Trình chiếu trên màn hình

Một phần của tài liệu Ứng dụng microsoft powerpoint vào thiết kế mô hình dạy học hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng (KL03438) (Trang 28)

- Cách 1: Nhấn chuột lên nút Slide Show ở góc phải, cuối màn hình - Cách 2: Mở mục chọn Slide Show chọn View Show.

- Cách 3: Bấm F5 trên bàn phím.

- Chọn Next: chuyển trang tiếp theo (bạn có thể dùng phím Enter hoặc chuột trái).

- Chọn Previous : chuyển đến trang kề trước.

- Chọn Go to Slide : chuyển ngay đến một trang bất kì. - End Show: kết thúc trình diễn (có thể dùng phím Esc).

Chương 3

MÔ HÌNH DẠY HỌC

BƠM XĂNG VÀ HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG

3. 1. Mô hình dạy học bơm xăng

3. 1. 1. Cấu tạo của bơm xăng

Giáo viên cho học sinh quan sát mô hình hoàn thiện của bơm xăng (hình 3.1).

Nắp bơm

Thân bơm

Màng bơm

Hình 3.1. Mô hình bơm xăng

Giáo viên giới thiệu cấu tạo chung của bơm xăng gồm 2 phần: nắp bơm xăng và thân bơm xăng được ngăn cách bởi màng bơm.

- Nắp bơm xăng được cắt bỏ một phần giúp học sinh quan sát được các chi tiết bên trong gồm: lưới lọc, khoang hút và khoang đẩy. Mỗi khoang thường có các van tương ứng (hút hoặc đẩy) và các đường xăng vào hoặc ra.

- Thân bơm xăng là nơi bố trí hệ thống dẫn động màng bơm, được cắt bỏ một phần giúp học sinh quan sát được các chi tiết bên trong gồm: thanh kéo, lò xo bơm, lò xo hồi vị cần bơm, cần bơm, trục cần bơm tay.

- Trên mô hình không thể hiện được vật liệu cấu tạo nên bơm xăng. Giáo viên giải thích thêm: màng bơm luôn chuyển động lên xuống để tạo áp suất phía trên màng vì vậy màng phải làm bằng vật liệu co giãn như cao su. Do tính chất hóa học cao su dễ bị xăng dung hòa và phân hủy nên người ta chế tạo màng bơm bằng vải tẩm cao su chịu xăng hoặc vải sơn chịu xăng. Màng bơm được đỡ từ hai phía bằng hai đĩa nhỏ, ở giữa lắp thanh kéo. Phía dưới màng có một lò xo, đầu dưới lò xo này tỳ lên vỏ bơm.

Sau đó giáo viên trình chiếu phần tháo rời bơm xăng ra từng chi tiết.

- Sau click chuột lần đầu tiên thì nắp bơm xăng sẽ chuyển động lên trên (hình 3.2).

Thao tác này giúp học sinh hiểu được quy trình của việc tháo lắp cơ khí: chi tiết nào được lắp vào cuối cùng của quá trình lắp ráp thì sẽ được tháo ra đầu tiên.

- Click chuột lần thứ 2: lưới lọc và van xăng vào sẽ được tháo rời và chuyển động lên trên (hình 3.3).

Hình 3.3. Mô hình tháo lắp lưới lọc và van xăng vào

Học sinh thấy được hình dạng và kích cỡ lưới lọc và van xăng. Giáo viên có thể giới thiệu cho học sinh về tác dụng của chi tiết (lưới lọc dùng để lọc cặn bẩn ở trong xăng, van xăng vào có tác dụng điều chỉnh lượng xăng vào cho phù hợp với yêu cầu).

- Click chuột lần thứ 3, 4: van xăng vào (van hút) và van xăng ra (van đẩy) sẽ được tháo rời lên trên (hình 3.4).

Hình 3.4. Mô hình tháo lắp van xăng

Học sinh quan sát và thấy rõ cấu tạo của van xăng, bên trong các van có lò xo. Tại đây, giáo viên có thể giải thích cho học sinh là van xăng và lò xo làm bằng vật liệu gì. (Các van được làm bằng cao su chịu xăng hoặc chịu dầu, các lò xo của van làm bằng sợi đồng).

- Click chuột lần thứ 5,6: bulông sẽ được rút ra và chuyển động lên trên (hình 3.5).

Khi bulông được tháo rời thi học sinh sẽ biết được hình dạng và kích cỡ của bulông. Bulông phải được chọn không quá bé, không quá lớn, đảm bảo sự liên kết chắc chắn của nắp và thân bơm xăng.

- Click chuột lần thứ 7: phần dưới nắp bơm xăng được tháo rời lên trên (hình 3.6).

Hình 3.6. Mô hình tháo lắp phần dưới nắp bơm xăng

Khi đó học sinh sẽ quan sát được hình dạng bên trong và bên ngoài của chi tiết này, chúng có tiết diện không đồng đều nhau.

Hình 3.7. Mô hình tháo lắp màng bơm

Học sinh quan sát và thấy rằng: màng bơm có dạng hình tròn mỏng. Giáo viên giải thích thêm cho học sinh màng bơm có tác dụng tạo khoảng không để đóng mở van xăng vào và ra.

- Click chuột lần thứ 9: lò xo hồi vị cần bơm được tháo rời lên trên (hình 3.8).

Khi lò xo được tháo rời thi học sinh sẽ biết được hình dạng và kích cỡ của lò xo. Lò xo phải được chọn đảm bảo điều kiện làm việc (đẩy cần bơm đi xuống).

- Click chuột lần thứ 10: trục cần bơm tay được tháo rời chuyển lên trên (hình3.9).

Hình 3.9. Mô hình tháo lắp trục cần bơm tay

Học sinh thấy trục có hình trụ dài, một đầu có đường kính lớn hơn. Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu là khi máy ngừng hoạt động muốn bơm xăng vào đầy buồng phao phải điều khiển cần bơm tay.

Hình 3.10. Mô hình tháo lắp cần bơm

Khi đó học sinh sẽ quan sát được hình dạng của cần bơm. Cần bơm có dạng đòn bẩy, đầu trái của cần bơm có dạng càng cua. Kích thước càng cua phụ thuộc vào kích thước thanh kéo. Đầu phải cần bơm luôn tỳ sát vào cam. - Click chuột lần thứ 12: lò xo bơm được tháo rời chuyển động lên trên (hình 3.11).

Học sinh thấy được hình dạng và vị trí lắp đặt của lò xo bơm. Đầu dưới của lò xo tỳ lên vỏ bơm. Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu là lò xo bơm có tác dụng đẩy màng bơm đi lên làm tăng áp suất xăng trên màng.

- Click chuột lần thứ 13: thanh kéo được tháo rời lên trên (hình 3.12).

Hình 3.12. Mô hình tháo lắp thanh kéo

Học sinh quan sát được hình dạng và vị trí lắp đặt của thanh kéo, thanh kéo đầu trên được lắp với màng bơm. Đầu dưới được lắp ở giữa càng cua của cần bơm, bên dưới được đỡ bởi một tấm gắn chặt đầu thanh kéo gọi là vấu hình đĩa.

Phần còn lại là thân dưới của bơm xăng. Học sinh thấy kích thước và hình dạng của chi tiết. Bên ngoài và bên trong có tiết diện không đồng đều.

Sau khi tách rời các chi tiết giáo viên click chuột thì các chi tiết lại được lắp lại lần lượt theo thứ tự ngược với quá trình vừa thực hiện ở trên. Học sinh có thể quan sát được trình tự lắp ráp bơm xăng.

3. 1. 2 Nguyên lý hoạt động của bơm xăng

Giáo viên giới thiệu cho học sinh nhiệm vụ của bơm xăng là hút xăng từ thùng chứa qua các bầu lọc để đưa xăng lên buồng phao của bộ chế hòa khí. Hoạt động của bơm xăng gồm hai hành trình: hành trình hút và hành trình đẩy. Sau đó giáo viên trình chiếu phần hoạt động của bơm xăng.

- Sau click chuột lần đầu tiên là hành trình hút (hình 3.13).

Học sinh quan sát được khi động cơ hoạt động trục cam quay, do đầu bên phải của cần bơm luôn luôn tỳ sát vào vấu cam nên khi tiếp xúc với phần cao của vấu cam, cần bơm quay quanh chốt xoay. Đầu bên phải cần bơm sẽ đi lên, lò xo hồi vị bị nén lại. Còn đầu trái của nó đi xuống kéo theo thanh kéo cùng với màng bơm đi xuống, đồng thời lò xo bơm bị nén lại. Lúc này không gian trong khoang ở phía trên màng bơm sẽ tăng tạo nên chân không (tạo độ hút), mở van hút, đóng van đẩy và hút nhiên liệu vào. Xăng qua đường ống vào qua lưới lọc, qua van hút, nạp vào không gian phía trên màng bơm.

- Cick chuột lần thứ 2 là hành trình đẩy (hình 3.14).

Học sinh quan sát được sau đó khi vấu cam đi tới phần thấp thì lò xo hồ vị đẩy cần bơm về vị trí ban đầu. Đầu trái của cần bơm đi lên và thả tự do cho thanh kéo, lúc này lò xo bơm giãn sẽ đẩy thanh kéo cùng màng bơm đi lên tạo nên hành trình đẩy. Không gian phía trên màng bơm giảm, xăng được nén, đồng thời van hút đóng van đẩy mở, xăng đi qua van đẩy sang khoang đẩy và đi vào đường ống dẫn tới buồng phao của bộ chế hoà khí.

- Cick chuột lần thứ 3 là toàn bộ hoạt động của bơm xăng (hình 3.15).

Hình 3.15. Nguyên lý hoạt động của bơm xăng

Học sinh quan sát được cả hai hành trình hút và hành trình đẩy trên mô hình. Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu đó là quá trình liên tục, khép kín. Cho đến khi lượng xăng cấp vượt quá nhu cầu tiêu thụ của chế hoà khí thì kim

van trong buồng phao của chế hoà khí đóng lại, áp suất trong buống đẩy tăng lên làm áp suất ở khoang trên màng cũng tăng theo, các van đều đóng, lò xo bơm không còn đủ mạnh để đẩy màng lên nữa. Lúc này, màng nằm lại ở vị trí dưới cùng, còn thanh lắc tiếp tục hành trình cùng với cam nhưng không tác động lên thanh kéo. Bơm không hoạt động nữa, cho tới khi mức xăng trong buồng phao giảm xuống và kim van mở cho phép xăng tiếp tục vào. Để cho đầu thanh lắc không đập vào tấm đỡ ở đầu dưới thanh kéo thì giữa chúng phải có khe hở nhất định.

Do mô hình trên còn nhiều hạn chế chưa giúp học sinh quan sát rõ hoạt động của bơm xăng. Giáo viên đưa ra mô hình thứ 2 để học sinh quan sát và hiểu rõ hơn nguyên lý hoạt động của bơm xăng (hình 3.16).

Hình 3.16. Mô hình tổng thể hoạt động của bơm xăng

Trên mô hình này học sinh có thể quan sát tổng thể hoạt động của bơm xăng gồm hành trình hút và hành trình đẩy, thấy mối quan hệ giữa các chi tiết

(cam và cần bơm, cần bơm và thanh kéo, thanh kéo và màng bơm…) và đường đi của nhiên liệu.

Giáo viên có thể đưa ra câu hỏi: dựa vào mô hình hãy nêu nguyên lý làm việc cúa bơm xăng?

3. 2. Mô hình hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng

Giáo viên cho học sinh quan sát mô hình hoàn thiện của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng (hình 3.17).

Thùng xăng Bầu lọc khí Bộ chế hòa khí Buồng phao Bơm xăng Bầu lọc xăng

Hình 3.17. Mô hình hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng

Giáo viên giới thiệu cấu tạo chung của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng gồm một số bộ phận chính : thùng xăng, bầu lọc xăng, bơm xăng, bộ chế hòa khí, bầu lọc khí.

- Thùng xăng dùng để chứa xăng.

- Bầu lọc xăng để lọc sạch cặn bẩn lẫn trong xăng.

- Bơm xăng làm nhiệm vụ hút xăng từ thùng chứa đưa tới bộ chế hòa khí. - Bộ chế hòa khí làm nhiệm vụ hòa trộn xăng với không khí tạo thành hòa khí có tỷ lệ phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ.

- Bầu lọc khí để lọc sạch bụi bẩn lẫn trong không khí.

Sau đó giáo viên trình chiếu phần hoạt đông của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng.

- Sau click chuột lần đầu tiên xăng được bơm lên buồng phao của bộ chế hòa khí (hinh 3.18).

Hình 3.18. Mô hình xăng đưa đến buồng phao bộ chế hòa khí

Học sinh quan sát được trên mô hình xăng được bơm hút từ thùng xăng, qua bầu lọc đưa tới buồng phao của bộ chế hòa khí.

- Cick chuột lần thứ 2: Hoạt động của hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng (hình 3.19).

Hình 3.19. Mô hình hoạt động của hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng

Học sinh quan sát được ở kì nạp, pit- tông đi xuống tạo sự giảm áp suất trong xilanh. Do chênh áp suất, không khí được hút qua bầu lọc khí rồi qua họng khuếch tán của bộ chế hòa khí, tại đây không khí hút xăng từ buồng phao, hòa trộn với nhau tạo thành hòa khí. Hòa khí theo đường ống nạp vào xilanh của động cơ

Giáo viên có thể hỏi: hệ thống nhiên liệu trên xe máy có bơm xăng không? Tại sao cấu tạo như vậy mà hệ thống vẫn làm việc được.

KẾT LUẬN

Sau một thời gian làm khoá luận với đề tài “Ứng dụng phần mềm

Microsoft PowerPoint vào thiết kế mô hình dạy học Động cơ đốt trong” tôi đã thu được một số kết quả như sau:

- Thiết kế thành công mô hình giảng dạy: “bơm xăng và hệ thống cung

cấp nhiên liệu động cơ xăng” rất sinh động, gần giống như vật thật. Mô tả

được cấu tạo chi tiết, nguyên lý làm việc của bơm xăng và hệ thống cung cấp

nhiên liệu động cơ xăng, lôi cuốn học sinh nghe giảng, nắm vững kiến thức

và nhớ lâu.

- Mô hình có thể nhân bản sử dụng cho nhiều giáo viên, ngoài ra có thể nâng cấp, chỉnh sửa dễ dàng. Góp phần mang lại hiệu quả cao trong công việc giảng dạy.

- Mô hình dễ sử dụng được dùng làm tài liệu giảng dạy ở trường phổ thông cho kết quả rất tốt.

- Tuy nhiên mô hình của tôi vẫn còn một số hạn chế sau: khi sử dụng vào giảng dạy cấu tạo và nguyên lý do là hình không gian hai chiều nên cấu tạo và hình ảnh của một số chi tiết,đường đi của nhiên liệu chưa được rõ ràng, sự chuyển động của các chi tiết chỉ mang tính chất tương đối chưa thật đúng với thực tế, đồ hoạ chưa được đẹp.

Mô hình trên xây dựng cho môn Công nghệ song khả năng ứng dụng thì không dừng lại ở đó mà nó còn có thể áp dụng cho tất cả các môn học khác. Hiện nay, hoạt động dạy học theo xu thế mới, đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy ở tất cả các bậc học, các môn học. Mô hình trên chắc chắn sẽ tạo được một môi trường học tập có hiệu quả, đạt kết quả cao và góp phần vào công tác hướng nghiệp của học sinh bậc phổ thông.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồ Ngọc Đại (1994), Công nghệ giáo dục, tập 1, Nxb Giáo Dục. 2. Nguyễn Tất Tiến (2005), Sách giáo khoa KTCN 11, Nxb Giáo Dục. 3. Nguyễn Văn Khôi (2006), Sách giáo khoa Công nghệ 11, Nxb Giáo Dục. 4. Nguyễn Ngọc Tuấn, Hồng Phúc (2005), Các thủ thuật thiết ké diễn hình cao cấp với PowerPoint, Nxb Giao Thông Vận Tải.

5. Trần Sinh Thành (2001), Phương pháp dạy học KTCN, Nxb Giáo Dục. 6. Trương Ngọc Châu (2005), Hướng dẫn thiết kế bài giảng trên máy tính, Nxb giáo Dục.

Một phần của tài liệu Ứng dụng microsoft powerpoint vào thiết kế mô hình dạy học hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng (KL03438) (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)