Hiện trạng phương pháp đo kích thước tàu tại nhà máy

Một phần của tài liệu Xây dựng phương pháp đo kích thước lớn trong chế tạo tàu thủy (Trang 59 - 62)

Giá trị biến dạng tiêu chuẩn của nhà máy:

Chiều rộng: ± 15mm cho tàu có chiều rộng lớn hơn 15m.

Chiều cao mạn: ± 15mm cho tàu có chiều cao mạn lớn hơn 10m.

Chiều dài: ± 50mm cho 100m chiều dài giữa 2 đường vuông góc.

Xác định chuẩn đo chung

Trước khi đấu tổng đoạn chuẩn lên đà thì dọc đường tâm đà, tại giữa tâm đà ta dựng 1 cột chuẩn cách đáy tàu đoạn h0, từđó ta dựng các cột chuẩn tiếp theo lần

lượt về hai phía mũi và lái thẳng hàng và cách đều nhau. Các điểm chuẩn trên mỗi

cột thẳng hàng cách, đều nhau 1 đoạn L0 (thường cách nhau 10m hoặc 20m) và nằm

trên một mặt phẳng song song với mặt phẳng triền đà. a) Đo chiều rộng tàu

Ta cần 2 người công nhân để thực hiện phép đo.

Hình 4.2-1: Đo chiều rộng tàu

Dụng cụđo: Thước dây và con dọi.

Đánh dấu vị trí đo và lấy dấu điểm đo: Tại mép ngoài của tôn vỏ mạn phải tàu người công nhân cầm con dọi thả xuống và đánh dấu vị trí con dọi trên mặt triền

đà ta được điểm 1. Tương tự như vậy lấy dấu mép ngoài của tôn vỏ tàu bên mạn trái ta được điểm 2. Sau đó người công nhân đo khoảng cách điểm 1 và điểm 2, giá trị đo được là chiều rộng B của đáy tàu tại vị trí cần đo.

Với phương pháp đo chiều rộng như trên thì người công nhân thường mắc

sai khi lấy dấu hai vị trí điểm 1 mạn phải và điểm 2 mạn trái của tàu, khi dùng thước dây đo ngoài sai số thường gặp ở thước là không được căng, thẳng thì còn có sai số là thước không vuông góc với đường tâm đà dẫn đến kết quảđo có sai số lớn.

b) Đo chiều cao tàu

Trong quá trình đo ta dùng thước cuộn, ống thủy bình và dưỡng boong.

Ởđoạn giữa tàu, dựng các thanh đo dọc theo tôn mạn ở cả hai bên mạn.Sau

đó đánh dấu vị trí của tôn giữa đáy lên thanh đo bằng cách dùng ống thủy bình. Đo

chiều cao mạn từđường boong đến đường đáy bằng thước cuộn như hình 4.2-2.

Giả sử ta muốn đo tại vị trí A. Tại đường thẳng ky tàu luôn có các cột chuẩn

đã dựng sẵn cách đáy tàu một giá trị mà ta đo được h0.

Đầu tiên ta xác định vị trí chuẩn B bằng cách đánh thủy bình sao cho mực

nước tại điểm chuẩn và điểm B cân bằng nhau. Khi đó điểm B cũng cách đáy tàu một đoạn là h0.

Ta trèo lên bong tại vị trí cần đo A, đặt dưỡng đường bong. Tại vị trí lấy dấu trên dưỡng rồi thả thước dây, người ở dưới cầm dây và đọc giá trị của thước dây ngang bằng với vị trí đã lấy dấu tại tại mốc dưới triền. Giá trịđo được là H1. Sau đó lấy (H1– h0) cho ta giá H là giá trị chiều cao của bong cần đo.

Hình 4.2-2: Đo chiều cao bong

Hình 4.2-3: a: Dưỡng đường boong cho mép boong lượn tròn

b: Dưỡng đường boong cho mép boong vuông góc

Với cách đo chiều cao bằng thước dây và con dọi này:

Việc xác định mốc mới B so vơi đáy tàu, và người công nhân trèo lên bong

đến vị trí cần đo là rất mất thời gian. Bên cạnh đó việc thực hiện xác định điểm B đã có sai số khi cân bằng ống thủy bình. Đến khi đọc giá trị H1 lại có sai số vì thước sẽ

đung đưa và nếu ta cầm thước thì thước đo có thể bị xiên, không vuông góc với giá

trị cần đo do đó giá trị xác định H có sai số rất lớn.

c) Đo chiều dài: Đo chiều dài giữa hai đường vuông góc A.P và F.P là

Đo giá trị L1, L2, L3 bằng thước dây và con dọi.

Hình 4.2-4: Đo chiều dài

Với việc đo giá trị L1 là rất khó khăn vì người công nhân phải thả con dọi ở

trên bong, và người công nhân thứ 2 phải trèo lên dàn giáo để dùng thước dây đo

giá trị L1. Trong quá trình đo giá trị L1, L2, L3 thì con dọi nhiều khi bị đung đưa do gió, giá trịđọc trên thước dây tại vị trí con dọi sẽ thiếu chính xác.

Một phần của tài liệu Xây dựng phương pháp đo kích thước lớn trong chế tạo tàu thủy (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)