Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân tại PGD Nguyễn Ảnh Thủ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU (Trang 33 - 37)

Thủ

2.5.1. Kết quả đạt được

Giai đoạn 2009-2010 do mới được thành lập nên PGD Nguyễn Ảnh Thủ chưa được nhiều người biết đến, cùng với đó là đội ngũ nhân sự chưa ổn định, tính chuyên nghiệp trong việc tiếp thị sản phẩm đến khách hàng chưa cao, thái độ phục vụ của nhân viên chưa thực sự làm hài lòng được tất cả các khách hàng đến giao dịch và trong quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh của mình, ngân hàng cũng phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định để tạo ra thu nhập như phải đầu tư trang thiết bị nên lợi nhuận thu về là rất thấp. Tuy nhiên, sau hơn một năm đi vào hoạt động tình hình kinh doanh của PGD Nguyễn Ảnh Thủ đã có bước phát triển vượt bậc. PGD được nhiều người biết đến, tình hình nhân sự cũng đi vào ổn định và tác phong phục vụ khách hàng của nhân viên cũng chuyên nghiệp hơn khiến khách hàng cảm thấy hài lòng và dễ chịu khi đến giao dịch tại ngân hàng; thêm vào đó là uy tín sẵn có của ACB giúp PGD phát triển một cách nhanh chóng. Khoản chênh lệch giữa doanh thu đạt được và chi phí bỏ ra càng lớn thì lợi nhuận mang lại càng cao, kinh doanh ngân hàng càng hiệu quả. Do vậy, để đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng như thế nào, ta xem xét các yếu tố thu nhập, chi phí và lợi nhuận.

Kết quả sau hơn 3 năm đi vào hoạt động như sau:

Bảng 9: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Nguyễn Ảnh Thủ Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch (2010/2009) Chênh lệch (2011/2010) Tương

đối Tuyệt đối

Tương

đối Tuyệt đối

Doanh thu 2,50 4,83 12,66 2,33 93% 7,83 162%

Chi phí 2,00 3,75 5,47 1,75 88% 1,72 46%

Lợi nhuận trước thuế 0,50 1,08 7,19 0,58 116% 6,11 566%

(Nguồn: BC kết quả hoạt động kinh doanh - PGD NAT)

Biểu đồ 11: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của PGD NAT

Nhận xét: Từ bảng số liệu và biểu đồ cho ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh

của PGD Nguyễn Ảnh Thủ có những nét nổi bật sau:

 Doanh thu của PGD liên tục tăng và tăng rất nhanh qua các năm. Cụ thể từ 2009 đến 2010 tăng 93%, từ 2010 đến 2011 tăng 162%. Doanh thu của PGD tăng mạnh chủ yếu là từ hoạt động tín dụng vì doanh thu từ hoạt động tín dụng luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh thu cho thấy tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng là tốt.

 Chi phí tăng là do mở rộng quy mô hoạt động, phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Nhưng tốc độ tăng của chi phí thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu và theo chiều hướng tăng doanh thu giảm chi phí, chứng tỏ hoạt động kinh doanh, khả năng quản lý chi phí của PGD tốt, hiệu quả sử dụng vốn cao. Giai đoạn 2009-2010 chi phí tăng 88% nhưng qua năm 2010-2011 chỉ tăng 46%, giảm 42% so với giai đoạn 2009-2010.

 Đồng thời, lợi nhuận của ngân hàng cũng tăng dần qua các năm từ 2009 đến 2010 tăng 116%, từ năm 2010 đến 2011 tăng 566% ứng với sự tăng lên của doanh thu là hợp lý. Điều này cho thấy các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng đã đem lại kết quả nhất định. Do sự nỗ lực cải tiến quy trình cũng như phương thức cho vay và các nghiệp vụ khác của ngân hàng, làm cho kết quả kinh doanh của PGD nói riêng và toàn bộ hệ thống ACB nói chung được nâng cao. Đây là một kết quả rất tốt cần phát huy đối với các ngân hàng thương mại trong cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay.

Như vậy, hoạt động kinh doanh đạt tốc độ tăng trưởng cao, đặt biệt là từ nhóm khách hàng cá nhân, chất lượng các khoản vay được chú trọng hơn, tỷ lệ nợ quá hạn thấp tạo tính thanh khoản cao, các phương thức có sự phân phối hợp lý nhằm giảm thiểu rủi ro và phát triển được mối quan hệ với khách hàng. Qua đó, cho vay tiêu dùng đã thật sự đáp ứng tốt nhu cầu tài chính cho đối tượng khách hàng cá nhân, tăng cường được mối quan hệ gắn bó giữa khách hàng và ngân hàng, phục vụ tốt cho những khách hàng quen thuộc. Đáp ứng tốt nhu cầu và làm khách hàng cảm thấy thỏa mãn cũng chính là tạo điều kiện cho PGD phát triển một cách ổn định và bền vững.

2.5.2. Những tồn tại và khó khăn

Qua quá trình tìm hiểu thực tế tại ngân hàng cũng như những kiến thức tích lũy được trong thời gian học tập tại trường em thấy những kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng tiêu dùng nói riêng và mảng tín dụng nói chung của PGD là rất tốt. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số khó khăn như sau:

Từ phía PGD Nguyễn Ảnh Thủ

 Thủ tục vay vốn còn khá phức tạp và rườm rà, gây lãng phí thời gian cho cả khách hàng và nhân viên ngân hàng, làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong khi khách hàng đến gửi tiền thì thủ tục rất đơn giản và gọn lẹ.

 Do các khoản vay tiêu dùng thường có giá trị nhỏ nhưng số lượng khách hàng có nhu cầu thì rất đông, dẫn đến quá tải trong phương pháp quản lý. Hồ sơ vay vốn ngày càng nhiều trong khi số lượng nhân viên tín dụng thì có hạn nên khâu quản lý hồ sơ tại PGD còn nhiều điểm bất cập, kết quả là khách hàng phải chờ đợi lâu, gây phiền phức cho họ. Mặc dù đã có sự phân công cụ thế trong việc quản lý và lưu giữ hồ sơ, nhưng trong quá trình tác nghiệp nhiều hồ sơ không được lưu trữ đúng quy cách nên đôi khi nhân viên tín dụng phải mất nhiều thời gian để tìm kiếm. Sở dĩ có hiện tượng này là do nhân viên tín dụng phải đảm nhiệm nhiều công việc cùng một lúc, nên không thể quản lý hết được tất cả hồ sơ. Ngoài ra, tủ lưu trữ hồ sơ còn nhỏ, chưa được sắp xếp một cách khoa học cũng gây khó khăn trong việc trích tìm hồ sơ của nhân viên. Vì vậy, ngân hàng nên thực hiện việc chuyên môn hoá bộ phận quản lý hồ sơ tín dụng. Đây tuy không phải là khâu chính yếu nhưng nếu không thực hiện tốt khâu này sẽ gây ảnh hưởng đến toàn bộ quy trình công việc. Quản lý hồ sơ tốt sẽ góp phần đẩy mạnh tiến độ làm việc của bộ phận tín dụng tại PGD.

 Cơ sở vật chất hiện nay chưa thể đáp ứng được nhu cầu phát triển và quy mô hoạt động của PGD làm cho công việc tiến hành nhiều khi không được thuận lợi... Vì khi khách hàng đến đông thì diện tích nhỏ hẹp sẽ gây ra khó khăn và bất tiện cho khách hàng cũng như nhân viên trong quá trình thực hiện giao dịch.

 Thủ tục công chứng vẫn chiếm nhiều thời gian trong quy trình vay vốn nên nó sẽ hạn chế phần nào hiệu quả hoạt động của PGD vì trong thời đại hiện nay thì ngoài cạnh tranh về lãi suất thì yếu tố thời gian cũng khá quan trọng.

 Một khó khăn nữa của PGD cũng như của nhiều tổ chức tín dụng khác là các quy định về chính sách của ngân hàng liên tục thay đổi, các biểu mẫu phải được cập nhật thường xuyên cũng đã gây nhiều khó khăn cho khách hàng khi đến giao dịch và nhân viên trong quá trình xử lý công việc.

 Đồng thời việc hạn chế tăng trưởng tín dụng trong năm 2011 chỉ ở mức 20% theo nghị quyết số 11/NQ-CP kí ngày 24/02/2011 thì việc mở rộng tín dụng lại gặp nhiều hạn chế.

Những vướng mắc từ các văn bản pháp luật do hiện nay các văn bản pháp luật về hoạt động của ngân hàng có nhiều chỗ chồng chéo và mâu thuẫn với nhau. Điều này gây không ít khó khăn cho cán bộ tín dụng cũng như khách hàng, làm cho thủ tục trở nên rườm rà gây lãng phí thời gian và tiển bạc.

Mặc dù vậy, tín dụng cá nhân luôn luôn chiếm tỷ trọng lớn và có những bước tăng trưởng liên tục qua các năm.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI PGD NGUYỄN ẢNH THỦ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU (Trang 33 - 37)