Nguyên lý hoạt động của bơm xăng

Một phần của tài liệu Ứng dụng microsoft powerpoint vào thiết kế mô hình dạy học hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng (KL03438) (Trang 38)

Giáo viên giới thiệu cho học sinh nhiệm vụ của bơm xăng là hút xăng từ thùng chứa qua các bầu lọc để đưa xăng lên buồng phao của bộ chế hòa khí. Hoạt động của bơm xăng gồm hai hành trình: hành trình hút và hành trình đẩy. Sau đó giáo viên trình chiếu phần hoạt động của bơm xăng.

- Sau click chuột lần đầu tiên là hành trình hút (hình 3.13).

Học sinh quan sát được khi động cơ hoạt động trục cam quay, do đầu bên phải của cần bơm luôn luôn tỳ sát vào vấu cam nên khi tiếp xúc với phần cao của vấu cam, cần bơm quay quanh chốt xoay. Đầu bên phải cần bơm sẽ đi lên, lò xo hồi vị bị nén lại. Còn đầu trái của nó đi xuống kéo theo thanh kéo cùng với màng bơm đi xuống, đồng thời lò xo bơm bị nén lại. Lúc này không gian trong khoang ở phía trên màng bơm sẽ tăng tạo nên chân không (tạo độ hút), mở van hút, đóng van đẩy và hút nhiên liệu vào. Xăng qua đường ống vào qua lưới lọc, qua van hút, nạp vào không gian phía trên màng bơm.

- Cick chuột lần thứ 2 là hành trình đẩy (hình 3.14).

Học sinh quan sát được sau đó khi vấu cam đi tới phần thấp thì lò xo hồ vị đẩy cần bơm về vị trí ban đầu. Đầu trái của cần bơm đi lên và thả tự do cho thanh kéo, lúc này lò xo bơm giãn sẽ đẩy thanh kéo cùng màng bơm đi lên tạo nên hành trình đẩy. Không gian phía trên màng bơm giảm, xăng được nén, đồng thời van hút đóng van đẩy mở, xăng đi qua van đẩy sang khoang đẩy và đi vào đường ống dẫn tới buồng phao của bộ chế hoà khí.

- Cick chuột lần thứ 3 là toàn bộ hoạt động của bơm xăng (hình 3.15).

Hình 3.15. Nguyên lý hoạt động của bơm xăng

Học sinh quan sát được cả hai hành trình hút và hành trình đẩy trên mô hình. Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu đó là quá trình liên tục, khép kín. Cho đến khi lượng xăng cấp vượt quá nhu cầu tiêu thụ của chế hoà khí thì kim

van trong buồng phao của chế hoà khí đóng lại, áp suất trong buống đẩy tăng lên làm áp suất ở khoang trên màng cũng tăng theo, các van đều đóng, lò xo bơm không còn đủ mạnh để đẩy màng lên nữa. Lúc này, màng nằm lại ở vị trí dưới cùng, còn thanh lắc tiếp tục hành trình cùng với cam nhưng không tác động lên thanh kéo. Bơm không hoạt động nữa, cho tới khi mức xăng trong buồng phao giảm xuống và kim van mở cho phép xăng tiếp tục vào. Để cho đầu thanh lắc không đập vào tấm đỡ ở đầu dưới thanh kéo thì giữa chúng phải có khe hở nhất định.

Do mô hình trên còn nhiều hạn chế chưa giúp học sinh quan sát rõ hoạt động của bơm xăng. Giáo viên đưa ra mô hình thứ 2 để học sinh quan sát và hiểu rõ hơn nguyên lý hoạt động của bơm xăng (hình 3.16).

Hình 3.16. Mô hình tổng thể hoạt động của bơm xăng

Trên mô hình này học sinh có thể quan sát tổng thể hoạt động của bơm xăng gồm hành trình hút và hành trình đẩy, thấy mối quan hệ giữa các chi tiết

(cam và cần bơm, cần bơm và thanh kéo, thanh kéo và màng bơm…) và đường đi của nhiên liệu.

Giáo viên có thể đưa ra câu hỏi: dựa vào mô hình hãy nêu nguyên lý làm việc cúa bơm xăng?

3. 2. Mô hình hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng

Giáo viên cho học sinh quan sát mô hình hoàn thiện của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng (hình 3.17).

Thùng xăng Bầu lọc khí Bộ chế hòa khí Buồng phao Bơm xăng Bầu lọc xăng

Hình 3.17. Mô hình hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng

Giáo viên giới thiệu cấu tạo chung của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng gồm một số bộ phận chính : thùng xăng, bầu lọc xăng, bơm xăng, bộ chế hòa khí, bầu lọc khí.

- Thùng xăng dùng để chứa xăng.

- Bầu lọc xăng để lọc sạch cặn bẩn lẫn trong xăng.

- Bơm xăng làm nhiệm vụ hút xăng từ thùng chứa đưa tới bộ chế hòa khí. - Bộ chế hòa khí làm nhiệm vụ hòa trộn xăng với không khí tạo thành hòa khí có tỷ lệ phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ.

- Bầu lọc khí để lọc sạch bụi bẩn lẫn trong không khí.

Sau đó giáo viên trình chiếu phần hoạt đông của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng.

- Sau click chuột lần đầu tiên xăng được bơm lên buồng phao của bộ chế hòa khí (hinh 3.18).

Hình 3.18. Mô hình xăng đưa đến buồng phao bộ chế hòa khí

Học sinh quan sát được trên mô hình xăng được bơm hút từ thùng xăng, qua bầu lọc đưa tới buồng phao của bộ chế hòa khí.

- Cick chuột lần thứ 2: Hoạt động của hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng (hình 3.19).

Hình 3.19. Mô hình hoạt động của hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng

Học sinh quan sát được ở kì nạp, pit- tông đi xuống tạo sự giảm áp suất trong xilanh. Do chênh áp suất, không khí được hút qua bầu lọc khí rồi qua họng khuếch tán của bộ chế hòa khí, tại đây không khí hút xăng từ buồng phao, hòa trộn với nhau tạo thành hòa khí. Hòa khí theo đường ống nạp vào xilanh của động cơ

Giáo viên có thể hỏi: hệ thống nhiên liệu trên xe máy có bơm xăng không? Tại sao cấu tạo như vậy mà hệ thống vẫn làm việc được. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN

Sau một thời gian làm khoá luận với đề tài “Ứng dụng phần mềm

Microsoft PowerPoint vào thiết kế mô hình dạy học Động cơ đốt trong” tôi đã thu được một số kết quả như sau:

- Thiết kế thành công mô hình giảng dạy: “bơm xăng và hệ thống cung

cấp nhiên liệu động cơ xăng” rất sinh động, gần giống như vật thật. Mô tả

được cấu tạo chi tiết, nguyên lý làm việc của bơm xăng và hệ thống cung cấp

nhiên liệu động cơ xăng, lôi cuốn học sinh nghe giảng, nắm vững kiến thức

và nhớ lâu.

- Mô hình có thể nhân bản sử dụng cho nhiều giáo viên, ngoài ra có thể nâng cấp, chỉnh sửa dễ dàng. Góp phần mang lại hiệu quả cao trong công việc giảng dạy.

- Mô hình dễ sử dụng được dùng làm tài liệu giảng dạy ở trường phổ thông cho kết quả rất tốt.

- Tuy nhiên mô hình của tôi vẫn còn một số hạn chế sau: khi sử dụng vào giảng dạy cấu tạo và nguyên lý do là hình không gian hai chiều nên cấu tạo và hình ảnh của một số chi tiết,đường đi của nhiên liệu chưa được rõ ràng, sự chuyển động của các chi tiết chỉ mang tính chất tương đối chưa thật đúng với thực tế, đồ hoạ chưa được đẹp.

Mô hình trên xây dựng cho môn Công nghệ song khả năng ứng dụng thì không dừng lại ở đó mà nó còn có thể áp dụng cho tất cả các môn học khác. Hiện nay, hoạt động dạy học theo xu thế mới, đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy ở tất cả các bậc học, các môn học. Mô hình trên chắc chắn sẽ tạo được một môi trường học tập có hiệu quả, đạt kết quả cao và góp phần vào công tác hướng nghiệp của học sinh bậc phổ thông.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồ Ngọc Đại (1994), Công nghệ giáo dục, tập 1, Nxb Giáo Dục. 2. Nguyễn Tất Tiến (2005), Sách giáo khoa KTCN 11, Nxb Giáo Dục. 3. Nguyễn Văn Khôi (2006), Sách giáo khoa Công nghệ 11, Nxb Giáo Dục. 4. Nguyễn Ngọc Tuấn, Hồng Phúc (2005), Các thủ thuật thiết ké diễn hình cao cấp với PowerPoint, Nxb Giao Thông Vận Tải.

5. Trần Sinh Thành (2001), Phương pháp dạy học KTCN, Nxb Giáo Dục. 6. Trương Ngọc Châu (2005), Hướng dẫn thiết kế bài giảng trên máy tính, Nxb giáo Dục.

Một phần của tài liệu Ứng dụng microsoft powerpoint vào thiết kế mô hình dạy học hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng (KL03438) (Trang 38)