Quản lý hàng tồn kho trong công ty TNHH một thành viên Tuấn Thiên Long

Một phần của tài liệu Cơ sở ngành tài chính – ngân hàng công ty tnhh một thành viên tuấn thiên long (Trang 38)

2.4.1 số vòng quay hàng tồn kho

Bảng 1.9 Số vòng quay HTK qua các năm 2010 – 2012

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Giá vốn hàng bán (1) Số hàng tồn kho bình quân trong kỳ (2) Số vòng quay hàng tồn kho = (1)/(2) lần Năm 2010 25.499,955 3.081,231 8,276 Năm 2011 28.240,755 4.967,191 5,686 Năm 2012 24.161,569 11.701,817 2,065

(Nguồn: BCTC các năm 2010 - 2012 của Công ty TNHH một thành viên Tuấn Thiên Long)

Số vòng quay hàng tồn kho thể hiện doanh số bán hàng của công ty cũng như là khả năng tiêu thụ của công ty đó hay nói cách khác ta có thể nhìn vào số vòng quay hàng tồn kho là có thể hiểu được phần nào tình hình hoạt động của công ty đó. Nhìn vào bảng trên ta thấy rằng. Trong những năm qua, công ty có duy nhất 1 lần có số vòng quay hàng tồn kho cao, đó là năm 2010 cho thấy công ty đã thực hiện tốt trong việc tiêu thụ sản phẩm. Và với các năm còn lại, đặc biệt năm 2012, lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp là rất lớn, tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp đi xuống thấy rõ. Vòng quay hàng tồn kho năm 2012 chỉ là 2,065 lần. Như vậy, công ty cần có chính sách để kích thích nhu cầu đối với sản phẩm của công ty

2.4.2 Quản lý tài chính của công ty TNHH một thành viên Tuấn Thiên Long* Tình hình doanh thu – lợi nhuận từ 2010 - 2012 * Tình hình doanh thu – lợi nhuận từ 2010 - 2012

Bảng 1.10 Tình hình doanh thu - lợi nhuận từ 2010 - 2012

Chỉ tiêu Doanh thu thuần (trđ)

Tỷ lệ tăng doanh thu(%)

Lợi nhuận trước thuế (trđ) Tỷ lệ tăng lợi nhuận(%) Năm 2010 33.221,664 -0,14% 781,628 28,14% Năm 2011 38.002,769 14,39% 510,157 -34,73% Năm 2012 36.145,086 -4,89% 300,582 -41,08%

(Nguồn: BCTC các năm 2010 - 2012 của công ty TNHH một thành viên Tuấn Thiên Long)

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy rằng, doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng không đều qua các năm. Trong năm 2010 lợi nhuận tăng trưởng tốt, lớn hơn 20%. Tuy nhiên trong nhưng năm gần đây do tình hình thị trường bất động sản bị “đóng băng”, nhu cầu về đá ốp lát và vật liệu xây dựng bị chững lại. Do đó, tình hình kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn nên kéo theo sự giảm sút về lợi nhuận. Liên tục trong hai năm gần đây lợi nhuận tăng trưởng ở mức âm

2.5 Phân tích tác động của các loại đòn bẩy kinh tế lên doanh lợi và rủi ro2.5.1 Tác động của đòn bẩy kinh doanh 2.5.1 Tác động của đòn bẩy kinh doanh

Bảng 1.11 Đòn bẩy kinh doanh qua các năm 2010 - 2012

Chỉ tiêu EBIT=LNTT+ CP

lãi vay (tr đ)

Doanh thu Q Đòn bẩy kinh doanh

DOL

Năm 20010 866,29 33.228,193 -354,34

Năm 2011 762,653 38.002,769 -0,833

Năm 2012 634,659 36.168,599 3,477

Độ bẩy kinh doanh cao chưa hẳn là sự tác động tốt. DOL cao có nghĩa là một biến động nhỏ trên doanh thu tiêu thụ sẽ đem lại tác dộng to lớn đến lợi nhuận trước thuế. Nếu doanh thu tăng sẽ làm cho lợi nhuận gia tăng với tốc độ mạnh mẽ, ngược lại, doanh thu giảm sẽ làm cho lợi nhuận giảm, thậm chí có thể không có lời hoặc bị lỗ.

2.5.2 Phân tích tình hình tài chính qua các chỉ số tài chính

Phân tích khả năng thanh toán

* Tỷ lệ khả năng thanh toán hiện hành

Bảng 1.12 Tỷ lệ khả năng thanh toán hiện hành qua các năm 2010 – 2012 Đơn vị tính: (Triệu đồng)

Chỉ tiêu Tài sản lưu động

TSLĐ (1) Nợ ngắn hạn (2)

Khả năng thanh toán hiện hành= (1)/(2)

(lần)

Năm 2010 30.466,296 8.631,149 3,53 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2011 29.414,588 9.180,496 3,204

Năm 2012 29.809,515 8.090,553 3,685

(Nguồn: BCTC các năm 2010 - 2012 của Công ty TNHH một thành viên Tuấn Thiên Long)

Tỷ lệ khả năng thanh toán hiện hành của công ty luôn lớn hơn 1 qua các năm. Tỷ lệ khả năng thanh toán hiện hành phản ánh khả năng tránh bị mất khả năng thanh toán trong ngắn hạn. Có thể thấy công ty luôn chủ động được các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn thanh toán

* Tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh

Tỷ lệ khả năng thanh toán hiện hành của công ty luôn lớn hơn 1 qua các năm. Tỷ lệ khả năng thanh toán hiện hành phản ánh khả năng tránh bị mất khả năng thanh toán trong ngắn hạn. Có thể thấy công ty luôn chủ động được các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn thanh toán

Bảng 1.13 Tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh qua các năm 2010 – 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu TSNH – HTK

(1) Nợ ngắn hạn (2)

Khả năng thanh toán nhanh = (1)/(2) (lần)

Năm 2010 26.186,164 8.631,149 3.034

Năm 2011 23.760,335 9.180,496 2,588

Năm 2012 12.060,132 8.090,553 1,491

(Nguồn: BCTC các năm 2010 - 2012 của Công ty TNHH một thành viên Tuấn Thiên Long)

Từ bảng trên ta có thể thấy rằng, công ty vẫn có khả năng tốt trong viêc thanh toán nhanh các khoản nợ sau khi đã loại hàng tồn kho. Tuy nhiên có thể thấy rằng, khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp đã giảm đi đáng kể do khối lượng hàng tồn kho của công ty bị tăng cao trong những năm gần đây.

* Hệ số thanh toán lãi vay

Bảng 1.14 Hệ số thanh toán lãi vay qua các năm 2010 - 2012

Chỉ tiêu EBIT (1) Lãi vay I (2) Hệ số thanh toán lãi vay= (1)/(2) (lần)

Năm 2010 866,29 84,662 10,232

Năm 2011 762,653 252,496 3,02

Năm 2012 634,659 334,076 1,9

(Nguồn: BCTC các năm 2010 - 2012 của Công ty TNHH một thành viên Tuấn Thiên Long )

Đến năm 2010, công ty đã bắt đầu sử dụng nợ vay và cho thấy rằng mức độ lợi nhuận vẫn đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm ở một mức độ tốt. Tuy nhiên công ty cần chú ý vì hệ số này đã giảm dần

2.6. Phân tích các tỷ lệ về khả năng hoạt động 2.6.1 Số vòng quay các khoản phải thu

Bảng 1.15 Số vòng quay các khoản phải thu qua các năm 2010 - 2012 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Doanh thu thuần DTT (1) Các khoản phải thu bình quân KPTBQ (2) Số vòng quay các khoản phải thu =

(1)/(2)(lần)

Kỳ thu tiền bình quân =360/SVQCKPT (ngày) Năm 2010 33.221,664 7.540,377 4,406 82 Năm 2011 38.002,769 8.167,626 4,653 78 Năm 2012 36.145,086 7.889,552 4,581 79

(Nguồn: BCTC các năm 2010 - 2012 của Công ty TNHH một thành viên Tuấn Thiên Long)

Từ bảng trên ta có thể thấy rằng công ty đã áp dụng chính sách bán chịu cho khách hàng khá ổn định qua các năm, tuy nhiên, công ty cũng cần chú ý về số tiền bị chiếm dụng. Điều này có thể gây khó khăn cho công ty trong việc chủ động nguồn vốn để tài trợ cho sản xuất. Kỳ thu tiền bình quân của công ty khoảng từ 68 – 82 ngày cho mỗi khoản phải thu. Như vậy, công ty đã áp dụng chính sách bán chịu hơi dài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 1.16 các chỉ số tài chính qua các năm 2010 – 2012

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng số nợ(1) 53.673,789 54.314,422 55.268,744 Nguồn vốn CSH (2) 17.295,416 17.687,023 17.711,714 Tổng nguồn vốn (3) 70.969,205 72.001,446 72.980,459 Hệ số nợ= (1)/(3) (lần) 0,756 0,754 0,757 Hệ số VCSH=(2)/((3) (lần) 0,244 0,246 0,243 Hệ số đảm bảo nợ= (2)/(1) (lần) 0,322 0,326 0,321 Hệ số nợ trên VCSH= (1)/(2) (lần) 3,103 3,071 3,121

(Nguồn: BCTC các năm 2010 - 2012 của Công ty TNHH một thành viên Tuấn Thiên Long)

Hệ số nợ của công ty là 0,756 ở năm 2010. Điều này làm tăng độ bẩy tài chính tức là tăng độ rủi ro cho công ty. Điều này bắt buộc trong tương lai công ty phải giảm nợ vay hoặc tăng vốn chủ sở hữu để giảm hệ số nợ. Hệ số nợ gần như không giảm trong năm 2011 và năm 2012 cho thấy công ty vẫn chưa có khả năng trả nợ. Và với tình hình như vậy, công ty sẽ gặp khó khăn đối với các khoản nợ đến hạn trả.

Ngược lại với hệ số nợ, hệ số nợ tăng tức là hệ số vốn chủ sở hữu sẽ giảm. Việc công ty đi vay nhiều hơn mà không tăng vốn chủ sở hữu sẽ có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán nợ.

Hệ số đảm bảo nợ lớn hơn 1 cho thấy tài sản của công ty được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu. Nhưng trong 3 năm 2010,2011,2012 theo hệ số đảm bảo nợ bé

thua 1 như vậy rất có thể công ty sẽ gặp không it khó khăn về tài chính, nhất là trong bối cảnh hiện nay lãi suất vay rất cao. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu ngược lại với hệ số đảm bảo nợ

2.6.3 Các tỷ suất sinh lời

Bảng 1.17 Các tỷ suất sinh lời qua các năm 2010 – 2012

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: BCTC các năm 2010 - 2012 của Công ty TNHH một thành viên Tuấn Thiên Long)

Trong những năm qua, sự khó khăn trong việc tìm kiếm đầu ra của sản phẩm dẫn đến sự sụt giảm trong doanh thu thuần lẫn lợi nhuận ròng. Doanh thu thuần có xu hướng giảm nhẹ trong khi đó lợi nhuận ròng lại giảm mạnh trong các năm. Nhìn vào bảng các chỉ số, ta thấy các chỉ số tài chính này đều ở mức thấp. Ở chỉ số tỷ số sinh lời trên doanh thu, 1 đồng doanh thu chỉ tạo ra được 0,02 đồng là cao nhất ở năm 2010,

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Lợi nhuận ròng (1) 713,236 336,026 247,89

Doanh thu thuần (2) 33.221,664 38.002,769 36.145,086

Tổng tài sản (3)

70.969,205 72.001,446 72.980,459

Vốn CSH (4) 17.295,416 17.687,023 17.711,714

Tỷ số sinh lời trên doanh

thu=(1)/(2)(lần) 0,02 0,009 0,007

Tỷ suất sinh lợi trên tổng

tài sản ROA=(1)/(3) (lần) 0,01 0,005 0,003

Tỷ suất sinh lợi trên

còn lại các năm khác đều tạo ra ít đồng sinh lợi hơn. Các chỉ số ROA, ROE đều cũng cho ta thấy được rằng công ty chưa làm ăn có hiệu quả. Một đồng tài sản hay vốn chủ sở hữu đều tạo ra mức sinh lợi thấp hơn các công ty cùng ngành vật liệu xây dựng. ROA và ROE của ngành lần lượt là: 0,04 và 0,07

PHẦN 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT

THÀNH VIÊN TUẤN THIÊN LONG

3.1 Đánh giá chung về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên Tuấn Thiên Long TNHH một thành viên Tuấn Thiên Long

Như chúng ta đã biết phân tích tình hình tài chính có vai trò rất quan trọng trong hoạt động tài chính của công ty. Đó là việc sử dụng các phương pháp và công cụ cho phép thu thập và xử lý nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của công ty giúp cho người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định quản lý tài chính phù hợp. Để định hướng phát triển công ty trong thời gian tới là bên cạnh việc tháo gỡ những khó khăn vướng mắc còn tồn tại, công ty đã định hướng chiến lược phát triển kinhdoanh cho thời gian tới. Công ty có kế hoạch sắp xếp,đào tạo cán bộ nhằm tăng sức mạnh của đội ngũ cán bộ quản lý, dồng thời sủa chữa, bão dưỡng, nâng cấp dây chuyền công nghệ, nhà xưởng để tăng cường cho việc thực hiện đúng kế hoạch và chiến lược kinh doanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong chiến lược dài hạn của mình, bên cạnh việc tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm nhằm đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng tốt nhất, đồng thời công ty cũng đang cố gắng để thực hiện chiến lược quảng bá sản phẩm ở trong nước cũng như ở nước ngoài.

3.1.1 Những ưu điểm

Nhận thức vai trò và tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính đối với sự phát triển của công ty, công ty TNHH một thành viên Tuấn Thiên Long đã luôn luôn bám sát thực tế, phân tích những con số mà công ty đang có được để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục từ đó thực hiện tốt các mục tiêu mà mình đè ra trong tương lai.

Mặc dù đang là công ty non trẻ trong bối cảnh kinh tế thế giới cũng như kinh tế trong nước hết sức khó khăn, khủng hoảng, công ty đã và đang có những bước tiến vững chắc để tồn tại và phát triển. Trong bối cảnh hàng ngàn công ty phá sản do lãi suất cao, thiếu vốn, sản phẩm bị ế ẩm, công ty cũng chịu không ít ảnh hưởng không tốt

từ thị trường. Tuy nhiên, với sự cố gắng không mệt mỏi, công ty đang từng bước trở thành 1 công ty TNHH vững mạnh trong ngành.

Năm 2010 là năm thành công nhất của công ty, lợi nhuận tăng vọt, cùng với đó là công ty đã bắt đầu sử dụng nợ vay để mua sắm, nâng cấp tai sản cố định. Công ty đã biết sử dụng đòn bẩy tài chính để thúc đẩy lợi nhuận và doanh thu.

Cơ cấu tổ chức quản lý hành chính của công ty nhìn chung là gọn nhẹ, hợp lý. Các phòng ban chức năng được quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể, không có hiện tượng chồng chéo chức năng giữa các phòng ban.

Bộ máy kế toán được bố trí phù hợp, hoạt động có khoa học. Bên cạnh đó, công tác kế toán của công ty đã hòa nhập và áp dụng các chế đọ kế toán mới theo quy định của nhà nước, đảm bảo thống nhất về phạm vi, phương pháp tính toán các chỉ tiêu kinh tế giữa các bộ phận. Các số liệu kế toán phản ánh được chi tiết tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Các sổ sách được lập một cách có hệ thống, trung thực và sát với tình hình thực tế. Việc lập và gửi các báo cáo tài chính của công ty được tiến hành đúng thời hạn và đúng quy định của nhà nước. Báo cáo tài chính của công ty được lập mang tính chất khách quan, cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết về tình hình tài chính cho các đối tượng quan tâm. Công tác phân tích tài chính luôn sát thực và cập nhật.

3.1.2 Những tồn tại

Bên cạnh những thành tự đã đạt được, công ty còn nhiều khó khăn cần giải quyết: - Hệ số nợ của công ty năm 2012 là 0,757. Điều này cho thấy công ty tài trợ tài sản chủ yếu là bằng nợ phải trả. Điều này là rất nguy hiểm cho công ty vì công ty có thể mất thanh khoản và có thể dẫn tới việc phá sản.

- Hàng tồn kho của công ty đang ở mức cao do đó việc ứ đọng vốn có thể xảy ra. - Công ty áp dụng chính sách bán chịu nhưng lại cho nợ quá dài. Điều này làm cho công ty không thể chủ động được nguồn vốn và có thể bị quỵt nợ. - Hệ số ROA và ROE đang ở mức thấp cho ta thấy rằng công ty đang sử dụng tài sản chưa hiệu quả.

3.2 Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH một thành viên Tuấn Thiên Long Tuấn Thiên Long

3.2.1 Hoàn thiện về tài liệu phân tích

Do công ty mới được chuyển đổi thành TNHH nên tài liệu phân tích chưa có nhiều năm để so sánh với nhau. Các báo cáo của công ty đều đã qua kiểm toán độc lập và kiểm toán nhà nước kiểm tra nên các con số đều đầy đủ và chính xác.

3.2.2 Hoàn thiện về phương pháp phân tích

Để đánh giá mà chưa đi sâu vào so sánh với một số chỉ thiêu quan trọng khác như so sánh dọc, ngang từng chỉ tiêu trên báo cáo tài chính để đánh giá chính xác và đầy đủ hơn. Thực tế cho thấy khi phân tích tình hình tài chính của mỗi công ty người ta thường phân tích theo hai phương pháp là so sánh và phương pháp chi tiết hóa chỉ tiêu phân tích. Do đó để có thể phản ánh rõ hơn, thực trạng tài chính của mình công ty nên tiến hành phân tích báo cáo tài chính dựa trên một hoặc cả hai phương pháp trên để có cái nhìn đầy đủ hơn và toàn diện hơn về tình hình tài chính của công ty. Bởi vì trên thực tế nếu chỉ so sánh giữa số thực hiện của hai kỳ kế toán thì có thể thấy tình hình tài chính là khả quan nhưng nếu đem kết quả đó so với tiêu chuẩn chung của ngành thì vẫn còn thấp, vẫn chưa phù hợp để các nhà lãnh đạo công ty có những giải pháp nữa để cải tiến tình hình tài chính của mình. Khi phân tích công ty thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu trên thì sẽ dưa ra được những nhận xét và đánh giá đầy đủ hơn về tình hình tài chính qua đó có những giải pháp cụ thể và chi tiết hơn cho từng hoạt động của mình. Ngoài ra công ty còn thực hiện chương trình phân tích nhanh các chỉ tiêu tài chính để cung cấp thông tin thường xuyên cho ban lãnh đạo công ty để đáp ứng các yêu cầu về quản lý.

3.2.3 Hoàn thiện về nội dung phân tích tình hình tài chính

Một phần của tài liệu Cơ sở ngành tài chính – ngân hàng công ty tnhh một thành viên tuấn thiên long (Trang 38)