Phong trào của nông dân chống “phụ thu lạm bổ“

Một phần của tài liệu Phong trào yêu nước và cách mạng ở nghệ an trong những năm 20 của thế kỷ XX (Trang 26 - 28)

ở nông thôn Nghệ An, kinh tế gặp rất nhiều khó khăn bởi chính sách cai trị của bọn thực dân và những tệ nạn xã hội do bọn cờng hào địa chủ gây ra, các thứ thuế, các tập tục xôi thịt đã dẫn đến tình trạng nông dân mất ruộng đất. Đứng trớc nguy cơ bị đẩy ra khỏi nơi “chôn rau cắt rốn” của mình, bà con nông dân đã liên kết lại công khai đòi quyền dân chủ, cải cách hơng thôn.

Từ những năm đầu thế kỷ XX, phe “hộ” đã hình thành ở vùng nông thôn Nghệ An. Đó là những anh khóa, anh học, anh đồ và cả những anh “thơ lại tại gia” cùng với nông dân tập hợp nhau chống lại sự nhũng nhiễu của bọn hào lý, địa chủ, nhà Chung, Tây đoan, đây chính là phe “hào”. Quyền lợi của phe “hộ” luôn luôn bị phe “hào” chèn ép, bóc lột. Trên khắp địa bàn làng xã, từ đồng bằng đến miền núi, nông dân đều nổi dậy tiến hành đấu tranh chống bọn hào lý cớp đất của dân, ăn lậu tiền thuế…. Đến những năm 20 của thế kỷ XX, cuộc nổi dậy cua nhân dân chống “phụ thu lạm bổ” trở thành một hiện tợng phổ biến trên đất Nghệ An nắng gió này.

Huyện Nam Đàn, từ 1919 đến 1925,liên tiếp xảy ra các cuộc đáu tranh của nhân dân tại các làng Đan Nhiễm, Dơng Phổ, Thiện Mỹ, Ngũ Phúc, Vạn Lộc kiện hào lý bất công, gian tham công quỹ, thu thuế quá mức quy định, bao chiếm ruộng đất công cho nhà thờ…. Tại xã Xuân La, nhân dân tố cáo hào lý nhân chuyện làm cầu Ngói mà bày đặt trò đục khoét dân để ăn xôi thịt phè phỡn.Riêng trong năm 1920, cùng một thời gian có 6 làng xuất hiện phe “hộ” chống phe “hào” gay gắt trong việc chia cấp công điền, công thổ. [25,71]

ở Hng Nguyên, trớc sự áp bức nhũng nhiễu của bọn hào lý, địa chủ, nhà Chung, Tây đoan, nông dân ở 24 làng xã trong số 109 làng xã đã tiến hành 26 cuộc đấu tranh (10 cuộc chống chiếm đoạt ruộng đất công, 14 cuộc chống tham ô nhũng loạn, 2 cuộc đập Tây đoan) liên tục từ những năm đầu thế kỷ đến 1925.

Huyện Nghi Lộc có nhiều vụ kiện diễn ra gay gắt, kéo dài nh vụ kiện hào lý tham nhũng, chấp chiếm ruộng đất công của nhân dân các làng Phú Hòa ( Nghi Thái), Cổ Đan, Lộc Thọ (Phúc Thọ), Trì Thủy (Nghi Quang), Kim Khê (Nghi Long)…. Tính đến cuối 1929 đã có 22 cuộc, trong đó có 16 cuộc chống hào lý tham nhũng, 6 cuộc chống lính đồn Thanh Chơng ling bắt “ muối lậu” và “rợu lậu”[14,104]

Huyện Diễn Châu, từ năm 1929 đến 1925 các cuộc nổi dậy của nông dân đông đảo hơn, quyết liệt hơn. Tiêu biểu năm 1922, Nguyễn Trác ở làng Mỹ Lộc đã vận động 30 dân hộ ký đơn kiện hào lý làng Mỹ Quan dồi chia 70 mẫu ruộng đất công. Sau 3 tháng kiện, chúng phải trả cho dân Mỹ Lộc 17 mẫu. Cùng năm đó nhân dân hai làng Ngũ Lạc và Thọ Xuân (Diễn Mỹ) làm đơn kiện Thơng Chánh về lệnh cấm nhân dân làm muối, Thơng Chánh buộc phải nhợng bộ. Năm 1925, Lê Thợc ở làng Yên Lý đứng ra lập phe “hộ” kiện bọn hào lý trong làng về tội tham nhũng. Vụ kiện không đi đến thắng lợi sang bọn hào lý không dám tham nhũng và hống hách. Sang năm 1926, phe “hộ” tại các làng Hớng Dơng (Diễn Phong), Mai Cát (Diễn Thành), Kinh Liệt (Diễn Phúc) cùng tập trung kiện hào lý đòi chia ruộng d văn cho đồng dân. Cuộc nổi dậy đã gây tiếng vang đến nhiều làng lân cận. Năm 1927, dân làng Cao Hậu Đoài (Diễn Đoài) mới lập phe “hộ” song đã nhanh chóng tập hợp nhân dân trong làng chống bọn hào lý về tội hống hách, tham nhũng. [8,24]

ở Anh Sơn, nhân dân Bụt Đà (Đà Sơn), Hòa Trung (Văn Sơn), Nhân Bồi (Bồi Sơn) từ năm 1924 đến 1924 đến 1929 đã liên tiếp đấu tranh chống bọn hơng lý thu su thuế và phụ thu lạm bổ. Nông dân làng Văn Khuê (Nhân Sơn) đấu tranh buộc lý trởng Võ Hữu Truyền phải trả 25 quan tiền cơm khách mà nó tính thêm vào phần công. Nông dân làng Nam Sơn, Lu Mỹ (Đại Sơn) chống hào lý lạm bổ su thuế quá năng do Nguyễn Tất Toàn cầm đầu. Các cuộc đấu tranh đòi ruộng đất công ở Trung Sơn, Khả Phong, Nhân Hậu (Nam Sơn) đã buộc hào lý phải tra 16 mẫu công điền. Khi bọn Tây đoan về bắt rợu, muối, nhân dân Bụt Đà (Đà Sơn) đã dùng gậy guộc hò reo đuổi đánh [11,24]

Tại huyện Thanh Chơng, nhân dân lao đọng chống lại các thế lực hào lý, chức sắc diễn ra khá sớm. ở hai tổng Cát Ngạn và Xuân Lâm nông dân đấu tranh đòi giải quyết vấn đề ruộng đất công, chia tiền nghĩa thơng, chống su thuế, chống phụ thu lạm bổ, đánh Tây đoan bắt rợu. Trớc đòi hỏi của nhân

dân, Tri huyện Thái Văn Chánh và Nguyễn Tởng đã phải về một số nơi thu con dấu và cho bầu lại Lý Trởng.

Các cuộc đấu tranh của phe “hộ” diễn ra trên đây không phải là lực lợng đấu tranh tự giác về chính trị. Nhng các lực lợng đấu tranh chính trị tự giác không bỏ lỡ thời cơ đến các tổ chức ấy thành đồng minh của mình. Không phải là ngẫu nhiên mà trong thời gian đó, các hình thức đấu tranh bằng bạo lực của những chiến sỹ bao phen vào sinh ra tử nh Ng Hải, Đội Quyên, Đội Phấn…. Dù ở Nam Đàn hay Thanh Chơng, Hng Nguyên, Nghi Lộc, Yên Thành… đều có sự giúp đỡ, chỉ dẫn và che dấu của nhân dân.

*Tiểu kết: Lịch sử đã chứng minh “không có một cuộc cách mạng nào thắng lợi mà không co sự ủng hộ của nông dân”. Vì vậy, chính giữa lúc phong trào đấu tranh ở các làng xã đang đợc đẩy mạnh thì các tổ chức cách mạng xuất hiện nhanh chóng tập hợp và đứng ra lãnh đạo các phong trào đấu tranh chống lại các thế lực tay sai ở địa phơng, đòi quyền sống. Điều đó càng làm cho quần chúng nhân dân tin tởng và cuộc dấu tranh của họ, quyết tâm chiến đấu giành quyền tự do dân chủ.

Một phần của tài liệu Phong trào yêu nước và cách mạng ở nghệ an trong những năm 20 của thế kỷ XX (Trang 26 - 28)