Xây dựng mô hình

Một phần của tài liệu Thiết kế và mô phỏng máy cắt biên dạng ống tự động điều khiển CNC (Trang 79 - 83)

L ỜI MỞ ĐẦU

5.2.1.Xây dựng mô hình

Theo thiết kế, máy có hai bậc tự do: bậc tự do chuyển động quay quanh trục ống và bậc tự do chuyển động tịnh tiến dọc theo trục ống cần cắt, ta mô hình hóa cơ cấu máy thành hệ thống gồm 3 khâu:

Khâu ốn là khâu cốđịnh trong hệ. Khâu này đóng vai trò là khâu đếđể cốđịnh khác khâu khác.

Khâu 1: có chuyển động là chuyển động quay quanh trục của ống Khâu 2: là khâu chuyển động dọc trục ống.

Từ bản vẽ thiết kế ta thiết lập mô hình của máy để nhúng vào chương trình mô phỏng được viết trên nền MFC- Visual C++ 6.0 và có hỗ trợ của thư viện Opengl

Tạo các mô hình đơn giản trên solidworks để giảm được kích thước của file và giảm thời gian xử lý. Do khi nhúng mô hình vào chương trình mô phỏng, hệ tọa độ của chương trình trùng với hệ tọa độ trong solidworks cho nên việc xác định hệ tọa độ của các khâu và vị trí tương đối của các khâu là điểm quan trọng. Ta xây dựng mô hình của toàn bộ hệ thống như hình vẽ dưới, sau do xây dựng cơ cấu chi tiết của các khâu:

Hình V.3: Mô hình cơ bản

Khâu ống: đường kính ngoài : d=400mm tâm trục trùng với trục Z. Tâm của đáy trùng với gốc của hệ tọa độ Khâu 2 Khâu ống Khâu 1 Gốc hệ tọa độ 78

Hình V.4: Chi tiết ống

Từ các File part của khâu 1, khâu 2 ta xây dựng các file assembly với khâu 1, khâu 2 là chi tiết cốđịnh.

Mở file part: khâu 2. Trong file chọn make assembly from part.

Sau khi nhập file khâu 1 vào môi trường assembly, kích chuột phải vào chi tiết chọn

float

Chọn insert> mate để gán ràng buộc về vị trí của chi tiết trong môi trường assembly. Ta chọn đối tượng là Origin của chi tiết và origin của file assembly. Chọn OK.

Tiếp theo kích chuột phải vào chi tiết, chọn fix.

Như vậy hệ tọa độ của file assembly trùng với hệ tọa độ của chương trình mô phỏng sau này.

Tiếp theo ta chèn các file của các chi tiết như: động cơ, cụm kẹp đầu cắt, đầu cắt… đã thiết kếở phần trước vào và gán ràng buộc về vị trí như hình vẽ

Chọn file> save as để lưu file assembly vừa vẽ thành file.STL. Đây là file để mô phỏng về sau.

Ta chọn save as type:STL( *.stl) với tên là : cum22. Chọn option

Chọn output as: ASCII, unit: milimeter

Kích chọn: do not translate STL output data to possitive space save all components as an assembly in a single file. Chọn OK.

Tương tự ta thực hiện các bước trên cho khâu 1. File mô phỏng được lưu với tên: cum11.stl.

Một phần của tài liệu Thiết kế và mô phỏng máy cắt biên dạng ống tự động điều khiển CNC (Trang 79 - 83)