2.3.2.1 Các thành phần năng suất
Số bông/chậu (P)
Ghi nhận bằng cách đếm tổng số bông trong 1 chậu vào thời điểm thu hoạch.
Số hạt/bông
Ghi nhận bằng cách đếm tổng số hạt (chắc và lép) của từng chậu chia cho tổng số bông của chậu đó.
Tổng số hạt/chậu Số hạt/bông = ---
Tổng số bông/chậu
Trọng lượng 1000 hạt
Sau khi tách chọn hạt chắc và hạt lép ra riêng lẻ với nhau, tiến hành đếm 1000 hạt chắc rồi đem cân chính xác (cân điện tử) trọng lượng 1000 hạt chắc này (w), sau đó xác định ẩm độ hạt lúc cân bằng máy đọc ẩm độ (Riceter M411) rồi quy đổi ra trọng lượng 1000 hạt chắc ở ẩm độ 14% (w14%).
w (100 - H%) Công thức: w14% = ---
86
w14%: trọng lượng 1000 hạt chắc ở ẩm độ 14%.
w: trọng lượng 1000 hạt chắc ở ẩm độ ngoài đồng (lúc cân). H%: ẩm độ hạt ngoài đồng (lúc cân). Số hạt chắc/bông 1000 x W14% Số hạt chắc/bông = --- w14% x P W14%: trọng lượng hạt chắc ở ẩm độ 14%. w14%: trọng lượng 1000 hạt chắc ở ẩm độ 14%.
P: số bông/chậu. Phần trăm hạt chắc (1000 x W14%)/w14% % hạt chắc = --- x 100 (1000 x W14%)/w14% + U W14%: trọng lượng hạt chắc ở ẩm độ 14%. w14%: trọng lượng 1000 hạt chắc ở ẩm độ 14%. U: số hạt lép/chậu. 2.3.2.2 Năng suất
Năng suất thực tế (g/chậu, 14%)
Tính trên từng chậu thí nghiệm. Tiến hành gặt, ra hạt chắc, cân hạt chắc, đo độ ẩm hạt và quy đổi về trọng lượng hạt chắc ở ẩm độ 14%.
Chỉ số thu hoạch HI (Harvest Index): Năng suất hạt (g/chậu)
HI = --- Sinh khối toàn cây (g/chậu)
Năng suất hạt: trọng lượng hạt chắc ở ẩm độ 14% (W14%)
Sinh khối toàn cây: trọng lượng khô ở ẩm độ 14% của các bộ phận cây lúa trên mặt đất.
2.3.3 Phân tích kết quả
Các chỉ tiêu theo dõi được nhập, xử lý số liệu, vẽ các biểu đồ và tương quan bằng chương trình Excel. Tính thống kê số liệu bằng phầm mềm SPSS, dùng phép thử DUCAN, để so sánh sự khác biệt giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa 5%. Dùng phần mềm MSTATC để xếp hạng khi các nghiệm thức có tương tác.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THÍ NGHIỆM
3.1.1 Đặc điểm khí hậu
Theo thông tin của trung tâm khí tượng thuỷ văn thành phố Cần Thơ cho biết tình hình khí tượng thuỷ văn trong suốt quá trình làm thí nghiệm chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh như sau:
Bảng 3.1 Đặc điểm khí hậu TP. Cần Thơ năm 2011-2012
(Trung tâm khí tượng thủy văn TP. Cần Thơ, 2012)
Tháng Nhiệt độ trung bình (0C) Giờ nắng (giờ) Lượng mưa (mm) Độ ẩm (%) 11 27,4 192,1 191,1 83 12 26,0 192,8 55,3 79 1 26,4 207,6 1,2 78 2 27,0 233,2 8,6 77
Nhìn chung, thời tiết trong thời gian thí nghiệm khá thuận lợi với nhiệt độ trung bình khá cao từ 26 đến 27,40C, ẩm độ không khí biến động trong khoảng 77 đến 83% thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Tuy nhiên, nó cũng là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh bộc phát. Qua bảng 3.1, cho thấy nhiệt độ và ẩm độ không khí trong thời gian thí nghiệm giữa các tháng chênh lệch không cao, nhưng lượng mưa và giờ nắng chênh lệch khá cao giữa các tháng. Tổng lượng mưa trung bình trong tháng 11 khá cao 191,1 mm, đây cũng là thời điểm thực hiện thí nghiệm, nên ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây lúa, làm giảm khả năng quang hợp. Thời tiết nắng nóng vào cuối vụ, biên độ ngày và đêm cao tạo điều kiện thuận lợi cho sâu, bệnh phát triển.
3.1.2 Tình hình dịch bệnh
Trong quá trình làm thí nghiệm, có sự xuất hiện một số sâu gây hại như: sâu cuốn lá nhỏ, bù lạch, sâu đục thân, bọ xít hôi, rầy nâu,... một số loại bệnh như: bệnh cháy bìa lá, lem lép hạt, đạo ôn, bệnh vàng lá. Tuy nhiên, đã có biện pháp phòng trị kịp thời nên đã làm hạn chế được những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất lúa. Do đó, sâu bệnh không gây thiệt hại đáng kể, không làm ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.
3.2 CÁC CHỈ TIÊU NÔNG HỌC CỦA CÂY LÚA 3.2.1 Chiều cao cây lúa 3.2.1 Chiều cao cây lúa
Chiều cao cây lúa là đặc tính di truyền nhưng cũng có thể biến động bởi chất dinh dưỡng và tác động của môi trường. Qua kết quả thí nghiệm, thu được kết quả về chiều cao cây lúa ở các giai đoạn của các nghiệm thức (bảng 3.2).
Vào thời điểm 20 NSKG, chiều cao cây lúa tăng nhanh ở tất cả các nghiệm thức do rễ đã hút nước và chất dinh dưỡng được cung cấp từ bên ngoài. Kết quả (bảng 3.2) cho thấy chiều cao cây lúa trong giai đoạn này biến thiên trung bình từ 41,37 đến 46,72 cm. Do NTĐC không bón đạm nên không đủ đạm để sinh trưởng, vì vậy chiều cao thấp nhất và có sự khác biệt thống kê với các nghiệm thức còn lại ở mức ý nghĩa 5%. Các nghiệm thức có bón phân đạm gia tăng về chiều cao nhiều hơn phù hợp với nhận định của Yoshida (1981) trong điều kiện tối hảo chiều cao cây lúa phụ thuộc vào giống, nhưng trong điều kiện canh tác bình thường, chiều cao cây lúa hầu như bị chi phối bởi điều kiện dinh dưỡng. Các nghiệm thức bón đạm hạt vàng chậm tan đều khác biệt không ý nghĩa về chiều cao, nhưng chiều cao cây của NT1 khác biệt so với NT4 điều này cho thấy đạm hạt vàng chậm tan tác động mạnh đến chiều cao và có hiệu quả cao hơn urê dù ở liều lượng thấp hơn.
Vào thời điểm 40 NSKG, chiều cao cây lúa tiếp tục tăng nhanh theo thời gian sinh trưởng, đây là giai đoạn cây lúa gia tăng nhanh về chiều cao bởi sự vươn lóng và chuẩn bị làm đòng, chiều cao cây lúa lúc này dao động từ 61,81 đến 80,30 cm (bảng 3.2). Do NTĐC không bón đạm nên có chỉ số màu lá thấp hơn so với các nghiệm thức còn lại, lá lúa có biểu hiện thiếu đạm nên cây lúa gia tăng chiều cao chậm hơn và khác biệt chiều cao cây về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5% so với chiều cao cây của các nghiệm thức còn lại. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (1998) đạm là chất tạo thành hình cây lúa, là thành phần chủ yếu của Protein và chất diệp lục tố làm cho lá xanh tốt, gia tăng chiều cao cây, số chồi và kích thước lá thân.
Giai đoạn 60 NSKG cho thấy chiều cao cây lúa biến thiên trung bình từ 85,90 đến 104,33 cm (Bảng 3.2). Có sự khác biệt chiều cao cây giữa NTĐC so với các nghiệm thức còn lại về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Sự khác biệt ở đây là do NTĐC không bón phân đạm nên tốc độ tăng trưởng của cây lúa ở nghiệm thức này chậm hơn so với nhóm các nghiệm thức bón đạm phù hợp với nhận định của Nguyễn Phi Long và La Thị Hiền (1978) cho rằng sự thiếu đạm thể hiện qua màu sắc lá xanh nhạt, sinh trưởng bị chậm lại, hệ thống rễ phát triển kém. Bên cạnh đó, theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) trong giai đoạn này chiều cao cây lúa tăng lên rõ rệt do sự vươn lóng trên cùng, đồng thời trong giai đoạn này cây lúa chủ yếu tập trung hút nước và dinh dưỡng cho việc nuôi đòng, nên chiều cao cây tương đương nhau giữa các nghiệm thức có bón đạm.
Kết quả bảng 3.2 cho thấy chiều cao cây lúa giai đoạn 75 NSKG, biến động trong khoảng 88,38 đến 105,30 cm. Ở giai đoạn này, có sự khác biệt ý nghĩa thống kê 5% về chiều cao cây lúa giữa NTĐC với các nghiệm thức còn lại. Do thiếu hàm lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây nên tốc độ tăng trưởng chiều cao của nghiệm thức không bón đạm vẫn chậm hơn nhiều so với các nghiệm thức bón đạm hạt vàng chậm tan hay urê. Thiếu đạm cây lùn hẳn lại, tán lá nhỏ, nở bụi ít, chồi nhỏ, mau già cỏi, lá vàng, quang hợp kém, cây không phát triển được (Bùi Huy Đáp,1957, Võ Tòng Xuân, 1986, Nguyễn Ngọc Đệ, 1998). Trong khi đó giữa các nghiệm thức có bón đạm, chúng đạt chiều cao tương đương nhau.
Giai đoạn thu hoạch, chiều cao cây lúa trung bình của các nghiệm thức dao động từ 95,50 đến 112,00 cm. Ta thấy, các nghiệm thức bón đạm hạt vàng chậm tan cũng như urê đều khác biệt so với NTĐC không bón đạm ở mức ý nghĩa 5% và NTĐC cũng là nghiệm thức đạt chiều cao thấp nhất.
Theo bảng 3.2 ta nhận thấy rằng từ lúc 20 NSKG đến khi thu hoạch, việc bón phân đạm hạt vàng chậm tan cũng như đạm dạng urê cho lúa MT612 trong cùng một thời điểm đều cho kết quả chiều cao tương đương nhau, nên tạo ra sự khác biệt nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê giữa NT1, NT2, NT3 và NT4. Như vậy, có thể nói việc bón phân đạm có tác động đến chiều cao cây lúa so với việc không bón đạm nhưng ở liều lượng cao cũng không thúc đẩy chiều cao của cây lúa thêm, chiều cao cây lúa không bị chi phối bởi liều lượng bón cũng như loại phân đạm khác nhau trong cùng một phạm vi giới hạn.
Bảng 3.2 Ảnh hưởng của liều lượng đạm hạt vàng chậm tan đến chiều cao (cm) lúa MTL612 trồng trong chậu qua các thời điểm sinh trưởng ở vụ Đông Xuân năm
2011-2012
Các trung bình trong cùng một cột có cùng chữ số theo sau thì khác biệt không ý nghĩa qua kiểm định DUNCAN ở mức ý nghĩa 5%, (ns) khác biệt không ý nghĩa thống kê, (*) khác biệt ý nghĩa thống kê mức 5%, (**)khác biệt ý nghĩa thống kê mức 1%.
3.2.2 Số chồi
Chồi là những cành phát triển từ nách lá các mắt không dài ra của thân chính hoặc từ những chồi khác trong sinh trưởng dinh dưỡng. Số chồi phụ thuộc vào các yếu tố môi trường, dinh dưỡng, đất đai, nước, thời tiết, khí hậu… Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), cho rằng trong điều kiện dinh dưỡng đầy đủ, ánh sáng và thời tiết thuận lợi, cây lúa bắt đầu nở bụi khi có lá thứ 5 và thứ 6.
Theo bảng 3.3, giai đoạn 20 NSKG lúa bắt đầu sử dụng chất dinh dưỡng được cung cấp từ bên ngoài nên bắt đầu nảy chồi, số chồi/chậu biến thiên từ 12,50 đến 20,75 chồi/chậu và có khác biệt về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5% giữa NTĐC với NT1, NT2, NT3 và NT4. Mặc dù cùng một giống, biện pháp kỹ thuật làm đất, mật độ gieo, điều kiện ngoại cảnh ở tất cả các nghiệm thức cùng được tiến hành như nhau, nhưng do có sử dụng phân đạm nên số chồi/chậu của nghiệm thức không bón đạm ít hơn so với số chồi/chậu của nhóm nghiệm thức bón đạm. Theo Nguyễn Như Hà (2006) sinh trưởng cây lúa cần nhiều dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho quá trình đẻ nhánh. Tuy nhiên số chồi giữa NT1, NT2, NT3 bón đạm hạt vàng chậm tan và NT4 bón urê có sự khác biệt nhưng không ý nghĩa về mặt thống kê. Điều này cho thấy trong giai đoạn này, số chồi/chậu lúa chịu ảnh hưởng bởi nhân tố đạm, nhưng không bị chi phối bởi liều lượng bón cũng như loại phân đạm khác nhau, dù bón với liều lượng cao hơn cũng không gia tăng thêm số chồi/chậu.
Nghiệm thức
Ngày sau khi gieo
20 40 60 75 Thu Hoạch NTĐC NT1 NT2 NT3 NT4 41,37c 46,72a 45,80ab 45,43ab 43,81b 61,81b 79,01a 78,77a 78,69a 80,30a 85,90b 102,69a 103,02a 101,69a 104,33a 88,38b 103,66a 103,82a 102,63a 105,30a 95,50b 110,45a 112,00a 111,90a 109,85a F CV (%) ** 2,9 ** 4,9 ** 2,3 ** 1,9 ** 2,3
Giai đoạn 40 NSKG, số chồi/chậu tăng nhanh, số chồi biến động từ 13 đến 50 chồi/chậu (bảng 3.3). Do NTĐC không bón đạm nên có số chồi/chậu thấp nhất và khác biệt về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5% so với các nghiệm thức còn lại. Mặt khác, NT1 đạt số chồi cao hơn và khác biệt so với NT4 ở mức ý nghĩa thống kê 5%. Bên cạnh đó, giữa các nghiệm thức bón đạm hạt vàng chậm tan khác biệt không có ý nghĩa thống kê về số chồi. Điều này chứng tỏ vào giai đoạn này cây lúa nảy chồi tích cực hơn, các nghiệm thức sử dụng đạm hạt vàng chậm tan trong thời điểm này đã đạt số chồi/chậu cao hơn so với nghiệm thức sử dụng urê dù ở liều lượng thấp hơn nhưng số chồi/chậu vẫn cao hơn cho thấy việc sử dụng đạm hạt vàng có tác dụng hiệu quả với sự nảy chồi của cây lúa hơn so với urê (bảng 3.3). Theo Đinh Thế Lộc và ctv (2006) cho rằng khi cây lúa bước vào giai đoạn đẻ nhánh lúc này cây sinh trưởng thân lá, chiều cao tăng cây lúa đẻ nhánh mạnh nên cần đầy đủ các dưỡng chất. Do đó, khi được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp cây lúa đẻ nhánh khỏe và tập trung. Thời điểm cây lúa đạt chồi tối đa có thể cùng lúc hoặc sau khi đã phân hóa đòng (Võ Tòng Xuân, 1986) nên cần cung cấp dinh dưỡng sớm để cây ra nhiều chồi hữu hiệu sớm, cung cấp dinh dưỡng trễ làm tăng chồi vô hiệu dẫn đến không đảm bảo năng suất khi thu hoạch.
Theo bảng 3.3, lúc 60 NSKG số chồi/chậu biến động trong khoảng 13,25 đến 53,75 chồi/chậu. Do NTĐC không bón đạm có sự khác biệt số chồi về mặt ý nghĩa thống kê 5% so với các nghiệm thức còn lại. Đối với NT1 thì số chồi/chậu khác biệt với NT2 nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê. Tương tự, giữa NT4 và NT3 cũng khác biệt không ý nghĩa về mặt thống kê, điều này nói lên dù sử dụng đạm với liều lượng cao cũng không tăng thêm số chồi/chậu. Tuy nhiên, NT1 có số chồi/chậu cao hơn và khác biệt so với NT4 ở mức ý nghĩa 5%, chứng tỏ nghiệm thức sử dụng 0,1 g đạm hạt vàng chậm tan/chậu đã đạt số chồi/chậu cao hơn so với nghiệm thức sử dụng 0,2 g urê/chậu. Ở thời điểm này tương tự như ở thời điểm 40 NSKG, điều này chứng tỏ đây là giai đoạn cây lúa đã dần đạt số chồi tối đa đúng với nhận định của Benito S. Vergara cho rằng cây lúa đạt số chồi tối đa vào khoảng 50-60 ngày sau khi cấy. Qua đó, ta thấy được việc không sử dụng phân đạm đã ảnh hưởng đến số chồi/chậu ở NTĐC và sự gia tăng số chồi/chậu ở các nghiệm thức bón đạm hạt vàng chậm tan so với nghiệm thức bón urê nên tạo ra sự khác biệt giữa chúng. Trong điều kiện đầy đủ ánh sáng, dinh dưỡng, thời tiết thuận lợi thì cây lúa hình thành chồi sớm và nhanh chóng đạt số chồi tối đa (Nguyễn Ngọc Đệ,2008).
Giai đoạn 75 NSKG, thời điểm này số chồi biến động từ 10,5 đến 45,5 chồi/chậu. Giai đoạn này số chồi/chậu giảm nhiều so với giai đoạn trước, số chồi vô hiệu đã bị biến mất dần nên có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa NTĐC so với các nghiệm thức còn lại ở mức ý nghĩa 5%. Mặt khác, NT2 có số chồi/chậu tương
đương với NT3 nên chúng khác biệt không ý nghĩa về mặt thống kê. Bên cạnh đó, số chồi/chậu của NT1 và NT4 cũng khác biệt không ý nghĩa về mặt thống kê nhưng cả hai đều khác biệt với NT2 có chỉ tiêu số chồi/chậu cao nhất ở mức ý nghĩa 5%. Do đó, có thể nói rằng phân đạm có tác dụng làm tăng số chồi nếu bón với liều lượng vừa phải, hợp lý cây lúa sẽ đạt được số chồi hiệu quả nhất phù hợp với nhận định của Nguyễn Ngọc Đệ, (2008) khả năng nở bụi của lúa thay đổi tùy