Kiến trúc dữ liệu hai tầng (Two-layer Architecture)

Một phần của tài liệu Tài liệu về kho dữ liệu (Trang 28 - 30)

Một điểm cải tiến của kiến trúc nêu trên là phân tách vùng dữ liệu sử dụng khác nhau của hai loại hệ thống: hệ thống thao tác và hệ thống xử lý

Operational System Informational System

Real – time Data Derived Data thông tin.

Hình 1.12 Kiến trúc dữ liệu hai tầng

Tầng dƣới, gồm những dữ liệu đƣợc sử dụng cho các ứng dụng tác nghiệp, thực hiện đƣợc cả đọc và ghi, đó là những dữ liệu thời gian thực. Tầng trên bao gồm những dữ liệu dẫn xuất dành cho các ứng dụng tìm kiếm thông tin. Dữ liệu dẫn xuất có thể đƣợc xác định từ dữ liệu thời gian thực thông qua các quá trình tính toán, hoặc cũng có thể là bản sao của dữ liệu thời gian thực.

Ưu điểm:

 Kiến trúc này giải quyết đƣợc vấn đề tranh chấp giữa hai loại hệ thống của kiến trúc một tầng.

 Hỗ trợ để những NSD đầu cuối có những nhu cầu xử lý đƣợc dữ liệu khác nhau đƣợc lƣu trữ trong vùng dữ liệu thời gian thực. Điều này có nghĩa là cho phép đƣa ra nhiều dữ liệu dẫn xuất khác nhau từ cùng một dữ liệu thời gian thực.

Nhược điểm:

 Dữ liệu có thể bị lặp lại ở mức cao. Việc tổ chức dữ liệu lặp dẫn đến yêu cầu lƣu trữ tốn kém không gian nhớ và vấn đề quan trọng hơn là

vấn đề quản lý, duy trì lại phức tạp hơn nhiều.

 Không có sự tƣơng quan một-một giữa dữ liệu thời gian thực với dữ liệu dẫn xuất.

Ví dụ:

Hình 1.13 Khả năng tương thích giữa dữ liệu thời gian thực và dữ liệu dẫn xuất trong kiến trúc hai tầng

Mặc dù có những nhƣợc điểm nhƣ trên, nhƣng không có nghĩa là kiến trúc này không đƣợc sử dụng. Kiến trúc này đƣợc Info Center sử dụng để xây dựng kho dữ liệu thông tin khoa học và ứng dụng.

Ngày nay, nhu cầu phân tán dữ liệu tới tận các máy PC cho nhiều NSD ở khắp nơi trên mạng diện rộng WAN và mạng cục bộ LAN đòi hởi phải có giải pháp khác, đó chính là kiến trúc ba tầng.

Một phần của tài liệu Tài liệu về kho dữ liệu (Trang 28 - 30)