Urê
Phân urê có ưu điểm hơn những dạng phân khác như giá rẽ, hàm lượng đạm nguyên chất cao 46% N nên chi phí vận chuyển và tồn trử trên một đơn vị cũng rẽ hơn những dạng phân đạm khác. Phân dễ hoà tan trong nước, dễ sử dụng và không gây cháy nổ. Hơn nữa urê còn thích hợp cho sản xuất phân hỗn hợp ở dạng viên hay dung dịch để bón vào đất và có thể làm phân phun lá. Nên urê được sử dụng rộng rãi và là nguồn đạm chủ lực ở nước ta (Nguyễn Bảo Vệ, 2000). Tuy nhiên, đây lại là loại phân bón dễ thất thoát, nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả sử dụng phân urê rất thấp, thường chỉ khoảng 30-40% được hấp thu bởi lúa, số còn lại bị mất do thấm lậu, chảy tràn hoặc bay hơi. Việc sử dụng phân đạm sao cho hiệu quả, tránh lãng phí và ô nhiễm môi trường là quan tâm hàng đầu của tất cả bà con nông dân nói chung và người trồng lúa nói riêng.
Theo Trần Thành Lập (1998), urê là loại phân có hiệu quả nhanh nhất vì sau khi được bón vào đất, nó chuyển rất nhanh sang dạng (NH4)2CO3 và NH4
+
được keo đất hấp phụ.
CO(NH2)2+ 2H2O (NH4)2CO3
(NH4)2CO3 + [KĐ]H+ [KĐ]NH4+ + CO3- + 2H+
Nếu bón phân urê lên mặt đất mà không vùi thì đạm dễ bị mất do bay hơi và dễ bị rửa trôi
NH4 +
+ OH- NH3 + H2O
Ngoài ra, còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc thất thoát như nhiệt độ, pH của đất, pH của nước, mực nước trong ruộng,… Vào lúc thời tiết nắng nóng, lượng đạm bị mất trong một ngày có thể lên đến 50%.
Theo kết quả nghiên cứu của Trương Thị Nga và ctv (1994), phân urê phân huỷ mạnh vào ngày thứ 2-3 sau khi bón phân và thuỷ phân hoàn toàn vào ngày thứ 4-5 làm cho pH đất gia tăng. Sau khi quá trình thuỷ phân xảy ra thì NH4
+
có thể bị vi sinh vật sử dụng, keo đất hấp phụ do tác dụng trao đổi ion hoặc có thể bị nitrate hoá tạo thành HNO3 tạm thời làm đất chua nhưng sau một thời gian cây hút cả 2 dạng NH4
+
và NO3 -
làm cho gốc acid và kiềm biến mất lúc này urê là loại phân sinh lý trung tính ổn định trở lại.
Theo kết quả nghiên cứu của Bùi Quang Sơn, Bùi Đình Dinh (1996), khi bón phân urê vào đất hàm lượng NH4
+
trong đất tăng lên dần và đạt cao nhất sau khi bón urê 8 ngày. Sau khi bón urê 4-16 ngày hàm lượng NO3- trong đất tăng dần đạt cao nhất 12-16 ngày sau khi bón.
Phân đạm hạt vàng chậm tan (Đầu Trâu 46A+)
Sự mất đạm do các tiến trình rửa trôi, sự bay hơi, sự bất động đạm do vi sinh vật ảnh hưởng ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây lúa. Việc sử dụng phân đạm sao cho hiệu quả, tránh lãng phí và ô nhiễm môi trường là quan tâm hàng đầu của tất cả bà con nông dân nói chung và người trồng lúa nói riêng. Do đó, một giải pháp công nghệ làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón, qua đó làm giảm lượng phân bón tiêu thụ, là một yêu cầu bức thiết đặt ra và việc sử dụng các dạng phân chậm tan là một giải pháp hữu ích. Ưu điểm chính của các loại phân chậm tan là phân bón được cung cấp từ từ, cây lúc nào cũng có đủ dinh dưỡng, giảm chi phí lao động cho việc bón phân, phun thuốc, hạn chế độc hại cho môi trường. Tiềm năng sử dụng phân chậm tan sẽ là rất lớn, đặc biệt là ở những nơi có nguy cơ bị mất đạm lớn và đối với những cây trồng có bộ rễ ăn nong (Balkcom và ctv., 2003).
Tại việt nam, ngay từ đầu năm 2008 công ty phân bón Bình Điền là đơn vị đầu tiên ứng dụng và chuyển giao công nghệ ứng dụng hoạt chất argotain của các nhà khoa học Mỹ, để sản xuất và đưa ra thị trường loại phân đạm đặc biệt có tên gọi là phân đạm hạt vàng chậm tan đầu trâu 46A+. Sản phẩm có dạng hạt tròn của urê điển hình nhưng có màu vàng ươm như tơ, sáng bóng , đặc biệt dù có để ngoài trời vẫn không bị hút ẩm chảy nước, dù có để lâu xếp chồng lên nhau vẫn không bị đông cứng, vón cục. Sản phẩm đạm hạt vàng đầu trâu 46A+ cũng là sản phẩm độc quyền của công ty phân bón Bình Điền với hoạt chất chống thất thoát đạm Argotain được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật năm 2007.
Phân đạm hạt vàng chậm tan đầu trâu 46A+ phù hợp với tất cả các loại đất, cây trồng và mùa vụ ở việt nam. Khi sử dụng đạm hạt vàng, có phối trộn agrotain phù hợp với quy trình ba giảm ba tăng nên mang lại hiệu quả sử dụng đạm cao hơn, từ đó tiết kiệm được chi phí phân bón cũng như giảm thiểu các ảnh hưởng của sử dụng thừa đạm như côn trùng, sâu bệnh tấn công, đổ ngã, tăng lợi nhuận cho nông dân và góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường.