Phong trào công nhân và cộng sản ở phương Tây thời cận

Một phần của tài liệu Trình bày khái quát về những vấn đề của lịch sử Thế giới (Trang 33)

THỜI CẬN ĐẠI :

Công nhân :

-Công nhân ra đời cùng với nền kinh tế sản xuất hàng hóa của giai cấp tư sản thời công trường thủ công phân tán. Ngay từ khi ra đời tầng lớp công nhân do đồng lương thấp, làm việc thời gian kéo dài ( 14h-16h ), thường xuyên bị đánh đập,... Do vậy công nhân thường xuyên đấu tranh, họ thường phá hoại nguyên liệu, đình công, lăng công,...

-Vào thời các cuộc cách mạng tư sản, giai cấp công nhân đã đi theo giai cấp tư sản với hi vọng được cải thiện đời sống, nhưng sau các cuộc cách mạng tư sản họ không được

quyên lợi gì thì giai cấp công nhân thường đấu tranh chống lại giai cấp tư sản, các hình thức thường là đấu tranh tự phát như đình công, đập phá máy, tiêu hủy nguyên liệu nhưng tất cả những hình thức đấu tranh trên đều bị thất bại.

-Bước vào các cuộc cách mạng công nghiệp trong các đội ngũ công nhân xí nghiệp đó là các tầng lớp công nhân sản xuất ở nhà máy. Do vậy, trong các phong trào công nhân, công nhân công nghiệp thường xuyên xuất hiện. Từ năm 1820-1830 ở Anh xuất hiện phong trào đấu tranh đòi quyền bầu cử cho phép người lao động tham gia bầu cử. Năm 1883, công nhân Pháp ở Liông tham gia đấu tranh với khẩu hiệu “sống có việc làm hay là chết”. Năm 1834 công nhân với khẩu hiệu “hòa bình hay là chết”. Ở Đức 1830-1848 bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của công nhân sau đó lôi kéo gần một triệu người Đức tham gia. Đến năm 1836 ở Đức thành lập ra tổ chức những người chính nghĩa để liên kết các phong trào đấu tranh của công nhân Đức. Nhưng tất cả các phong trào công nhân đầu thế kỉ XIX đều bị dập tắt. Sự phát triển và thất bại của phong trào công nhân chứng tỏ, phong trào công nhân thiếu một hệ tư tưởng và một tổ chức lãnh đạo.

-Trước sự thất bại của phong trào công nhân, nhiều người công nhân, đặc biệt là giới trí thức đã sáng tạo ra một trào lưu tư tưởng thường gọi là Chủ Nghĩa Xã Hội Không Tưởng, nhằm thủ tiêu phong trào bốc lột giai cấp công nhân đại diện ba người là Xanhximông ( người Pháp sinh năm 1760-1785, quan điểm của ông là : tư hữu là nguồn gốc của chế độ bốc lột và ông chủ trương thủ tiêu chế độ tư bản tư hữu, thiết lập chế độ công hữu ); Fhua Riê ( ông lên án chế độ tư bản là chế độ bốc lột, giả dối ông chủ trương xây dựng một xã hội mới dựa trên công hữu sản xuất, phân phối theo nguyên tắc lao động, chủ trương bình đẳng lao động chân tay. Ô oen ( là người nước Anh, sinh năm 1771-1858, ông từng lập ra công xã nhằm thực hiện xã hội theo tư tưởng của ông < công xã về tư hữu tư liệu sản xuất, công xã được phân chia theo lợi nhuận làm nhiều hưởng nhiều, xây dựng nhà trẻ, trường học cho con em nông dân >).

=> Như vậy, từ những thực tiền thất bại của phong trào công nhân các nhà xã hội của Chủ Nghĩa Không Tưởng, nguồn gốc của chế độ bốc lột là tư hữu chủ trương xóa bỏ tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về sản xuất, phân phối sản phẩm theo nguyên tắc làm nhiều hưởng nhiều, đã thấy được việc nâng cao đời sống công nhân, đòi hỏi thiết lập sự bình đẳng giữa lao động chân tay và lao động trí ốc, giữa thành thị và nông thôn. Những thành tựu tư tưởng nói trên sau này đã được Mác và Ăng ghen kế thừa và phát huy. Nhưng các ông lại gặp phải hạn chế rất lớn là : các ông chủ trương dựa vào chủ nghĩa tư bản để thiết lập chủ nghĩa xã hội, không chủ trương xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, không tìm thấy lực lượng xóa bỏ chủ nghĩa tư bản.

-Sự ra đời của chủ nghĩa cộng sản khoa học : do Mác và Ăng ghen sáng lập :

+ Trước đòi hỏi của phong trào công nhân, dựa vào tư tưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng, căn cứ vào thực tiển của thời, căn cứ vào thực tiễn của phong trào công nhân Mác và Ăng ghen đã xây dựng học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học gồm ba bộ phận : Hệ thống triết học duy vật.

Ý tưởng về chủ nghĩa xã hội khoa học ( chủ nghĩa cộng sản ). Học thuyết về kinh tế xã hội chủ nghĩa.

+ Thực chất chủ nghĩa cộng sản là đề cao trí tuệ của thời đại, các ông được đồng minh những người chính nghĩa ủng hộ cao. Mác và Ăng ghen được giao cho nhiệm vụ

một bản thảo của đồng minh. Sau một năm chuẩn bị vào tháng 2/1858 trong đại hội lần 2 của tổ chức đồng minh những người cộng sản, họ đã tuyên bố bản Tuyên Ngôn Cộng Sản, đây là những luận cương cơ bản nhất trong chủ nghĩa cộng sản của Mác và Ăng ghen. + Nội dung : Gồm 4 chương trong đó có 5 vấn đề lớn.

Chương 1: Các ông khẳng định đấu tranh giai cấp là động lực để phát triển xã hội, do vậy đấu tranh vô sản và tư sản dẫn đến sản sinh ra Xã Hội Chủ Nghĩa.

Chương 2: Những nguyên lý về Đảng cộng sản và cách mạng vô sản.

Chương 3: Phê phán những hạn chế của Chủ Nghĩa Xã Hội Không Tưởng. Trong đó hạn chế lớn nhất là không lật đổ chủ nghĩa tư bản và không tìm ra giai cấp lãnh đạo.

Chương 4: Sách lược và chiến lược. - Trong 4 chương có 5 vấn đề lớn sau :

Vấn đề 1: Giai cấp vô sản là con đẻ của chủ nghĩa tư bản, cách mạng công nông, là giai cấp gắn liền với nền sản xuất lớn, đại diện cho xu hướng phát triển lịch sử nhưng trong chủ nghĩa tư bản họ là tầng lớp bị bốc lột thậm tệ nhất, do vậy sứ mệnh của giai cấp vô sản là : người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản, xây dựng xã hội chủ nghĩa, là giai cấp có tổ chức kỉ luật, đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản kiên quyết nhất.

Vấn đề 2: Đảng cộng sản :

+ Muốn dành được thắng lợi trong cách mạng tư sản, giai cấp vô sản phải thành lập được chính Đảng ( Đảng cộng sản ) để làm cách mạng cho mình.

+ Đảng cộng sản phải là một tổ chức đại biểu ưu tú nhất, đấu tranh kiên quyết nhất, giác ngộ lý tưởng nhất, nhận thức sáng suốt nhất, có ý thức tổ chức chặt chẽ nhất của giai cấp công nhân. ( các ông vạch ra được : tính giai cấp, tính tiên phong, tính cách mạng, tính đấu tranh, đấu tranh triệt để nhất ).

Vấn đề 3: Cách mạng vô sản :

+ Trong tuyên ngôn Mác và Ăng ghen chỉ muốn lật đổ giai cấp tư sản phải làm cách mạng thiết lập chính quyền vô sản. Sau này Lênin khẳng định : vấn đề cuộc cách mạng xã hội là vấn đề chính quyền, chưa nắm được chủ nghĩa xã hội tức là cuộc cách mạng đó chưa thành công.

+ Giai cấp vô sản sau khi lật đổ được chính quyền tư sản và thiết lập chuyên chính vô sản : xóa bỏ triệt để cái cũ, đồng thời xây dựng chính quyền mới, nền kinh tế mới bằng cả hai biện pháp ( biện pháp hòa bình, biện pháp hành chính ).

+ Giai cấp vô sản phải vươn lên trở thành lực lượng lãnh đạo dân tộc cho nên chính quyền của chủ nghĩa xã hội phải đại diện cho cả lợi ích của dân tộc.

Vấn đề 4: Nội dung chuyên chính vô sản, Tuyên ngôn chỉ rõ chuyên chính có 2 chức năng :

+ Xóa bỏ cái cũ ( gồm quan hệ sản xuất cũ, lực lượng sản xuất cũ, hệ thống chính quyền cũ, xóa bỏ nền văn hóa cũ ).

+ Xây dựng cái mới ( gồm xây dựng quan hệ sản xuất mới, với 2 loại hình sở hữu : sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể; xây dựng lực lượng sản xuất mới ( thường gọi là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ); xây dựng xã hội mới ( trong đó có 2 giai cấp và thành phần xã hội cơ bản là giai cấp công nhân và giai cấp nông dân tập thể, tầng lớp trí thức con em công - nông ); xây dựng chính quyền mới ( gồm bộ máy hành chính, cảnh sát, hệ thống pháp luật đều dựa trên lợi ích công - nông ); xây dựng nền văn hóa mới Xã Hội Chủ Nghĩa

( dân chủ, công bằng, dựa trên lợi ích của công - nông ).

Vấn đề 5: chiến lược, sách lược :

+ Trong quá trình lãnh đạo cách mạng giai cấp vô sản và Đảng cộng sản đều phải ủng hộ phong trào chống chủ nghĩa tư bản.

+ Trong quá trình ủng hộ giai cấp vô sản có thể liên minh hợp tác với giai cấp khác nhưng không được thỏa hiệp, phải giữ vững mục tiêu tiến lên của giai cấp vô sản.

VI. SỰ CHUYỂN BIẾN TỪ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ( tự do cạnh tranh ) SANG CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC ( 1870-1978 ) :

Những năm 1870 trở đi cùng với sự phát triển của cách mạng công nghiệp, cách mạng khoa học trong nền chính trị chủ nghĩa tư bản có một bước chuyển biến mới, đó là sự xuất hiện của chủ nghĩa đế quốc. Đây là loại hình chính trị phổ biến các nước tư bản châu Âu vào những năm 70.

1. Nguyên nhân :

Do quy trình tích tụ tập trung sản xuất ngày càng cao, hình thành các tổ chức tư bản độc quyền ( từ trong quá trình công nghiệp hóa khoảng 10 năm các nước tư bản đạt khủng hoảng một lần, trong khủng hoảng các công ty lớn, vốn nhiều tìm cách mua lại các công nghiệp nhỏ và vừa để hình thành nên các tập đoàn tư bản ).

2. Những đặc điểm cơ bản của Chủ Nghĩa Đế Quốc:

- Sự tập trung sản xuất tư bản chủ nghĩa đã đạt đến mức độ rất cao tạo nên các tổ chức lũng đoạn, có vai trò quyết định trong các sinh hoạt của nền kinh tế tư bản ( Lênin thường gọi đó là các Tờ rớt tư bản có khả năng lũng đoạt kinh tế ).

- Sự xuất hiện của tư bản tài chính ( là loại tư bản kinh doanh của hai loại sản xuất công, nông, thương, và kinh doanh ngân hàng - đó là sự dung hợp giữa tư bản kinh doanh tiền tệ và kinh doanh công nghiệp thành tư bản tài chính, là loại tư bản có thế lực lớn nhất trong thế giới tư bản ). Thông qua chế độ bầu cử theo hình thức Đảng phái tư bản hành chính thành tư bản lớn nhất làm công cụ của tư bản tài chính.

- Sự hình thành các khối liên minh tư bản để chia nhau thị trường thế giới ( năm 1904 hình thành nên liên minh Anh - Pháp - Nga ); ( năm 1914 hình thành nên liên mihn Đức - Áo - Hung - Thổ ),...

- Các nước đế quốc đã thỏa thuận và chia xong thị trường thế giới. => Lê nin từng chỉ rõ các đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc :

+ Đế quốc Mỹ là đế quốc của các Tờ rớt, đế quốc Anh là đế quốc của các thuộc địa, đế quốc Pháp là đế quốc ăn bám, cho vay nặng lãi, đế quốc Đức là đế quốc của Giông ke ( địa chủ ) và của các tập đoàn công nghiệp, đế quốc Nga là đế quốc phong kiến quân sự, đế quốc Nhật là đế quốc của quân phiệt,...

- Sự hình thành của đế quốc và chủ nghĩa đế quốc làm nảy sinh cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất.

VII. CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI LẦN I ( từ năm 1914-1918) : 1. Nguyên nhân :

Trong quá trình phát triển chủ nghĩa tư bản do phát triển không đều, nhiều nước tư bản phát triển sớm có hệ thống thuộc địa rộng lớn như Anh, Pháp, Mỹ, Nga. Năm 1900 trong hội nghị phân chia vùng thuộc địa của các nước tư bản tại Đức thì Anh, Pháp vẫn chiếm tuyệt đại bộ phận châu Phi. Đức chiếm một bộ phận nhỏ .

=> sự mâu thuẫn này chính là nguyên nhân sâu xa dẫn tới chiến tranh thế giới thứ nhất.

2. Diễn biến :

- Năm 1913, Anh và Pháp đã kí hiệp định liên minh. Năm 1914 chuẩn bị chiến tranh Đức kí liên minh với Áo, Hung, Thổ để hỗ trợ nhau trong việc tranh giành thuộc địa thế giới.

- Tháng 6/1914 Đức và Áo tổ chức cuộc tập trận tại Fech, hoàng tử Fec-bi-năn ở nước Áo bị giám sát ( mà Fec-bi do Nga bảo trợ ) lấy cớ đó quân Áo xâm lược Fec-bi. Ngày 28/7/1914 Đức, Áo, Hung tuyên chiến với Anh, Nga, Pháp.

=> Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.

- Sau đó Thổ cũng tham gia vào Đức, Áo, Hung cả Rumani cũng tham chiến. Nga, Anh, Pháp cũng tuyên chiến. Ban đầu cuộc chiến tranh diễn ra chủ yếu ở Ban căng và bán đảo Bắc Phi. Từ cuối năm 1916 chiến sự ác liệt ở biên giới nước Nga.

- Năm 1917, lấy cớ quân đội Đức đã làm đắm tàu vận tải hàng hóa của Mỹ ở biển nước Anh và Mỹ phê chuẩn luật tham gia chiến tranh. Việc Mỹ tham chiến vào đã làm tương quan lực lượng thay đổi.

- Ngày 2/11/1918 tại cánh rừng miền Tây, nước Đức kí hiệp ước đầu hàng Anh, Pháp, Mỹ, Nhật. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

3. Hậu quả :

Chiến tranh thế giới thứ nhất tuy chỉ diễn ra ở châu Âu, Bắc Phi nhưng đã lôi kéo 34 nước tham gia với số lượng người, quân đội lên tới 74 triệu người làm chết 13 triệu người, 20 triệu người bị thương, thiệt hại kinh tế lên tới 388 tỷ USD, đẩy lùi lịch sử nhân loại về trước hàng chục năm, tàn phá cơ sở vật chất của thế giới.

G. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI ( từ năm 1917 đến nay ):

Chia làm hai thời kì lớn :

+ thời kì từ sau cách mạng tháng 10/1917 ở Nga đến chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc tháng 8/1945.

I. CUỘC CÁCH MẠNG THÁNG 10 NGA THẮNG LỢI VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ ( 1920-1941 ): 1. Cuộc cách mạng tháng 10/1917:

- Cho đến năm 1917 Nga vẫn là một đế quốc phong kiến lạc hậu so với phương Tây do Nga Hoàng thống trị. Trong xã hội của Nga tồn tại tất cả các mâu thuẫn lớn của thời đại mà Lênin gọi : Nga là khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền xã hội chủ nghĩa.

+ Tồn tại mâu thuẫn giữa tầng lớp địa chủ phong kiến và giai cấp nông dân ( 70% nông dân không có ruộng, 3% địa chủ đã nắm tới 68% ruộng đất ).

+ Tồn tại mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ( công nhân Nga khoảng 12 triệu / 110 triệu, bị cả tư bản Nga, tư bản nước ngoài bốc lột, lương của công nhân chỉ bằng 1/4 công nhân Anh, Pháp làm việc từ 12h-14h ).

+ Tồn tại mâu thuẫn giữa đế quốc Nga và dân tộc ngoại Nga ( nước Nga có hệ thống thuộc địa gần 20 nước, Nga áp dụng chính sách thủ tiêu nền kinh tế dân tộc, hầu hết các cơ sở kinh tế đều do địa chủ tư sản nắm, buộc ngoại tộc phải nói tiếng Nga, theo đạo chính thống Nga, đưa người Nga vào thuộc địa cư trú, những người không phải gốc Nga chiếm 56% dân số ).

+ Tồn tại mâu thuẫn giữa tư sản Nga và tư sản nước Ngoài ( 2/3 cơ sở công nghiệp của Nga do tư bản Anh, Pháp đầu tư, nợ của tư bản Anh, Pháp tới tám triệu bảng Anh ).

+ Năm 1914 chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ Nga tham chiến vào phe Anh, Pháp nên ở Nga tồn động hai tập đoàn đế quốc Anh- Pháp, Pháp - Mỹ, Đức - Ý,... Rõ ràng nước Nga hội tụ các mâu thuẫn lớn của thời đại như một thùng thuốc nổ sẵn sàng nổ tung bất cứ lúc nào.

a. Thời cơ:

Khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra Nga tham gia tích cực ( huy động 133 triệu người, làm cạn kiệt nền kinh tế sau 3 năm chiến tranh : 50% công nhân thất nghiệp, nông thôn bùng phát nạn đói, ở mặt trận quân Nga liên tiếp bại trận, một triệu lính tử trận, 1,5 triệu người bị thương, ở thành thị bùng nổ các cuộc đấu tranh đòi giải quyết nạn đói, công

Một phần của tài liệu Trình bày khái quát về những vấn đề của lịch sử Thế giới (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w