5. Tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV Thương Mại XNK
2.2.1. Sự cần thiết hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán
Nghiệp vụ bán hàng giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư thì những thông tin về doanh thu, chi phí là vô cùng cần thiết, và những thông tin này có được là do công tác kế toán bán hàng của doanh nghiệp
Kế toán nghiệp vụ bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong DN sẽ theo dõi số lượng hàng hóa mua vào, bán ra, tồn cuối kỳ theo các mặt hàng.
Từ đó nhà quản lý biết được mặt hàng một cách chính xác, trung thực, phản ánh đúng tình hình kinh doanh của DN để có thể đưa ra các chính sách làm tăng lợi nhuận đến mức cao nhất có thể.
Muốn vậy việc hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán nghiệp vụ bán hàng nói riêng là điều vô cùng cần thiết và nó phải phù hợp với yêu cầu quản lý của đơn vị.
2.2.2. Giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
*Về phần mềm kế toán:
Công ty nên sử dụng các phần mềm kế toán hiện đại như hiện nay: Fast, Misa... để giảm thiểu công việc ghi chép cho nhân viên kế toán đồng thời dễ dàng kiểm tra mà không mất quá nhiều thời gian cho việc tìm kiếm.
Do các nghiệp vụ bán hàng, thu chi của công ty phát sinh trong quá trình kinh doanh là nhiều cho nên việc theo dõi kiểm tra là khó khăn, công ty nên sử dụng các sổ nhật ký đặc biệt như: Sổ nhật ký bán hàng, sổ nhật ký thu tiền, sổ nhật ký chi tiền để ghi chép, hạch toán.
Dưới đây là một số mẫu sổ nhật ký đặc biệt, công ty có thể áp dụng để ghi chép cho phù hợp
Bảng 2.2.1. Sổ nhật ký thu tiền
Sổ nhật ký thu tiền Năm...
- Sổ này có... trang, đánh số từ trang số 01 đến trang... - Ngày mở sổ:...
Ngày... tháng.... năm...
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
- Nội dung: dùng để ghi chép các nghiệp vụ thu tiền của doanh nghiệp, sổ được mở riêng cho thu tiền mặt, thu qua ngân hàng, cho từng loại tiền.
- Phương pháp ghi sổ:
Cột A : Ghi ngày tháng ghi sổ
Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng lập chứng từ kế toán Cột D: ghi nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Cột 1: Ghi số tiền thu được vào bên Nợ tài khoản tiền được theo dõi Cột 2, 3,4,5,6: ghi số tiền phát sinh bên Có các tài khoản đối ứng
Đơn vị:... Địa chỉ:...
Mẫu số S03a1-DNN
(Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC)
Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Ghi Nợ TK... Ghi có các TK Số thángNgày ... ... ... ... Tài khoản khác Số tiền Số hiệu A B C D 1 2 3 4 5 6 E Số trang trước chuyển sang Cộng chuyển sang trang sau
Bảng 2.2.2. Sổ nhật ký chi tiền
Đơn vị:... Địa chỉ:...
Mẫu số S03a2-DNN
(Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC)
Sổ nhật ký chi tiền Năm... Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Ghi Có TK.. . Ghi có các TK Số hiệu Ngày tháng ... ... ... ... Tài khoản khác Số tiền Số hiệu A B C D 1 2 3 4 5 6 E Số trang trước chuyển sang Cộng chuyển sang trang sau
- Sổ này có... trang, đánh số từ trang số 01 đến trang... - Ngày mở sổ:...
Ngày...tháng.... năm...
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
- Nội dung: dùng để ghi chép các nghiệp vụ thu tiền của doanh nghiệp, sổ được mở riêng cho chi tiền mặt, chi qua ngân hàng, cho từng loại tiền.
- Phương pháp ghi sổ:
Cột A : Ghi ngày tháng ghi sổ
Cột B, C Ghi số hiệu, ngày, tháng lập chứng từ kế toán Cột D: ghi nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Cột 1: Ghi số tiền thu được vào bên có tài khoản tiền được theo dõi Cột 2, 3,4,5,6: ghi số tiền phát sinh bên nợ các tài khoản đối ứng.
Bảng 2.2.3. Sổ nhật ký bán hàng Sổ nhật ký bán hàng Năm :…. Ngày, tháng ghi sổ
Chứng từ Diễn giải Phải thu từ người mua (ghi
Ghi Có tài khoản doanh thu Số hiệu Ngày tháng Hàng hoá Thành phẩm Dịch vụ A B C D 1 2 3 4 Số trang trước chuyển sang Cộng chuyển sang trang sau
- Sổ này có... trang, đánh số từ trang số 01 đến trang... - Ngày mở sổ:...
Lập ngày... tháng.... năm ...
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
- Nội dung: Dùng để ghi chép các nghiệp vụ bán hàng theo từng loại hàng tồn kho của đơn vị : bán hàng hoá, thành phẩm. Các nghiệp vụ này mua theo hình thức trả tiền sau, hoặc người mua trả tiền trước.
- Phương pháp ghi sổ: Cột A: Ghi ngày tháng ghi sổ
Cột B, C: Ghi số hiệu ngày tháng lập chứng từ kế toán
Cột D: Ghi nội dung nghiệp vụ phát sinh của chứng từ kế toán
Đơn vị : Địa chỉ:
Mẫu số S03a4-DNN
(Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC)
Cột 1: Ghi số tiền phải thu của người mua theo doanh số bán hàng
Cột 2,3,4: Ghi doanh thu theo từng loại nghiệp vụ: Bán hàng hoá, thành phẩm. Bất động sản. cung cấp dịch vụ.
*Về các phương án đề phòng rủi ro
+ Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải dựa trên nguyên tắc chỉ trích lập dự phòng cho số hàng tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính có giá thị trường thấp hơn giá ghi sổ.
Mức lập dự phòng cần lập cho năm tới
= Số hàng tồn kho cuối niên độ x Mức giảm giá hàng hóa Trong đó Mức giảm giá
hàng hóa = Đơn giá ghi sổ -
Đơn giá thực tế trên thị trường
Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải tiến hành lập cho từng loại hàng hóa và tổng hợp vào bảng kê dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Cuối niên độ kế toán, so sánh số dự phòng năm cũ còn lại với số dự phòng cần lập cho niên độ kế toán năm tới, nếu số dự phòng còn lại lớn hơn số dự phòng cần lập cho niên độ mới, kế toán tiến hành hoàn nhập số chênh lệch lớn hơn bằng cách ghi giảm giá vốn hàng bán.
Nợ TK 1593: Hoàn nhập dự phòng còn lại Có TK 632: Ghi giảm giá vốn hàng bán.
Ngược lại, nếu số dự phòng còn lại nhỏ hơn số dự phòng cần lập cho niên độ mới, kế toán tiến hành trích lập thêm.Khi trích lập:
Nợ TK 632: Ghi tăng giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ.
- Trong niên độ kế toán tiếp theo, nếu hàng tồn kho không bị giảm giá, đã bán thì ngoài bút toán phản ánh giá trị hàng tồn kho đã bán, kế toán còn phải hoàn nhập số dự phòng giảm giá đã lập của các loại hàng tồn kho này bằng bút toán.
Nợ TK 1593: Hoàn nhập dự phòng còn lại Có TK 632: Ghi giảm giá vốn hàng bán. + Trích lập khoản dự phòng phải thu khó đòi:
Để được trích lập thì các khoản nợ phải đảm bảo điều kiện trích lập: có đầy đủ bằng chứng, căn cứ xác định khoản nợ.
Kế toán trích lập khoản dự phòng theo công thức: Số dự phòng
phải thu cho
khách hàng i =
Số nợ phải thu
của khách hàng i *
Tỉ lệ ước tính không thu được của khách
hàng i
Các khoản dự phòng phải thu khó đòi được theo dõi trên tài khoản 1592 “ Dự phòng phải thu khó đòi”.Trích lập và hạch toán vào chi phí quản lý kinh doanh
Khi trích lập kế toán ghi:
Nợ TK 642 Có TK 1592
* Về phương pháp tính giá hàng xuất kho
Kế toán công ty có thể xem xét đến các phương pháp Nhập trước- Xuất trước hoặc Nhập sau – Xuất trước để theo dõi tình hình nhập- xuất các mặt hàng và phản ánh kịp thời giá vốn, doanh thu.
*Phân bổ chi phí
Trong một kỳ kinh doanh nếu chi phí phát sinh quá lớn nó sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của kỳ đó, để giảm bớt chi phí và xác định đúng kết quả hoạt động kinh doanh kế toán nên phân bổ dần chi phí trong từng kỳ kinh doanh. Kế toán hạch toán vào tài khoản 142 “ Chi phí trả trước ngắn
hạn”( nếu chi phí thực tế phát sinh trong một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh.) và tài khoản 242 “ Chi phí trả trước dài hạn” (nếu chi phí có liên quan đến kết quả kinh doanh trên một năm tài chính)
Khi phát sinh chi phí lớn phải phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh kế toán ghi:
Nợ TK 142, 242 Có TK 111, 112
Định kỳ tiến hành phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh: Nợ TK 642
Có TK 142, 242
*Về công tác bán hàng
Công ty nên lập bảng kê bán lẻ hàng hoá đối với những khách hàng lẻ đến mua của công ty. Bảng kê bán lẻ hàng hoá sẽ theo dõi được toàn bộ số khách hàng mua lẻ hàng hoá của công ty.
(Mẫu tham khảo bảng kê bán lẻ)
Công ty TNHH MTV TM XNK Sơn Hải Vân Đình - Ứng Hòa- Hà Nội
BẢNG KÊ BÁN LẺ STT Người mua hàng Địa chỉ Tên, quy cách hàng hoá Đv tính SL ĐG Thành tiền Cộng
Ngoài ra, công ty nên có nhiều chính sách ưu đãi hơn đối với khách hàng quen thuộc hoặc những khách hàng lớn, chẳng hạn như công ty có thể giảm trị giá hợp đồng theo tỉ lệ % thích hợp nếu họ mua hàng với số lượng lớn và thanh toán luôn.
Bên cạnh đó công ty cũng nên có những chính sách bảo hành sản phẩm phù hợp với từng loại sản phẩm, thúc đẩy quảng bá trong khâu bán hàng, tạo uy tín với khách hàng, cạnh tranh mở rộng mối quan hệ làm tăng lợi nhuận.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện kinh doanh của nền kinh tế thị trường như hiện nay để đứng vững và không ngừng phát triển là một vấn đề hết sức khó khăn đối với mỗi doanh nghiệp. Kế toán với vai trò là công cụ quan trọng để quản lý kinh tế- tài chính ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cũng phải được thay đổi và hoàn thiện cho phù hợp với tình hình mới để giúp cho doanh nghiệp quản lý được tốt hơn mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong đó công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ có một vị trí đặc biệt quan trọng nhất là đối với các doanh nghiệp Thương mại. Vì vậy việc hoàn thiện quá trình hạch toán nghiệp vụ bán hàng và xác định kết quả bán hàng là rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp.
Tại Công ty TNHH Một Thành Viên Thương Mại XNK Sơn Hải, công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng là vấn đề mà công ty quan tâm hàng đầu. Trong thời gian thực tập tại Phòng Kế toán em đã đi sâu tìm hiểu về thực tế công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng. Qua đó thấy được những ưu điểm cũng như những tồn tại trong công tác tổ chức hạch toán nghiệp vụ bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty.
Do thời gian và sự hiểu biết còn hạn chế nên các vấn đề đưa ra trong chuyên đề này còn chưa được sâu và việc giải quyết chưa hẳn đã hoàn toàn thấu đáo và không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô giáo để bài chuyên đề của em được tốt hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong khoa kế toán đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn Nguyễn Thị Vân và phòng Kế toán công ty Sơn Hải đã hướng dẫn chỉ bảo em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn!