2013 Năm 2014 So sánh 2014/2013 Tuyệt đối Tương đối
Tỷ suất chi phí (Tsp1) tính trên doanh thu 0.95 0.96 0.01 102% Tỷ suất chi phí (Tsp2) tính trên lợi nhuận 14.91 17.88 2.97 120%
Qua bảng số liệu, ta thấy Tsp1, Tsp2 năm 2014 tăng so với năm 2013. Điều này phản ánh hiệu quả kinh doanh của công ty năm 2014 thấp hơn năm 2013. Nhà quản trị cần nghiên cứu các giải pháp để giảm chi phí. Cụ thể:
* Chỉ tiêu Tsp1 cho thấy để thu được 1 đồng doanh thu, doanh nghiệp phải bỏ ra 0.9466 đồng chi phí cho năm 2013, bỏ ra 0.9613 đồng cho năm 2014. Chi phí bỏ ra để bán được 1 đồng hàng hóa chiếm đến hơn 90%, như vậy quá cao so với doanh thu thu về.
* Chỉ tiêu Tsp2 cho thấy để thu được 1 đồng lợi nhuận, doanh nghiệp phải bỏ ra 14.91 đồng chi phí (năm 2013), và bỏ ra 17.88 đồng (năm 2014). Chi phí bỏ ra để thu được 1 đồng lợi nhuận là quá cao.
II. Tỷ suất lợi nhuận
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2014/2013 Tuyệt đối Tương đối
Tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu bán
hàng (T1) 0.06 0.05 (0.01) 85%
Tỷ suất lợi nhuận so với vốn chủ sở hữu
(T3) 0.06 0.04 (0.02) 68%
Tỷ suất lợi nhuận so với vốn kinh doanh (T3)
0.06 0.04 (0.02) 67%
Lãi suất cho vay của ngân hàng năm 2013 là 13%/năm, năm 2014 là 8%/năm (nguồn
vietnamnet.vn), đều lớn hơn chỉ tiêu T3 (năm 2013 là 6%, năm 2014 là 4%). Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp chưa cao, có thể gọi là lỗ khi so với việc doanh nghiệp không đầu tư kinh doanh mà đem tiền gửi ngân hàng lấy lãi. Tỷ suất lợi nhuận thấp có thể do mẫu mã, chủng loại hàng hóa mà doanh nghiệp cung cấp đã lỗi thời, không còn phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng; do khủng hoảng kinh tế gây ra; do hàng hóa kém chất lượng, gây mất uy tín khách hàng đành phải hạ giá bán để thu hồi vốn.
III. Sức sản xuất vốn kinh doanh
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2014/2013 Tuyệt đối Tương đối
S1 (∑DT/∑VKDbq) 0.97 0.76 -0.21 79%
S2 (∑DT/∑VLDbq) 1.17 1.27 0.1 109%
S3 (∑DT/∑VCDbq) 5.64 1.90 -3.74 34%
S4 (∑DT/∑VCSHbq) 1.00 0.80 -0.20 80%
Sức sản xuất của vốn kinh doanh trong năm 2014 sụt giảm so với năm 2013. Các chỉ tiêu trong năm 2013 có S3 là lớn nhất, chỉ tiêu này cho biết giá trị của một đơn vị TSCD tham gia vào sản xuất tạo ra bao nhiêu lợi nhuận. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định năm 2013 cao nhất so với tài sản lưu động, vốn kinh doanh và vốn chủ sở hữu. Năm 2014, tất cả các chỉ tiêu về sức sản xuất đều sụt giảm, trong đó chỉ tiêu S3 giảm mạnh nhất, năm 2013 chỉ tiêu này đạt 5.64 thì năm 2014 xuống còn 1.9 (giảm tương ứng 66%). Điều này cho thấy sức sản xuất của vốn kinh doanh của doanh nghiệp kém hiệu quả hơn năm 2013.
Đơn vị tính: ngày
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm
2014 Tuyệt đốiSo sánh 2014/2013Tương đối
Thời gian quay vòng vốn T1
(365 * ∑VKDbq/∑DT) 376.12 478.17 102.05 127%
Thời gian quay vòng vốn T2
(365 * ∑VLDbq/∑DT) 311.48 286.42 -25.06 92%
Thời gian quay vòng vốn T3
(365 * ∑VCDbq/∑DT) 64.64 191.75 127.11 297%
Thời gian quay vòng vốn T4
(365 * ∑VCSHbq/∑DT) 364.78 453.78 89.00 124%
Trong các chỉ tiêu trên, ta thấy tất cả các chỉ tiêu về thời gian quay vòng vốn năm 2014 cao hơn năm 2013, ngoài trừ chỉ tiêu quay vòng vốn của vốn lưu động.
Năm 2014, thời gian quay vòng vốn của vốn lưu động là 286.46 ngày, giảm 25.06 ngày tức 18% so với 311.48 ngày của năm 2013.
Trong các chỉ tiêu quay vòng vốn năm 2014 tăng so với năm 2013, thời gian quay vòng vốn của vốn cố định là tăng cao nhất. Chỉ tiêu này năm 2014 là 191.75 ngày, tăng 127.11 ngày, tương đương với tăng 197% so với con số 191.75 ngày năm 2013.
Thời gian quay vòng vốn của vốn kinh doanh là lớn nhất trong tất cả các chỉ tiêu. Năm 2013 là 376.12 ngày, con số này khá lớn. Sang năm 2014, con số này là 478,1 ngày, cao hơn so với năm 2013 102.05 ngày, tăng 27%. Chứng tỏ, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong 2 năm 2013, 2014 đều rất thấp và 2014 lại giảm sút, thấp hơn so với năm 2013.
Thời gian quay vòng vốn chủ sở hữu năm 2014 là 453.78 ngày, tăng 89 ngày, tương đương với tăng 24% so với con số 364.78 ngày năm 2013.
Tóm lại, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2014 giảm so với năm 2013 là do tổng doanh thu của doanh nghiệp giảm. Vì vậy, cần tìm những giải pháp giúp doanh nghiệp tăng doanh thu.
IV. Giải pháp
Từ các chỉ tiêu trên, để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp, nhóm xin đưa ra các giải pháp sau :
1. Từ mục phân tích tỷ suất chi phí, ta thấy lượng chi phí bỏ ra để thu được một đồng lợi nhuận là khá cao, vì vậy công ty cần giảm các chi phí đầu vào, chi phí bán hàng, chi phí quản lý ở mức tối đa như: tìm nguồn nguyên vật liệu chất lượng tương đương mà giá rẻ; tối ưu hóa quá trình vận chuyển; đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại để nâng cao năng suất lao động, tạo ra nhiều của cải vật chất hơn trong cùng 1h lao động; các chương trình, chiến lược marketing cần điều chỉnh để hoạt động hiệu quả hơn, giảm chi phí…
2. Việc sử dụng vốn chưa hiệu quả làm lợi nhuận thu được thấp, doanh nghiệp cần xác định rõ nguyên nhân là do khách quan hay chủ quan để tăng doanh thu, giảm chi phí cho phù hợp. Một số giải pháp đề nghị để giảm chi phí như đã đề cập ở trên. Sau đây là một số giải pháp đề nghị để tăng doanh thu. Doanh thu thấp có thể do mẫu mã, chủng loại hàng hóa mà doanh nghiệp cung cấp đã lỗi thời, không còn phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng; do hàng hóa kém chất lượng, gây mất uy tín khách hàng đành phải hạ giá bán để thu hồi vốn. Vì vậy doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh, cải tiến mẫu mã, kiểu dáng, chức năng của sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, tăng cường quảng bá giúp làm tăng mức độ nhận biết sản phẩm, dịch vụ hậu mãi chu đáo...
3. Sự tăng mạnh tài sản cố định trong năm 2014 so với năm 2013 làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp. Chứng tỏ doanh nghiệp chưa khai thác hiệu quả năng lực sản xuất của tài sản cố định. Doanh nghiệp cần tăng năng lực sản xuất hay điều chỉnh lại kết cấu tài sản cố định để hiệu quả kinh doanh tốt hơn.
NHÓM 18:
1. CAO NGUYÊN KHANG 2. HỒ ĐĂNG TRÁNG
I. NHẬN XÉT VỀ TỶ SUẤT CHI PHÍ
Qua bảng tính, nhìn chung ta thấy được rằng tỷ suất chi phí trong 2 năm 2013 – 2014 có phần giảm rõ rệt mà cụ thể mức giảm đạt 2,61% có nghĩa rằng cứ 100 đồng doanh thu trong năm 2014 thì công ty chỉ tiết kiệm được 2,61 đồng chi phí bỏ ra so với năm 2013. Điều này cho thấy được công ty đã không thực hiện tốt việc giảm chi phí cũng như sử dụng hiệu quả chi phí bỏ ra làm cơ sở tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Cụ thể so sánh qua các năm như sau:
-Trong năm 2013, cứ 100 đồng doanh thu mà công ty thu lại được thì chi phí phải bỏ ra là 10,08 đồng, tương đương 10% so với doanh thu.
-Trong năm 2014, cứ 100 đồng doanh thu mà công ty thu lại được thì mức chi phí phải bỏ ra là 7,47 đồng, tương đương 7,47% so với doanh thu.
Việc tỷ suất chi phí giảm như vậy, nguyên nhân chủ yếu là nhờ công ty đã cắt giảm chi phí kinh doanh đến 3,413,064,985 đồng tương đương giảm 40% so với năm 2013.
Nhưng ngược lại, việc cắt giảm chi phí cũng đồng nghĩa phần nào tác động đến việc giảm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty. Mức giảm này đámg kể so với năm 201 mà cụ thể đã giảm tới 16,445,513,218 đồng tương đương giảm 20% so với năm 2013.
Nhìn chung có 2 loại chi phí là: chi phí bất biến và chi phí khả biến. Chi phí khả biến thay đổi khi mức
doanh thu thay đổi. Chi phí bất biến thuờng ít tang hoạc không tang lên khi doanh thu của doanh ̛ ̆ ̆ ̆
nghiẹp tang. ̂ ̆
Nhân tố khách quan
Ảnh hưởng của giá cả nguyên, nhiên,vật liệu đầu vào như xăng dầu giảm giá đã tác động làm giảm chi phí của doanh nghiệp trong năm 2014.
Trong năm 2014, chính phủ hỗ trợ lãi vay giành cho doanh nghiệp đã tác động phần nào đến việc giảm chi phí tài chính của doanh nghiệp
Nhân tố chủ quan và giải pháp
Ảnh huởng của viẹc cắt giảm chi phí quản lý doanh nghiệp̛ ̂
Đầu năm 2014, công ty đã mạnh dạn giảm tối đa các chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp: gồm các khoản tiền lương và các khoản phụ cấp, ăn giữa ca phải trả cho lãnh đạo và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn
Ảnh huởng của tái cơ cấu tổ chức, giảm biên chế trong doanh nghiệp ̛
Song song với việc cắt giảm chi phí quản lý, doanh nghiệp cũng đồng thời thực hiện tái cơ cấu sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp. Cắt giảm biên chế công nhân viên chức và sáp nhập một số phòng ban kinh doanh đang hoạt động có hiệu quả. Cụ thể số lượng công nhân và viên chức giảm 30% so với năm 2013
Ảnh huởng của nang suất lao đọng ̛ ̆ ̂
Trong năm 2014, công ty đã quy định lại chế độ tăng ca. Số giờ làm tăng ca lên đối với công nhân lao động cũng như cán bộ quản lý. Cụ thể số giờ làm của công nhân sẽ tăng lên từ 8h – 12h/ ngày, bộ phận quản lý số giờ làm tăng lên từ 8 – 10h/ngày. Chính những sự thay đổi này là con dao hai lưỡi, khi một mặt nó đáp ứng số lượng công nhân hoạt động trong ngày, nhưng năng suất lao động lại giảm đi đáng kể.
II. NHẬN XÉT VỀ TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP
Nhìn chung, tỷ suất lợi nhuận của công ty năm 2014 đều thấp hơn so với năm 2013. Cụ thể như sau:
Khi xét tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh trong năm 2014, cứ 100 đồng của tổng nguồn vốn thì
chỉ có 0,0295 đồng lợi nhuận sau thuế, nghĩa là tỷ suất lợi nhuận chỉ đạt 2,95%.
Trong khi đó năm 2013, thì cứ 100 đồng của tổng nguồn vốn thì có 0,0518 đồng lợi nhuận sau thuế nghĩa là tỷ suất lợi nhuận chỉ đạt 5.18%. Mức chênh lệch tỷ suất lợi nhuận giữa hai năm 2014 và 2013 là 2.22%
Tương tự như vậy khi xét tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu thì mức chênh lệch tỷ suất là 2.23%.
Mặt khác, nếu nhìn qua bảng số liệu ta sẽ thấy rằng tổng nguồn vốn và vốn chủ sở hữu trong năm 2014 đều tăng so với năm 2013 (tăng 3% đối với tổng nguồn vốn và tăng 1% đối với tổng vốn chủ sở hữu.
Nhưng ngược lại, tổng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trong năm 2014 lại giảm hơn đáng kể so với năm 2013 (giảm 41%). Điều này cho thấy rằng doanh nghiệp đã không thực sự sử dụng hết nguồn vốn mình đang có.
Ngoài ra, nếu ta xét tỷ suất lợi nhuận trên chi phí kinh doanh và doanh thu thì mức chênh lệch tỷ suất
lợi nhuận của năm 2014 đều giảm so với năm 2013. Trong đó, mức giảm thấp nhất là tỷ suất lợi nhuận trên chi phí kinh doanh giảm 0.86%. Điều này cho thấy rằng việc thực hiện giảm chi phí không hiệu quả cũng đã tác động rất lớn đến doanh thu của doanh nghiệp và qua đó làm giảm đi đáng kể lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.
Nhân tố tác động Nhân tố khách quan:
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp:
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2014 2013
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế ĐVN 3,689,986,280 5,392,117,439
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành ĐVN 1,033,196,158 859,858,003
Số liệu trên cho thấy chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty năm 2014 tăng 12.06 % so với năm 2013. Do đó, thế thu nhập doanh nghiệp là một nhân tố tác động lớn đến lợi nhuận sau thuế của công ty.
- Các chiến lược phát triển hướng vào xuất khẩu hay thay thế nhập khẩu không còn giữ nguyên ý nghĩa cổ điển của nó nữa, bởi vì thị trường của mỗi quốc gia đều phải “mở cửa” thông qua việc cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Cuộc chiến giành giật thị trường giữa hàng nội và hàng ngoại trở nên quyết liệt.
- Tình hình kinh tế khó khăn khiến cho sức mua hàng hóa của người tiêu dùng trên thị trường giảm xuống.
- Tỷ giá hối đoái luôn bất ổn tạo khó khăn cho DN trong việc xuất và nhập khẩu.
Nhân tố chủ quan:
Qua bảng Cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho thấy doanh thu bán hàng của công ty giảm, giá vốn hàng hóa giảm nhưng lượng tồn kho nhiều có nghĩa là mức lưu chuyển hàng hóa chậm, giảm doanh số bán ra làm lợi nhuận giảm.
Trong kỳ công ty đầu tư mạnh vào tài sản dài hạn (tăng 140%) cụ thể là đầu tư vào tài sản cố định, cho thấy công ty đang mở rộng quy mô hoạt động nhưng chưa mang lại doanh thu, điều này làm cho lợi nhuận của công ty sụt giảm.
Về cơ cấu HH: mỗi mặt hàng có mức tạo ta LN khác nhau ảnh hưởng đến LN chung của DN. Dựa theo số liệ bên trên, ta thấy được LN từ đầu tư, bán hàng và dich vụ đều giảm, dẫn đến LN của DN giảm sút mạnh
- Gía mua HH: giá mua HH có giảm từ năm 2014 so với năm 2013 nhưng phải bán theo giá thị trường thì lãi gộp giảm xuống, Lợi nhuận giảm.
- Gía bán trên thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến LN. Trong điều kiện cạnh tranh , giá bán cao hơn thị trường, hàng hóa tiêu thụ chậm dẫn đến LN giảm.
Gỉai pháp
- Hợp lý hóa quy trình sản xuất, lưu thông hàng hóa nhằm khai thác tốt tài sản đầu tư và giảm chi phí
sản xuất, kinh doanh trên một đơn vị sản phẩm;
- Mời chào doanh nghiệp khác đặt gia công, nếu chưa khai thác hết công suất của tài sản cố định đầu
tư;
- Kiến nghị cơ quan thuế giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp về mức thuế suất chung là 22%;
- Đẩy mạnh hoạt động phân phối, xúc tiến để tăng doanh số bán ra, đồng thời kiểm soát chi phí để
tăng lợi nhuận;
- Tìm kiếm thêm nhà cung cấp, tổ chức đấu thầu nhằm tạo sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp để
giảm chi phí giá vốn và tăng lợi nhuận.
III. NHẬN XÉT HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH
Qua bảng phân tích trên, ta thấy sức sản xuất của 1 đồng vốn giữ ở mức ổn định, không biến động nhiều, nhưng tỏ ra thấp. Năm 2013 cứ 1 đồng vốn công ty bỏ ra kinh doanh thì thu lại được 0.957 đồng doanh thu, tức là vốn thu hồi được ít, kinh doanh bị lỗ. Đến năm 2014, cứ 1 đồng vốn công ty bỏ ra kinh doanh thì chỉ thu lại được 0.749 đồng doanh thu, giảm 0.208 đồng doanh thu so với năm 2013, công ty tiếp tục có dấu hiệu làm ăn thua lỗ nhiều hơn. Nguyên nhân là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2014 giảm nhiều so với năm 2013, tương đương là 16,45 tỷ đồng với tỷ lệ giảm là 19.63%. Tổng vốn kinh doanh năm 2014 cũng tăng so với năm 2013, mức tăng là 2,39 tỷ, tương ứng với 2.73%. Tuy nhiên, tỷ lệ này nhỏ hơn rất nhiều so với tỷ lệ giảm doanh thu. Điều này cho thấy, hiệu quả sử dụng vốn của công ty đang giảm, cần có những biện pháp huy động và sử dụng vốn hiệu quả trong những năm tiếp theo.
Nhân tố tác động
Nhân tố khách quan
Nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, có tác động đến nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng trong và