Bảng 4.9: Hệ số nợ

Một phần của tài liệu Luận văn " HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG ANGIMEX " pot (Trang 30 - 32)

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ mạng lưới tổ chức của Công ty ANGIMEX(1).

3.3.2.Các đơn vị thành viên

- Các xí nghiệp chế biến lương thực.

ANGIMEX hiện có 15 điểm kho thu mua nằm trải đều trên các vùng nguyên liệu trọng điểm trong và ngoài tỉnh và 5 xí ngiệp sản xuất lương thực chế biến gạo xuất khẩu.

- Đại lý HONDA Việt Nam.

Công ty hiện có 3 cửa hàng bán xe và làm dịch vụ do Honda Việt Nam uỷ nhiệm.

- Trung tâm phát triển CNTT – Angimex.

Có chức năng đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và sản xuất kinh doanh. Ngoài ra trung tâm còn nhận đào tạo chuyên viên công nghệ thông tin hệ 2 năm cho các chuyên ngành: chuyên viên phần mềm và chuyên viên quản trị mạng.

- Đại lý điện thoại di động S-FONE.

Cung cấp tất cả các sản phẩm và dịch vụ, bảo hành và chăm sóc khách hàng của mạng điện thoại di động CDMA mang thương hiệu S-FONE.

3.3.3.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.

*Phòng nhân sự - hành chánh: thực hiện công tác tham mưu cho Giám đốc thuộc các lĩnh vực như: công tác tổ chức; công tác hành chánh, văn thư, lưu trữ; công tác điều vận, công tác lao động - tiền lương; đào tạo; thi đua – khen thưởng; an toàn bảo hộ lao động, PCCC, HTX và hợp đồng tiêu thụ lúa chất lượng cao.

(1)

*Phòng tài chính - kế toán: phụ trách nắm chắc tình hình tài chính, tiền tệ của công ty; thực hiện công tác quản lý và kiểm tra hoạt động tài chính, hạch toán kinh tế, báo cáo tài chính; theo dõi việc sử dụng vốn và tài sản, hoạt động thu chi, thanh toán; bồi dưỡng đội ngũ kế toán viên cho công ty.

*Phòng kinh doanh: Xây dựng kế hoạch chung cho toàn công ty trong việc đầu tư, phát triển kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động; thực hiện các công việc có liên quan đến kinh doanh nội địa và quốc tế, hợp đồng xuất nhập khẩu.

3.4.Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty.

3.4.1.Tình hình hoạt động kinh doanh.

Theo báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của 3 năm gần đây cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty như sau:

*Năm 2004: Kết quả kinh doanh cơ bản đã hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch mà

tỉnh đã giao. Đặc biệt chỉ tiêu lợi nhuận đạt cao nhất từ trước đến nay. Đúng ra khả năng Công ty còn đạt cao hơn nữa về doanh số, kim ngạch và lợi nhuận nhưng do chính phủ dừng hạn ngạch ở mức 3,5 triệu tấn đã làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty không được như mong muốn.

Về kinh doanh lương thực, kim ngạch xuất khẩu cả tỉnh đạt 100 triệu USD, trong đó Công ty đã chiếm đến 50% kim ngạch.

Về kinh doanh khối thương mại gặp nhiều khó khăn do mức độ cạnh tranh cao trên thị trường, đặc biệt là đối với mặt hàng phân bón và hàng bách hoá tiêu dùng. Riêng đối với Honda trong năm 2004 vẫn tiếp tục thuận lợi.

*Năm 2005: Với nguồn hàng cân đối đủ cung cầu, giá cạnh tranh, cùng với nhu cầu cao trên thế giới đã chấp cánh cho hạt gạo Angimex về đích thắng lợi, chỉ tiêu lợi nhuận tiếp tục đạt kết quả cao nhất từ 77 triệu USD với tổng số lượng xuất khẩu là 310.000 tấn (không tính nhận UTXK 27.200 tấn). Kim ngạch xuất khẩu lương thực cả tỉnh đạt trên 165 triệu USD, trong đó Công ty chiếm 47% kim ngạch gạo của tỉnh. Điểm nổi bật trong năm là Công ty đã thâm nhập được thị trường Iran và đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Châu Phi.

Song song đó cùng với việc kinh doanh khối thương mại (xe Honda, phụ tùng, phân bón) cũng gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, tuy nhiên với sự nỗ lực phấn đấu và biết khai thác tốt thời cơ kinh doanh nên đã đạt được hiệu quả đáng phấn khởi. Công ty hướng về kinh doanh dịch vụ sửa chữa và kinh doanh mạng điện thoại di động S-Fone đã góp phần tăng thêm doanh thu cho công ty.

*Năm 2006: Nhìn chung do lượng gạo xuất khẩu giảm, nên giá xuất khẩu có

tăng (254,87 USD/tấn tăng 9 USD so với năm 2005), riêng của Công ty giá xuất khẩu đạt 268,28 USD/tấn tăng 14,75 USD/tấn so với năm 2005 dẫn đến hiệu quả kinh doanh có lãi hơn nhưng sản lượng tiêu thụ thì lại thấp. Nguyên nhân là do Công ty đã không chạy theo cuộc chiến về giá cả để giành ký hợp đồng xuất khẩu với giá thấp và ảnh hưởng từ lệnh dừng xuất khẩu của Chính phủ trong 6 tháng cuối năm. Tuy lượng tiêu thụ thấp, nhưng vẫn đạt thắng lợi do lợi nhuận mang lại tăng.

Về khối kinh doanh thương mại đã phát triển theo chiều hướng khả quan và đạt lợi nhuận. Công ty đã quyết tâm mở thêm Head Honda mới (Cửa hàng Honda Angimex III và Cửa hàng Honda Thoại Sơn). S-Fone đã bắt đầu phát triển và đạt lợi nhuận, hoạt động bán hàng đại lý được chú tâm phát triển lâu dài.

Biểu đồ 3.3: Doanh thu

Biểu đồ 3.4: Lợi nhuận

1,135,044 1,459,241 1,303,478 - 400,000 800,000 1,200,000 1,600,000

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm Triệu đồng 11,653 18,569 16,014 - 5,000 10,000 15,000 20,000

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Năm Triệu đồng

3.4.2.Cơ cấu của báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Bảng 3.3: Bảng tóm tắt báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Tiền đầu kỳ 10,149 3,098 4,110

Lưu chuyển tiền tệ từ HĐKD (43,338) 87,210 24,436

Lưu chuyển tiền tệ từ HĐĐT (6,227) (7,030) (30,458)

Lưu chuyển tiền tệ từ HĐTC 42,514 (79,168) 5,987

Tăng (giảm) tiền trong kỳ (7,051) 1,012 (35)

Tiền cuối kỳ 3,098 4,110 4,075

*Năm 2004: Kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện bằng dòng tiền ra là 43.338

triệu đồng và trích quỹ tiền mặt 7.051 triệu đồng. Công ty chi hoạt động đầu tư khoảng 6.227 triệu đồng (trong đó có thu lãi đầu tư vào đơn vị khác, tiền thu hồi từ các khoản đầu tư và thanh lý, nhượng bán TSCĐ). Để bù vào dòng ra của hoạt động kinh doanh, Công ty phải sử dụng 42.514 triệu đồng từ hoạt động tài chính thu được (vay nợ và thu lãi tiền gởi). Cuối kỳ trong quỹ còn 3.098 triệu đồng.

*Năm 2005: Hoạt động kinh doanh làm tăng quỹ tiền mặt là 87.210 triệu đồng

nhưng công ty chi cho hoạt động đầu tư là 7.030 triệu đồng (mua sắm TSCĐ và tài sản dài hạn khác; góp vốn liên doanh; đầu tư vào đơn vị khác). Hoạt động tài chính thể hiện bằng đồng tiền ra là 79.168 triệu đồng (trong đó có tiền chi trả nợ gốc vay…). Tóm lại, dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh được sử dụng để bù vào các hoạt động đầu tư và tài chính. Cuối kỳ trong quỹ còn 4.110 triệu đồng.

*Năm 2006: Với những dòng tiền ra vào từ hoạt động kinh doanh, số dư là

24.436 triệu đồng. Nhưng Công ty phải chi cho hoạt động đầu tư một lượng tiền là 30.436 triệu đồng (chủ yếu là mua sắm, xây dựng TSCĐ và tài sản dài hạn khác; đầu tư góp vốn liên doanh và đầu tư vào đơn vị khác). Ngoài việc sử dụng tiền đầu kỳ và tiền từ hoạt động kinh doanh, Công ty còn phải dùng tiền thu từ hoạt động tài chính để bù vào hoạt động đầu tư. Cuối kỳ trong quỹ còn 4.075 triệu đồng.

3.5.Kế hoạch phát triển năm 2007.

*Tình hình thị trường: theo dự báo nhu cầu về gạo trên thế giới tiếp tục tăng cao trong khi đó khả năng cung cấp gạo không đủ đáp ứng, nhu cầu lên tới khoảng 418,19 triệu tấn nhưng nguồn cung chỉ vào khoảng 416 triệu tấn.

Chỉ tiêu ban đầu của Việt Nam về xuất khẩu gạo năm 2007 khoảng 4.5 triệu tấn thì hiện nay trong tay Hiệp hội đã có hợp đồng xuất khẩu 3.5 triệu tấn thuộc cấp Chính phủ.

-Gạo – ngành kinh doanh chủ lực: kinh doanh xuất khẩu và cung ứng xuất khẩu với sản lượng 250.000 tấn.

-Ngành hàng khác (xe Honda, phân bón: 20.000 tấn, dịch vụ sửa xe, dịch vụ điện thoại di động): doanh thu tăng 15% so với năm 2006.

- Kinh doanh ngành hàng mới: xuất khẩu cá tra fillet 1.320 tấn, nhập khẩu bã đậu nành 20.000 tấn để cung cấp lại cho các nhà máy chế biến thức ăn thủy sản và tiêu thụ thức ăn gia súc 20.000 tấn.

*Các giải pháp.

- Đa dạng hóa sản phẩm chế biến gạo. - Gia tăng bán sỉ.

*Chiến lược, định hướng kinh doanh.

- Mở rộng dịch vụ Honda và sửa chữa xe Honda trên phạm vi toàn ĐBSCL. - Mở rộng dịch vụ công nghệ thông tin ở trung tâm NIIT: xem xét hướng mở rộng đào tạo các ngành phổ thông như dạy lắp ráp phần cứng, dạy tin học văn phòng.

- Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu gạo và tách dần sự lệ thuộc ra khỏi chính phủ: giảm tỷ lệ xuất khẩu, sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ tạo ra các sản phẩm tiêu dùng nhằm gia tăng tỷ suất lợi nhuận, hạn chế rủi ro và chiếm lĩnh thị trường nội địa, đồng thời kinh doanh nguồn phụ phẩm rẻ tiền để tăng thêm lợi nhuận cho Công ty.

Chương 4

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY ANGIMEX

4.1.Tình hình sử dụng vốn trong chính sách đầu tư tài sản

4.1.1.Tình hình thanh toán của Công ty

Bảng 4.1: Tỷ số thanh toán hiện hành và tỷ số thanh toán nhanh

ĐVT: Triệu đồng.

Chỉ tiêu Năm

2004 Năm 2005 Năm 2006

TSLĐ 171,636 124,467 100,627

Nợ ngắn hạn 155,231 97,425 93,636

Tỷ số thanh toán hiện hành 1.11 1.28 1.07

HTK 84,370 54,105 69,755

Tỷ số thanh toán nhanh 0.56 0.72 0.33

Biểu đồ 4.1: Tỷ số thanh toán

Thông qua số liệu ở bảng 4.1 trên cho thấy tỷ số thanh toán hiện hành qua các năm đều lớn hơn 1, chứng tỏ khả năng thanh toán của Công ty là bình thường, chấp nhận được. Khả năng thanh toán năm 2005 (1.28) tốt hơn năm 2004 (1.11). Tuy nhiên vào năm 2006, tuy tỷ số thanh toán hiện hành (1.07) vẫn còn lớn hơn 1 nhưng lại có chiều hướng giảm sút. Thêm vào đó khả năng thanh toán nhanh cả Công ty được đánh

1.07 1.28 1.11 0.33 0.72 0.56 - 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20 1.40

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Năm

Tỷ số thanh toán hiện hành Tỷ số thanh toán nhanh

giá tốt ở ba năm 2004, 2005 và 2006 nhưng cũng có xu hướng giảm vào năm 2006 báo trước những khó khăn về tài chính trong tương lai. Công ty cần phải tìm ra nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục. Thông qua bảng cân đối kế toán, trong mục TSLĐ thì hai khoản HTK và KPT chiếm tỷ trọng rất lớn cho thấy việc đảm bảo trả nợ ngắn hạn của Công ty chủ yếu là do các KPT và HTK, mà hai khoản này cần phải có thời gian và chi phí để chuyển đổi thành tiền. Do vậy, để đánh giá chính xác khả năng thanh toán của Công ty cần phải so sánh tỷ số thanh toán với khả năng chuyển đổi thành tiền của hai khoản mục này.

4.1.2. Hiệu quả trong đầu tư tài sản lưu động.

4.1.2.1.Số vòng quay khoản phải thu.

Bảng 4.2: Số vòng quay KPT

ĐVT:Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Doanh thu thuần 1,134,696 1,459,224 1,303,404

Khoản phải thu 81,507 64,336 26,242

Số vòng quay KPT 13.92 22.68 49.67

Kỳ thu tiền bình quân 25.86 15.87 7.25

Biểu đồ 4.2: Số vòng quay KPT

Thông qua bảng phân tích 4.2 trên nhận thấy số vòng quay các KPT tăng gần gấp đôi qua hàng năm. Năm 2004, các KPT luân chuyển 13.92 vòng, điều này có nghĩa là cứ khoảng 25.86 ngày Công ty mới thu hồi được nợ. Tương tự vào năm 2005, số vòng quay KPT là 22.68 vòng ứng với thời gian thu nợ cho mỗi vòng là 15.87 ngày; vào năm 2006, số vòng quay KPT là 49.67 vòng ứng với thời gian thu nợ cho mỗi vòng là 7.25 ngày. Số vòng quay các KPT tăng qua các năm (ứng với kỳ thu tiền bình quân giảm) chứng tỏ khả năng thu hồi vốn của Công ty ngày càng nhanh trong quá trình thanh toán, hiệu quả sử dụng vốn tốt lên do vốn bị chiếm dụng ngày càng ít đi. Thông

13.92 22.68 49.67 - 10 20 30 40 50 60

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Năm

Vòng

qua phụ lục 1 cho thấy các KPT giảm mạnh qua các năm. Nguyên nhân là do trong các năm qua thị trường xuất nhập khẩu gạo có nhiều biến động ảnh hưởng đến thị phần

Một phần của tài liệu Luận văn " HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG ANGIMEX " pot (Trang 30 - 32)