Cuộc cách mạng tư bản công nghiệp trong thế giới tư bản cận đại ( TK

Một phần của tài liệu Trình bày khái quát về những vấn đề của lịch sử Thế giới (Trang 30)

TƯ BẢN CẬN ĐẠI ( thế kỉ XIX):

1.Nguyên nhân :

-Xã hội : Sau các cuộc cách mạng tư sản đã nắm được chính quyền, thiết lập bộ máy nhà nước, cũng cố vai trò của mình một cách vững chắc trong xã hội ( sau cách mạng Anh chính quyền Anh ban hành hơn 200 điều luật, Pháp ban hành hơn 100 đạo luật, Mỹ cũng vậy ). Những điều này đều có lợi cho giai cấp tư sản.

+Giai cấp tư sản : sản xuất chủ yếu của cải vật chất bằng nền sản xuất hình thành sản xuất thị trường mà sản xuất hình thành thời đó cũng không đủ nhu cầu, do vậy tăng năng suất lao động trở thành một vấn đề cấp bách của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, con đường tăng năng suất lao động hiệu quả nhất là đầu tư thiết bị mới, đưa tám thủ công lớn sản xuất bằng máy móc, yêu cầu của nền kinh tế tư bản.

-Thị trường:

Sau các cuộc cách mạng tư sản các dân tộc ở châu Âu dần dần hình thành, thị trường dân tộc thống nhất, mở rộng. Sau các cuộc phát kiến địa lý các nước Anh, pháp, Tây Ban Nha, Đức đã chiếm được các nước thuộc địa, thị trường thế giới mở rộng Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, một phần Ấn Độ Dương trở thành mậu dịch đại dương các thương nhân phát triển sầm uất ( người châu Âu chở hàng sang châu Á, châu Phi,...).

-Vốn :

Công nghiệp hóa đòi hỏi nguồn vốn khổng lồ. Trong hơn ba thế kỉ phát triển buôn bán sản xuất hàng hóa, việc buôn bán nô lệ, cướp đoạt thuộc địa giai cấp tư sản có một nguồn vốn khổng lồ, đủ để có thể tiến hành một cuộc cách mạng hóa thắng lợi.

-Tiền đề hay nguyên nhân chính luận : từ khi tham gia sản xuất hàng hóa giai cấp tư sản đã phát triển mạnh, họ đã tiếp nhận các thành tựu văn minh phương Đông, sử dụng sợi bông, sợi đay, tiếp nhận kĩ thuật làm giấy in la bàn, thuốc súng của Trung Quốc, kĩ thuật luyện sắt, gang của Lưỡng Hà. Đến thế kỉ XV,XVI người châu Âu đã biết sử dụng sức gió, sức nước, sức của ngựa để chạy các máy móc đơn giản.

-Kỹ thuật : thế kỉ XVIII do việc sử dụng phiến sợi bông dệt vải, một loạt các phát minh ra đời ở phương Tây. Năm 1733, một người Anh tên là Vônte đã phát minh ra máy dệt, năng suất dệt vải bằng sợi bông tăng gấp đôi, nghề dệt phát triển đòi hỏi phải cải tạo máy kéo sợi. Tuy nhiên việc sử dụng năng lượng gió, nước ở châu Âu rât hạn chế, ( mùa đông nước đóng băng, gió ít máy thường xuyên ít hoạt động ). Năm 1769, James Watt sáng tạo ra máy hơi nước và đến năm 1774, thì hoàn thiện đưa vào sản xuất thay thế hoàn toàn nguồn lực gió và nước tạo ra năng suất lao động nhảy vọt. Năm 1784, HenryCors đã phát

minh ra phương pháp luyện thép, bằng lò cao có thể luyện được gang, sắt, thép, tạo ra nguồn vật liệu để sản xuất máy móc. Năm 1780, ở Mỹ họ đã phát minh ra máy gieo hạt bông đưa năng suất phát triển cao.

=> Đó là các tiền đề kỹ thuật để các nước tư bản bắt tay vào công nghiệp hóa.

2.Diễn biến :

Cuộc cách mạng công nghiệp bùng nổ sớm nhất là ở Anh ( do thị trường rộng, nguồn nguyên liệu dồi dào, có quan hệ mật thiết với Bắc Phi đó là Ai Cập và SuRông, có thuộc địa rộng,...). Năm 1785, Anh đã sử dụng động cơ hơi nước làm nguồn phát lực ở Măngxettơ đánh dấu sự kiện mở đầu của công nghiệp hóa ( nhà máy hoạt động sử dụng bằng năng lượng máy móc, có máy công tác, có đội ngũ công nhân chuyên nghiệp,...). -Trong suốt thế kỉ XIX, Anh là nước dẫn đầu công nghiệp hóa ở phương Tây, nhiều ngành công nghiệp mới : luyện kim khai thác năng lượng, chế tạo máy móc của Anh đều dẫn đầu so với phương Tây. Từ Anh cuộc cách mạng công nghiệp lan ra nhiều nước.

-Năm 1810, Mỹ bắt tay vào công nghiệp hóa. Năm 1820, các nước Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha, Đức, Ý, đều bắt tay vào công nghiệp hóa trong đó trọng tâm là chế tạo máy móc. -Năm 1820, nước Pháp có 65 máy hơi nước đến năm 1830 có 616 máy. Năm 1888 lên tới 653 máy. Ở pháp phát triển nhanh.

-Ở Mỹ năm 1810, có 100 máy hơi nước đến năm 1890 có 900 máy hơi nước.

-Từ năm 1820, cùng các ngành công nghiệp nặng phát triển thì công nghiệp giao thông vận tải phát triển mạnh.

-Năm 1850, Mỹ có gồm 1500 chiếc tàu chạy trên biển.

-Đến cuối thế kỉ XIX, do tác động của cách mạng khoa học kĩ thuật lần I ( bùng nổ ở phương Tây giữa thế kỉ XIX ), nó đã phát hiện được chất nổ, động cơ,... Làm cho cuộc cách mạng công nghiệp ở phương Tây phát triển mạnh. Sau này cùng với sự phát triển của chủ nghĩa thực dân loại hình sản xuất công nghiệp cũng phát triển lan tỏa khắp thế giới. Đúng như C.Mác đã nhận xét cuối thế kỉ XIX : “chỉ chưa đầy một thế kỉ chủ nghĩa tư bản đã tạo ra một nguồn của cải vật chất, bằng tất cả thế hệ trước cộng lại”. Cách mạng công nghiệp tạo ra một bức tranh mới trong xã hội phương Tây thị dân, thành phố càng nhiều.

III.CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC KĨ THUẬT( giữa thế kỉ XIX-giữa thế kỉ XX) :

1.Nguyên nhân :

Sự phát triển mạnh của công nghiệp hóa đòi hỏi phải phát triển các thành tựu khoa học kĩ thuật mới để đáp ứng nhu cầu của con người.

Khoa học luôn là một đối tượng khám phá của con người. Giữa thế kỉ XIX do sự phát triển kinh tế hàng hóa nhiều vấn đề liên quan đến nguyên vật liệu sản xuất, bệnh tật của con người, nhu cầu của xã hội phát triển văn hóa đòi hỏi cách mạng kĩ thuật phải giải quyết. Sau các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu, nền giáo dục thay đổi căn bản ( từ nền giáo dục duy lí gắn liền với tổ chức giáo hội, nhà thờ, tôn giáo thì sau cách mạng tư sản tách

hoàn toàn chuyển sang nền giáo dục thực tiễn, sang phương pháp khoa học từ duy lí sang thực nghiệm ). Do vậy, tri thức khoa học kĩ thuật có điều kiện nảy sinh phát triển.

-Giai cấp tư sản, nhà nước tư sản đều quan tâm đến giáo dục ( vì nó tạo ra nguồn lực sản xuất hàng hóa ).

2.Thành tựu :

-Giữa thế kỉ XIX, cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật bùng nổ khắp tư bản, thành thị hết sức phong phú.

+Trên lĩnh vực sinh học : xuất hiện nhiều học thuyết mới như học thuyết Đắc uyn, Men Đen, một loạt các phát minh về các loại vi trùng gây bệnh như sởi, đậu mùa,... tạo ra các chất kháng thể để ngăn ngừa, tiêu diệt bệnh. Thế kỉ XIX phát minh ra gần 2000 chất xúc tác enzim - là cơ sở để sản xuất các chất liên quan đến nhuộm, lên men.

+Trên lĩnh vực hóa học : bằng phương pháp thực nghiệm ở châu Âu đã phát hiện ra 90 hóa chất khác nhau, phát hiện ra thuyết lượng tử, xây dựng được bản tuần hoàn.

+Trên lĩnh vực vật lý học : phát hiện ra điện và các động cơ điện. Người Anh phát hiện ra cảm ứng điện từ, động cơ điện,... Họ đã phát hiện ra nguyên tử lả một tổ hợp được cấu tạo giữa các hạt, sóng và điện từ. Đầu thế kỉ XX xuất hiện học thuyết tương đối Anhxtanh.

+Trong lĩnh vực y học : chuyển từ nền y học duy lí sang thực hành, sáng tạo ra các công cụ phẫu thuật, thuốc mê, thuốc gây tê. Đầu thế kỉ XX phát hiện thuốc kháng sinh.

+Trên lĩnh vực kĩ thuật : phát hiện ra nhiều thành tựu như, người Mỹ phát hiện ra điện báo, xem bóng đèn người Đức phát hiện ra tia X dùng để chiếu xạ cho con người, phát hiện ra lò luyện thép kiểu mới,... Từ năm 1980 nhà máy tải điện, ô tô điện, được xây dựng khắp các nước tư bản chủ nghĩa. Năm 1890, Nô Ben phát hiện ra chất nổ ; người Mỹ phát hiện ra dầu mỏ; cuối thế kỉ XIX nhờ Đức phát hiện ra động cơ đốt trong như Đaimơ và Điezen, dầu mỏ như một nguồn năng lượng mới. Do vậy đầu thế kỉ XX xuất hiện nhiều ngành công nghiệp mới như : ô tô, xe lửa, máy bay, máy rađiô, máy phát thanh,...

+Trên lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn :

Giữa thế kỉ XIX các bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền được ra đời, lần đầu tiên quyền công nhân, công dân được đề cao.

Tư tưởng dân chủ tự do, thể chế cộng hòa pháp quyền trở thành thống trị ở phương Tây. Đầu thế kỉ XIX quyền bầu cử tự do của con người trở thành tiêu chuẩn để đánh giá quyền tự do dân chủ.

Khoảng năm 1930, Macinnhin một thủ lĩnh quân sự người Ý : “mỗi một quốc gia dân tộc đều có quyền độc lập và thống nhất lãnh thổ, quyền lựa chọn con đường phát triển”. Đầu thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu chủ nghĩa xã hội không tưởng, nó lên án sự bốc lột của chủ nghĩa tư bản, coi chủ nghĩa tư bản là nguồn gốc của sự bất bình đẳng và các ông cũng tìm cách xóa bỏ để xây dựng một chủ nghĩa xã hội : “công bằng, bình đẳng giữa người lao động và quản lý lao động”.

Giữa thế kỉ XIX ra đời chủ nghĩa cộng sản khoa học, ngoài ra trong thế kỉ XIX còn xuất hiện nhiều thành tựu trên lĩnh vực văn hóa như điện ảnh văn chương, thơ ca, nhạc không lời,...

IV.SỰ XÂM LƯỢC CỦA CHỦ NGHĨA THỰC DÂN PHƯƠNG TÂY VỚI CHÂU Á, CHÂU PHI, CHÂU MỸ LATINH : CHÂU Á, CHÂU PHI, CHÂU MỸ LATINH :

Chủ nghĩa thực dân ra đời gắn liền với chủ nghĩa đế quốc tiêu biểu là đế quốc LaMa phương Tây và Trung Quốc phương Đông. Nguồn gốc từ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, từ tư tưởng dân tộc lớn.

Ở cuối thời kì phong kiến, cùng với quá trình hình thành của giai cấp tư sản và nền kinh tế hàng hóa, giai cấp tư sản đã ủng hộ các vương triều phong kiến tiến hành hàng loạt cuộc chiến tranh xâm lược. Từ năm 1509-1537, Tây Ban Nha chiếm xong khoảng 20 nước ở Mỹ latinh trừ Braxin. Cuối thế kỉ XVI, Bồ Đào Nha chiếm Braxin, khu vực Bắc Mỹ thì người Anh, người Pháp chiếm, Bồ Đào Nha chiếm Ănggola, Môdambich, Anh xâm nhập Ấn Độ,... Tuy vậy, phần lớn châu Phi và châu Á vẫn chưa bị xâm lược nhưng từ giữa thế kỉ XIX cùng với sự phát triển của công nghiệp tiềm lực quân sự, kinh tế vượt trội ở các nước phương Tây, hệ thống quân đội được tổ chức ttrang bị lại. Với chiến lược pháo hỏa các nước phương Tây ồ ạt xâm lược các nước châu Phi và Châu Á. Từ năm 1831-1884 khi các nước tư bản phương Tây tổ chức hội nghị phân chia vùng ảnh hưởng châu Phi tại Bon thì toàn bộ châu Phi rơi vào chiến tranh, trừ Êtiôpia không bị xâm chiếm.

Ở châu Á, từ đầu thế kỉ XVI, thực dân Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Pháp đã từng đến Đông Nam Á và châu Á xây dựng thương điếm, chỉ trừ Philippin bị Hà Lan chiếm đóng năm 1772. Nhưng từ đầu thế kỉ XIX, các nước phương Tây ồ ạt xâm lược châu Á. Đầu thế kỉ XX hầu hết các nước châu Á đều rơi vào chế độ thực dân phương Tây ( trừ Nhật Bản nhờ cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị thắng lợi theo chủ nghĩa tư bản ; trừ Thái Lan thông qua chương trình cải cách dưới thời RaMa V,VI ; Thổ Nhĩ Kì và một số nước ở Tây Á còn nằm trong sự thống trị của đế quốc Thổ,...).

Hậu quả :

Với chính sách bốc lột và tước đoạt thuộc địa phương Tây đã tàn phá các nước thuộc địa ở phương Đông làm đẩy lùi lịch sử hàng trăm năm. Do vậy đã làm bùng nổ các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa thực dân, phong trào thực dân đã thực sự sôi sục cuối thế kỉ XX.

V. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ CỘNG SẢN Ở PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI : THỜI CẬN ĐẠI :

Công nhân :

-Công nhân ra đời cùng với nền kinh tế sản xuất hàng hóa của giai cấp tư sản thời công trường thủ công phân tán. Ngay từ khi ra đời tầng lớp công nhân do đồng lương thấp, làm việc thời gian kéo dài ( 14h-16h ), thường xuyên bị đánh đập,... Do vậy công nhân thường xuyên đấu tranh, họ thường phá hoại nguyên liệu, đình công, lăng công,...

-Vào thời các cuộc cách mạng tư sản, giai cấp công nhân đã đi theo giai cấp tư sản với hi vọng được cải thiện đời sống, nhưng sau các cuộc cách mạng tư sản họ không được

quyên lợi gì thì giai cấp công nhân thường đấu tranh chống lại giai cấp tư sản, các hình thức thường là đấu tranh tự phát như đình công, đập phá máy, tiêu hủy nguyên liệu nhưng tất cả những hình thức đấu tranh trên đều bị thất bại.

-Bước vào các cuộc cách mạng công nghiệp trong các đội ngũ công nhân xí nghiệp đó là các tầng lớp công nhân sản xuất ở nhà máy. Do vậy, trong các phong trào công nhân, công nhân công nghiệp thường xuyên xuất hiện. Từ năm 1820-1830 ở Anh xuất hiện phong trào đấu tranh đòi quyền bầu cử cho phép người lao động tham gia bầu cử. Năm 1883, công nhân Pháp ở Liông tham gia đấu tranh với khẩu hiệu “sống có việc làm hay là chết”. Năm 1834 công nhân với khẩu hiệu “hòa bình hay là chết”. Ở Đức 1830-1848 bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của công nhân sau đó lôi kéo gần một triệu người Đức tham gia. Đến năm 1836 ở Đức thành lập ra tổ chức những người chính nghĩa để liên kết các phong trào đấu tranh của công nhân Đức. Nhưng tất cả các phong trào công nhân đầu thế kỉ XIX đều bị dập tắt. Sự phát triển và thất bại của phong trào công nhân chứng tỏ, phong trào công nhân thiếu một hệ tư tưởng và một tổ chức lãnh đạo.

-Trước sự thất bại của phong trào công nhân, nhiều người công nhân, đặc biệt là giới trí thức đã sáng tạo ra một trào lưu tư tưởng thường gọi là Chủ Nghĩa Xã Hội Không Tưởng, nhằm thủ tiêu phong trào bốc lột giai cấp công nhân đại diện ba người là Xanhximông ( người Pháp sinh năm 1760-1785, quan điểm của ông là : tư hữu là nguồn gốc của chế độ bốc lột và ông chủ trương thủ tiêu chế độ tư bản tư hữu, thiết lập chế độ công hữu ); Fhua Riê ( ông lên án chế độ tư bản là chế độ bốc lột, giả dối ông chủ trương xây dựng một xã hội mới dựa trên công hữu sản xuất, phân phối theo nguyên tắc lao động, chủ trương bình đẳng lao động chân tay. Ô oen ( là người nước Anh, sinh năm 1771-1858, ông từng lập ra công xã nhằm thực hiện xã hội theo tư tưởng của ông < công xã về tư hữu tư liệu sản xuất, công xã được phân chia theo lợi nhuận làm nhiều hưởng nhiều, xây dựng nhà trẻ, trường học cho con em nông dân >).

=> Như vậy, từ những thực tiền thất bại của phong trào công nhân các nhà xã hội của Chủ Nghĩa Không Tưởng, nguồn gốc của chế độ bốc lột là tư hữu chủ trương xóa bỏ tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về sản xuất, phân phối sản phẩm theo nguyên tắc làm nhiều hưởng nhiều, đã thấy được việc nâng cao đời sống công nhân, đòi hỏi thiết lập sự bình đẳng giữa lao động chân tay và lao động trí ốc, giữa thành thị và nông thôn. Những thành tựu tư tưởng nói trên sau này đã được Mác và Ăng ghen kế thừa và phát huy. Nhưng các ông lại gặp phải hạn chế rất lớn là : các ông chủ trương dựa vào chủ nghĩa tư bản để thiết lập chủ nghĩa xã hội, không chủ trương xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, không tìm thấy lực lượng xóa bỏ chủ nghĩa tư bản.

Một phần của tài liệu Trình bày khái quát về những vấn đề của lịch sử Thế giới (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w