng. Đối với công tác cho vay, trong tất cả các bước của quy trình thì thẩm định là bước quan trọng nhất để xác định đúng đối tượng vay. Nếu công tác thẩm định không chính xác, thông tin không đầy đủ thì rủi ro

của ngân hàng là không thể tránh khỏi như việc khách hàng không trả nợ hoặc mất khả năng chi trả. Rủi ro này phát sinh chủ yếu từ hoạt động cho vay, các khoản tạm ứng, hoạt động đầu tư hoặc rủi ro từ các công cụ ngoại bảng. Những trường hợp như vậy khiến ngân hàng không những không thu được lời mà còn có nguy cơ mất vốn rất cao, ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của PGD NAT nói riêng và toàn hệ thống ACB nói chung. Chính vì thế mà trước khi cho vay cán bộ tín dụng phải nắm bắt đầy đủ các thông tin, đánh giá đúng khả năng và năng lực tài chính của khách hàng.

3.1.3. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ quy trình giải ngân nhằm đẩy nhanh quá trình thu hồi nợ

Giải ngân là nghiệp vụ chuyển giao một khoản tiền nhất định cho khách hàng theo hợp đồng tín dụng đã được ký kết giữa ngân hàng và khách hàng. Sau khi giải ngân thì Ngân hàng cần tăng cường thanh tra, giám sát các khoản cho vay xem chúng có được sử dụng đúng mục đích hay không cũng như kiểm tra tình hình khách hàng để kịp thời phát hiện và xử lý các rủi ro tín dụng phát sinh. Việc kiểm tra, giám sát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm, theo dõi thời gian tiêu thụ và thanh toán tiền hàng cũng như theo dõi quá trình công tác của khách hàng xem có biến đổi gì không… , nếu có phát sinh vấn đề thì cần có biện pháp để đôn đốc thu nợ và lãi kịp lúc. Đây cũng là nghiệp vụ quan trọng cần được chú trọng để phòng ngừa và hạn chế thất thoát cho ngân hàng, nhằm kiểm soát tính hiệu quả của việc sử dụng vốn vay. Bởi vì những kết quả của việc phân tích, đánh giá khách hàng và thẩm định tính khả thi của phương án vay trước đó vẫn chỉ mang tính giả thiết và dựa trên quá trình lịch sử tín dụng của khách hàng; những thông tin, đánh giá đó không thể đảm bảo chắc chắn là khách hàng không gây ra rủi ro cho ngân hàng trong quan hệ tín dụng lần này và tùy từng đối tượng, loại hình cấp tín dụng mà cán bộ tín dụng sẽ vận dụng nghiệp vụ khác nhau để giải quyết vấn đề. Điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra và theo dõi thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.

3.1.4. Phân loại và xếp hạng khách hàng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng

Khi nhân viên tín dụng tiến hành xếp hạng khách hàng sẽ giúp nhân viên quản lý các khoản vay hiệu quả hơn, hạn chế rủi ro tín dụng do không nắm bắt được tình hình thực tế của khách hàng. Xếp hạng khách hàng phải được thực hiện với tất cả

khách hàng không phân biệt cũ và mới, không cho khách hàng biết đánh giá rủi ro về món tiền cho vay trong mọi trường hợp để tránh tình trạng khách hàng làm sai lệch thông tin. Sau khi xếp hạng khách hàng nếu có sự thay đổi về khả năng trả nợ của khách hàng phải tiến hành đánh giá lại, … những công việc này sẽ giúp hạn chế tối đa rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Khi xếp hạng sẽ mang lại lợi ích sau:

- Cho phép nhân viên tín dụng có nhận định chung về rủi ro các khoản cho vay.

- Phát hiện sớm các khoản vay có khả năng bị tổn thất, từ đó có biện pháp xử lý thích hợp.

- Nhân viên có thể xác định được khi nào cần gia tăng sự giám sát.

- Việc xếp hạng khách hàng còn là cơ sở để xác định mức dự phòng rủi ro.

3.1.5. Không ngừng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng

Để cho hoạt động tín dụng của ngân hàng đạt hiệu quả cao và ít gặp rủi ro tín dụng thì việc không ngừng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho cán bộ tín dụng phải được chú trọng hơn. Trong thực tế cũng cho thấy muốn ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng thì việc đầu tiên phải làm là hạn chế những yếu kém từ phía ngân hàng, vì vậy, công tác tuyển dụng và đào tạo có vai trò quan trọng trong hàng đầu. Bởi lẽ muốn nâng cao khả năng đánh giá khách hàng, thẩm định tính khả thi của dự án một cách chính xác nhằm cho vay đúng đối tượng để tăng doanh thu cần phải có một đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên nghiệp, có hệ thống kiến thức phong phú và am hiểu về nhiều ngành nghề, nhiều kĩnh vực, có khả năng nắm bắt những thay đổi của thị trường, các văn bản pháp luật và còn phải là người có phẩm chất đạo đức, có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc.

Ngày nay, nền kinh tế Việt Nam đã thực sự hoà mình vào dòng chảy của nền kinh tế thị trường và hệ thống ngân hàng ngày càng phát triển nên vấn đề cạnh tranh giữa các ngân hàng không thua kém các doanh nghiệp sản xuất. Do đó để có thể đứng vững và lớn mạnh đòi hỏi vốn kinh doanh phải lớn, đội ngũ nhân viên có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao.

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như các doanh nghiệp khác muốn tồn tại và phát triển cần phải liên tục tìm kiếm thị trường và đẩy mạnh phát triển thị trường mà mình chưa hoạt động hiệu quả. Vì vậy khi xây dựng cơ chế, chính sách cần phải có quan điểm kinh doanh và phục vụ rõ ràng không được coi trọng mặt này xem nhẹ mặt kia. Do đó, những cán bộ thực hiện việc xây dựng đường lối chính sách hoạt động phải tôn trọng quan điểm này, để khi xác định mục tiêu hay nội dung của chính sách cơ chế phải nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình một cách tốt nhất.

Đối với khách hàng nói chung và nhất là khách hàng tín dụng tiêu dùng nói riêng: cơ chế tín dụng ngân hàng phải phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng với lãi suất và kỳ hạn hợp lý, thủ tục đơn giản thuận tiện sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn nhưng vẫn đảm bảo được lợi ích ngân hàng.

Đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng: phạm vi, giới hạn tín dụng phải phù hợp với thực lực của bản thân ngân hàng và đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường với nguyên tắc hiệu quả và an toàn.

3.1.7. Một số biện pháp khác

 Đa dạng hoá hơn nữa các sản phẩm tín dụng khách hàng cá nhân vì tín dụng cá nhân cũng là một khoản mục mang lại lợi nhuận rất cao cho PGD vì người dân với trình độ và mức thu nhập khá ổn định và ngày càng tăng cao sẽ có nhu cầu vay nhiều hơn để đáp ứng các kế hoạch chi tiêu hay kế hoạch kinh doanh trên cơ sở triển vọng về thu nhập tương lai.

 Đối với dịch vụ khách hàng, PGD có thể mở thêm dịch vụ tư vấn đầu tư, kinh doanh cho khách hàng bên cạnh các dịch vụ sẵn có của ngân hàng, vì xu thế hiện nay mảng dịch vụ khách hàng là một phần quan trọng mang lại thu nhập lớn mà ngân hàng nào cũng cần phải quan tâm.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w