Phân tích hàm phản ứng đẩy (Impulse response functio n IRF)

Một phần của tài liệu Sự truyền dẫn lãi suất của chính sách tiền tệ đến lạm phát ở Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 47 - 54)

IRF):

Thông qua các hàm phản ứng đẩy (Impulse response function – IRF) cho ta biết các biến trong mô hình phản ứng như thế nào khi xảy ra cú sốc với một biến trong mô hình, từ đó để nhận ra sự truyền dẫn của từng cú sốc đến các biến riêng biệt.

-.100 -.075 -.050 -.025 .000 .025 .050 .075 .100 1 2 3 4 5 6 7 8 Response of D(L_GDP) to D(L_LSCB)

Nguồn: Kết quả tác giả tính toán từ Eviews

Hình 2-5: Phản ứng của GDP trước cú sốc LSCB

Kết quả của hàm phản ứng đẩy cho thấy GDP phản ứng khá mạnh với cú sốc LSCB, khi LSCB tăng 1% sẽ làm giảm tăng trưởng GDP, cụ thể GDP giảm 0,0127% ngay ở quý đầu tiên và tiếp tục giảm đạt tới mức 0,0579% ở quý 2 trước khi bắt đầu tăng trở lại. Điều này phù hợp với lý thuyết vì khi lãi suất cơ bản tăng, sẽ tác động đến lãi suất thị trường, cụ thể là lúc này lãi suất huy động tăng, dẫn đến xu hướng tiết kiệm nhiều hơn chi tiêu và lãi suất cho vay tăng làm đầu tư giảm, những điều này làm giảm tổng cầu, từ đó làm giảm tỷ lệ tăng trưởng GDP.

-.06 -.04 -.02 .00 .02 .04 .06 .08 1 2 3 4 5 6 7 8 Response of D(L_CPI) to D(L_LSCB)

Nguồn: Kết quả tác giả tính toán từ Eviews

Hình 2-6: Phản ứng của CPI trước cú sốc LSCB

Cũng giống như phản ứng của GDP, phản ứng của CPI là tương đối mạnh trước cú sốc LSCB; CPI tăng 0,016% sau 1 quý và tiếp tục tăng đạt cực đại 0,041% sau 2 quý, tác động này là giai dẳng nhưng giảm dần sau 4 quý. Điều này có thể giải thích là do lãi suất cơ bản tăng, dẫn đến lãi suất cho vay cũng tăng theo, ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp, gây ra áp lực làm tăng giá các hàng hóa.

Lãi suất cơ bản bị tác động bởi CPI

CPI là chỉ số vĩ mô quan trọng để nhận biết lạm phát thực tế, NHNN thường điều chỉnh lãi suất cơ bản dựa trên diễn biến thực tế của CPI để xem xét lãi suất thực là dương hay âm. Thông thường ta xem xét sự thay đổi của CPI khi lãi suất cơ bản thay đổi, tuy nhiên việc xem xét sự tác động của CPI để NHNN thay đổi lãi suất cơ bản cũng là điều hợp lý và cần thiết.

-.08 -.06 -.04 -.02 .00 .02 .04 .06 .08 1 2 3 4 5 6 7 8 Response of D(L_LSCB) to D(L_CPI)

Nguồn: Kết quả tác giả tính toán từ Eviews

Hình 2-7: LSCB chịu sự tác động của CPI

Có thể thấy khi CPI tăng cao thì NHNN sẽ điều chỉnh tăng LSCB, việc điều chỉnh này xảy ra sau 1 quý, đạt tới mức tối đa 0,052% sau 2 quý và giảm dần khi chính sách đạt được hiệu quả.

-.03 -.02 -.01 .00 .01 .02 .03 1 2 3 4 5 6 7 8 Response of D(L_GDP,2) to D(L_M2,2)

Nguồn: Kết quả tác giả tính toán từ Eviews

Hình 2-8: Phản ứng của GDP trước cú sốc cung tiền M2

Theo lý thuyết, khi NHNN thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng thì cung tiền M2 sẽ tăng, kéo theo lãi suất thực giảm, và tăng tổng cầu, dẫn đến tăng GDP. Tuy nhiên thực tế cho thấy sau 4 quý kể từ khi thực hiện chính sách mở rộng thì ảnh hưởng của M2 lên GDP là không rõ ràng, GDP thực tế thậm chí còn giảm đôi chút và chỉ thực sự tăng sau 4 quý, đạt cực đại ở mức 0,007% sau 5 quý và sau đó tiếp tục giảm.

-.15 -.10 -.05 .00 .05 .10 .15 .20 1 2 3 4 5 6 7 8 Response of D(L_CPI) to D(L_M2,2)

Nguồn: Kết quả tác giả tính toán từ Eviews

Hình 2-9: Phản ứng của CPI trước cú sốc cung tiền M2

Tác động của M2 lên CPI rõ ràng hơn lên GDP, CPI giảm ở quý 2 tuy nhiên tăng và giữ mức tăng ổn định, mức tăng lớn nhất sau 3 quý (đạt 0,047%) và 6 quý (0,061%).

Phản ứng của GDP trước cú sốc LSTCV

Tác động của LSTCV không thực sự rõ nét lên sự thay đổi của GDP khi mà ở kỳ đầu tiên chỉ làm tăng GDP 0,005% và sau đó liên tục biến thiên theo chiều tăng giảm ở các kỳ sau đó với độ lớn lớn nhất cũng chỉ là 0,012%.

-.04 -.03 -.02 -.01 .00 .01 .02 .03 .04 1 2 3 4 5 6 7 8 Response of D(L_GDP,2) to D(L_LSTCV)

Nguồn: Kết quả tác giả tính toán từ Eviews

Hình 2-10: Phản ứng của GDP trước cú sốc LSTCV Phản ứng của CPI trước cú sốc LSTCV

-.015 -.010 -.005 .000 .005 .010 .015 .020 1 2 3 4 5 6 7 8 Response of D(L_CPI) to D(L_LSTCV)

Nguồn: Kết quả tác giả tính toán từ Eviews (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cũng giống như tác động của LSTCV lên GDP, tác động lên CPI cũng rất thấp và không ổn định, sau 2 quý từ khi xảy ra cú sốc LSTCV thì CPI tăng 0,0018% sau đó giảm xuống 0,0023% sau 3 quý. CPI tăng mạnh nhất trong quý 5 đạt giá trị 0,00485 và giảm mạnh nhất trong quý 7 0,0027% trước khi trở về trạng thái cân bằng trong quý 8.

Từ kết quả của hàm phản ứng đẩy IRF có thể thấy LSCB là yếu tố chính sách tiền tệ tác động mạnh nhất lên GDP và CPI, ngoài ra còn có cung tiền M2 ảnh hưởng đáng kể đến CPI; còn lại các yếu tố khác có tác động là không đáng kể. Khi xem xét tác động ngược trở lại của sự thay đổi LSCB khi xảy ra cú sốc CPI thì cũng nhận được tác động khá mạnh. Từ đó có thể kết luận LSCB vẫn là công cụ chính và hiệu quả nhất để NHNN thực thi chính sách tiền tệ quốc gia.

Một phần của tài liệu Sự truyền dẫn lãi suất của chính sách tiền tệ đến lạm phát ở Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 47 - 54)