Biểu đồ 4.8: Tình hình tài trợ bằng vốn vay bên ngoài so với vốn CSH

Một phần của tài liệu Luận văn " HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG ANGIMEX " pot (Trang 32 - 37)

1,135,044 1,459,241 1,303,478 - 400,000 800,000 1,200,000 1,600,000

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm Triệu đồng 11,653 18,569 16,014 - 5,000 10,000 15,000 20,000

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Năm Triệu đồng

3.4.2.Cơ cấu của báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Bảng 3.3: Bảng tóm tắt báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Tiền đầu kỳ 10,149 3,098 4,110

Lưu chuyển tiền tệ từ HĐKD (43,338) 87,210 24,436

Lưu chuyển tiền tệ từ HĐĐT (6,227) (7,030) (30,458)

Lưu chuyển tiền tệ từ HĐTC 42,514 (79,168) 5,987

Tăng (giảm) tiền trong kỳ (7,051) 1,012 (35)

Tiền cuối kỳ 3,098 4,110 4,075

*Năm 2004: Kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện bằng dòng tiền ra là 43.338

triệu đồng và trích quỹ tiền mặt 7.051 triệu đồng. Công ty chi hoạt động đầu tư khoảng 6.227 triệu đồng (trong đó có thu lãi đầu tư vào đơn vị khác, tiền thu hồi từ các khoản đầu tư và thanh lý, nhượng bán TSCĐ). Để bù vào dòng ra của hoạt động kinh doanh, Công ty phải sử dụng 42.514 triệu đồng từ hoạt động tài chính thu được (vay nợ và thu lãi tiền gởi). Cuối kỳ trong quỹ còn 3.098 triệu đồng.

*Năm 2005: Hoạt động kinh doanh làm tăng quỹ tiền mặt là 87.210 triệu đồng

nhưng công ty chi cho hoạt động đầu tư là 7.030 triệu đồng (mua sắm TSCĐ và tài sản dài hạn khác; góp vốn liên doanh; đầu tư vào đơn vị khác). Hoạt động tài chính thể hiện bằng đồng tiền ra là 79.168 triệu đồng (trong đó có tiền chi trả nợ gốc vay…). Tóm lại, dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh được sử dụng để bù vào các hoạt động đầu tư và tài chính. Cuối kỳ trong quỹ còn 4.110 triệu đồng.

*Năm 2006: Với những dòng tiền ra vào từ hoạt động kinh doanh, số dư là

24.436 triệu đồng. Nhưng Công ty phải chi cho hoạt động đầu tư một lượng tiền là 30.436 triệu đồng (chủ yếu là mua sắm, xây dựng TSCĐ và tài sản dài hạn khác; đầu tư góp vốn liên doanh và đầu tư vào đơn vị khác). Ngoài việc sử dụng tiền đầu kỳ và tiền từ hoạt động kinh doanh, Công ty còn phải dùng tiền thu từ hoạt động tài chính để bù vào hoạt động đầu tư. Cuối kỳ trong quỹ còn 4.075 triệu đồng.

3.5.Kế hoạch phát triển năm 2007.

*Tình hình thị trường: theo dự báo nhu cầu về gạo trên thế giới tiếp tục tăng cao trong khi đó khả năng cung cấp gạo không đủ đáp ứng, nhu cầu lên tới khoảng 418,19 triệu tấn nhưng nguồn cung chỉ vào khoảng 416 triệu tấn.

Chỉ tiêu ban đầu của Việt Nam về xuất khẩu gạo năm 2007 khoảng 4.5 triệu tấn thì hiện nay trong tay Hiệp hội đã có hợp đồng xuất khẩu 3.5 triệu tấn thuộc cấp Chính phủ.

-Gạo – ngành kinh doanh chủ lực: kinh doanh xuất khẩu và cung ứng xuất khẩu với sản lượng 250.000 tấn.

-Ngành hàng khác (xe Honda, phân bón: 20.000 tấn, dịch vụ sửa xe, dịch vụ điện thoại di động): doanh thu tăng 15% so với năm 2006.

- Kinh doanh ngành hàng mới: xuất khẩu cá tra fillet 1.320 tấn, nhập khẩu bã đậu nành 20.000 tấn để cung cấp lại cho các nhà máy chế biến thức ăn thủy sản và tiêu thụ thức ăn gia súc 20.000 tấn.

*Các giải pháp.

- Đa dạng hóa sản phẩm chế biến gạo. - Gia tăng bán sỉ.

*Chiến lược, định hướng kinh doanh.

- Mở rộng dịch vụ Honda và sửa chữa xe Honda trên phạm vi toàn ĐBSCL. - Mở rộng dịch vụ công nghệ thông tin ở trung tâm NIIT: xem xét hướng mở rộng đào tạo các ngành phổ thông như dạy lắp ráp phần cứng, dạy tin học văn phòng.

- Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu gạo và tách dần sự lệ thuộc ra khỏi chính phủ: giảm tỷ lệ xuất khẩu, sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ tạo ra các sản phẩm tiêu dùng nhằm gia tăng tỷ suất lợi nhuận, hạn chế rủi ro và chiếm lĩnh thị trường nội địa, đồng thời kinh doanh nguồn phụ phẩm rẻ tiền để tăng thêm lợi nhuận cho Công ty.

Chương 4

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY ANGIMEX

4.1.Tình hình sử dụng vốn trong chính sách đầu tư tài sản

4.1.1.Tình hình thanh toán của Công ty

Bảng 4.1: Tỷ số thanh toán hiện hành và tỷ số thanh toán nhanh

ĐVT: Triệu đồng.

Chỉ tiêu Năm

2004 Năm 2005 Năm 2006

TSLĐ 171,636 124,467 100,627

Nợ ngắn hạn 155,231 97,425 93,636

Tỷ số thanh toán hiện hành 1.11 1.28 1.07

HTK 84,370 54,105 69,755

Tỷ số thanh toán nhanh 0.56 0.72 0.33

Biểu đồ 4.1: Tỷ số thanh toán

Thông qua số liệu ở bảng 4.1 trên cho thấy tỷ số thanh toán hiện hành qua các năm đều lớn hơn 1, chứng tỏ khả năng thanh toán của Công ty là bình thường, chấp nhận được. Khả năng thanh toán năm 2005 (1.28) tốt hơn năm 2004 (1.11). Tuy nhiên vào năm 2006, tuy tỷ số thanh toán hiện hành (1.07) vẫn còn lớn hơn 1 nhưng lại có chiều hướng giảm sút. Thêm vào đó khả năng thanh toán nhanh cả Công ty được đánh

1.07 1.28 1.11 0.33 0.72 0.56 - 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20 1.40

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Năm

Tỷ số thanh toán hiện hành Tỷ số thanh toán nhanh

giá tốt ở ba năm 2004, 2005 và 2006 nhưng cũng có xu hướng giảm vào năm 2006 báo trước những khó khăn về tài chính trong tương lai. Công ty cần phải tìm ra nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục. Thông qua bảng cân đối kế toán, trong mục TSLĐ thì hai khoản HTK và KPT chiếm tỷ trọng rất lớn cho thấy việc đảm bảo trả nợ ngắn hạn của Công ty chủ yếu là do các KPT và HTK, mà hai khoản này cần phải có thời gian và chi phí để chuyển đổi thành tiền. Do vậy, để đánh giá chính xác khả năng thanh toán của Công ty cần phải so sánh tỷ số thanh toán với khả năng chuyển đổi thành tiền của hai khoản mục này.

4.1.2. Hiệu quả trong đầu tư tài sản lưu động.

4.1.2.1.Số vòng quay khoản phải thu.

Bảng 4.2: Số vòng quay KPT

ĐVT:Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Doanh thu thuần 1,134,696 1,459,224 1,303,404

Khoản phải thu 81,507 64,336 26,242

Số vòng quay KPT 13.92 22.68 49.67

Kỳ thu tiền bình quân 25.86 15.87 7.25

Biểu đồ 4.2: Số vòng quay KPT

Thông qua bảng phân tích 4.2 trên nhận thấy số vòng quay các KPT tăng gần gấp đôi qua hàng năm. Năm 2004, các KPT luân chuyển 13.92 vòng, điều này có nghĩa là cứ khoảng 25.86 ngày Công ty mới thu hồi được nợ. Tương tự vào năm 2005, số vòng quay KPT là 22.68 vòng ứng với thời gian thu nợ cho mỗi vòng là 15.87 ngày; vào năm 2006, số vòng quay KPT là 49.67 vòng ứng với thời gian thu nợ cho mỗi vòng là 7.25 ngày. Số vòng quay các KPT tăng qua các năm (ứng với kỳ thu tiền bình quân giảm) chứng tỏ khả năng thu hồi vốn của Công ty ngày càng nhanh trong quá trình thanh toán, hiệu quả sử dụng vốn tốt lên do vốn bị chiếm dụng ngày càng ít đi. Thông

13.92 22.68 49.67 - 10 20 30 40 50 60

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Năm

Vòng

qua phụ lục 1 cho thấy các KPT giảm mạnh qua các năm. Nguyên nhân là do trong các năm qua thị trường xuất nhập khẩu gạo có nhiều biến động ảnh hưởng đến thị phần

Một phần của tài liệu Luận văn " HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG ANGIMEX " pot (Trang 32 - 37)