Về văn hoá.

Một phần của tài liệu Vị trí của đạo hồi trong lịch sử trung đại (Trang 49 - 64)

Ngời A-Rập đã tiếp thu những thành tựu văn hoá của Hilạp, Lamã, ấn Độ, Iran, Aicập v. v… và các nền văn hoá khác có trớc mình, lập thành một nền văn

trớng suốt từ Bắc Phi, Tây Ban Nha đến Tân Cơng (Trung Quốc) làm cho văn hoá A-Rập có tính chất thống nhất, nhng kết hợp nhiều yếu tố dân tộc của các khu vực khác.

Về triết học, triết học chính thống A-Rập bị giáo lý đạo Hồi chi phối sâu sắc. Đóng góp của ngời A-Rập trên lĩnh vực này là dịch và truyền bá nhiều tác phẩm của các nhà triết học cổ Hila. Triết học của nhà duy tâm Hilạp Arixtot đợc dịch ra nhiều thứ tiếng nh Xiri, Bat và A-Rập (ngời Tây Âu sau này biết đợc nhà triết học Hilạp đầu tiên là nhờ những bản dịch này).

Về văn học, trớc khi đạo Hồi ra đời, ở A-Rập đã có rất nhiều thơ ca truyền miệng. Trên cơ sở ấy, đên giữa thế kỷ Ixlam, Abutammam đã su tầm và hiệu đính hai tập thơ lấy tiêu đề là “Anh dũng ca” (Bao gồm thơ của hơn 500 nhà thơ A- Rập thời cổ đại). Đến thế kỷ X, Abulơ lại soạn một tuyển tập thơ lớn là “Thi ca tập” trong đó đa vào rất nhiều bài thơ thời trớc.

Thơ ca A-Rập phát triển nhất vào thế kỷ VIII đến thế kỷ XI. Trong thời gian này có nhiều bài tho có giá trị phản ánh hiện thực sâu sắc : Abunuvát, ngời đựoc coi là nhà thơ xuất sắc nhất của thời kỳ này, có những bài thơ tình yêu nổi tiếng và t tởng tự do chống lại đạo Hồi. Abulơ Atahia (Thợ làm đồ gốm) có những bài thơ vạch trần sự hoang dâm phóng đãng trong cung đình v.v…

Nh vậy, tuy A-Rập là nơi tinh thần Hồi giáo bao trùm tất cả, nhng các nhà thơ, bằng khuynh hớng này hoặc khuynh hớng khác, đã thoát khỏi sự ràng buộc của tôn giáo. Ngợc lại, tình hình ấy cũng chứng tỏ rằng lúc bấy giờ Hồi giáo còn tơng đối khoan dung chứ cha khắt khe nh sau này.

Về văn xuôi, nổi tiếng nhất là tập “Nghìn lẻ một đêm”, hình thành từ thế kỷ X đến thế kỷ XII. Những truyện trong tác phẩm này đợc bắt nguồn từ tập “Một nghìn câu chuyện” của Bat ra đời từ thế kỷ VI, dần dần đợc bổ sung bằng các truyện thần thoại của ấn Độ, Aicập, Hilạp v. v… rồi cải biên và gắn lại với nhau thành một truyện dài, xẩy ra trong cung vua A-Rập. Ngoài “Nghìn lể một đêm”, ở A-Rập còn một tập truyện đợc lu hành rất rộng, đó là tập “Ngụ ngôn”. Tập truyện này vốn là của ấn Độ, viết bằng tiếng Phạn, đợc truyền sang Bat từ thế kỷ VI đến thế kỷ VIII thì đợc dịch ra tiếng A-Rập. Theo Will Durant, “Nghìn lẻ một đêm” và “Ngụ ngôn” là những bộ sách đợc đọc nhiều nhất trên thế giới, sau kinh thánh.

Về khoa học tự nhiên, trên cơ sở tiếp thu những di sản văn hoá cổ đại, qua việc ophiên dịch và chú giải nhiều tác phẩm khoa học của Hilạp, nhân dân A-Rập đã tiếp tục nghiên cứu, phát triển và có nhiều cống hiến mới. Ngời A-Rập đã cung caaps cho chúng ta chữ số A-Rập ngày nay qua việc họ tiếp thu và phát triển chữ số của ngời ấn Độ. Họ hoàn bị các phép tính đại số, giải quyết đợc các bài toán phơng trình bậc bốn. Họ phát triển các kiến thức về hình học, lợng giác. Họ đặt ra khái niệm Sin, Cosin, Tag, Costag. Tác phẩm đại số học của Mohamet Ibơnmuxa, sống vào cuối thế kỷ VIII đến nửa đầu thế kỷ Ixlam là một trong những quyển sách đầu tiên về môn học này.

Về thiên văn học, ngời A-Rập cũng rất chú ý quan sát các tinh tú và nghiên

cứu các vết trên mặt trời. Họ cũng cho rằng trái đất tròn. Hơn thế nữa, Anbiruni – học giả tiêu biểu nhất của A-Rập cuối thế kỷ X đầu thế kỷ XI, còn biết rằng vật gì cũng bị hút về phía trung tâm trái đất.

Về địa lý học, do thơng nghiệp phát triển sớm, ngời A-Rập có điều kiện để

đi các nơi nên từ thế kỷ IX, ở A-Rập đã có một số tác phẩm mô tả về Trung Quốc, ấn Độ, Xrilanca. Đến cuối thế kỷ X, A-Rập còn có một tác phẩm địa lý rất quan trọng đó là quyển “Địa chí đế quốc Hồi giáo” của Mohamet Anmucađaxi. Vào thế kỷ XII, A-Rập có hai nhà địa lý học nổi tiếng là AnIđrixi và AbuApđalaYacút.

Về vật lý học, nhà khoa học tiêu biểu nhất là AnHaitơham và lĩnh vực ông

có nhiều cống hiến là quang học. Tác phẩm “Sách quang học” của ông đợc đánh giá là tác phẩm có tính chất khoa học nhất vào thời trung đại. Ông giải thích đợc rằng “Hình thể của vật vào con mắt ngời ta nhờ một vật trong suốt”, tức ông muốn nói đến thuỷ tinh thể. Chính nhờ sự gợi ý của ông mà các nhà vật lý học phơng Tây đã chế ra đợc kính hiển vi và kính viễn vọng.

Về hoá học, đóng góp của ngời A-Rập cũng rất quan trọng vì hầu nh nhờ

họ mà hoá học mới trở thành một ngành khoa học. Chính ngời A-Rập đã chế tạo ra nồi cất trớc tiên. Họ cũng đã phân tích đợc nhiều chất hoá học, đã phân biệt đ- ợc Bazo và Axit, lại còn bào chế đợc nhiều loại thuốc.

Về sinh vật học, từ thế kỷ IX, Otman Amangiahip đã nêu ra thuyết tiến

Nhà thực vật học tiêu biểu nhất vào đầu thế kỷ XIII là Baitơ. Ông đã tổng hợp các kiến thức về thực vật học của ngời A-Rập thành một tác phẩm lớn, một tác phẩm đợc coi là cơ sở của môn thực vật học và đợc sử dụng đến thế kỷ XVI.

Về y học, tuy bị cấm giải phẩu và mổ tử thi nhng A-Rập vẫn là nớc có nền

y học rất phát triển. Các thầy thuốc A-Rập đã biết cách chữa trị rất nhiều loại bệnh thuộc nội – ngoại khoa và đặc biệt giỏi về khoa mắt. thành tựu y học củ A- Rập còn đợc thể hiện ở chỗ nhiều tác phẩm y học đã đợc biên soạn nh “Mời khái luận về mắt” của Isac, “Sách chỉ dẫn cho các thầy thuốc khoa mắt” của Ixa, “Bệnh đậu mùa và bệnh sởi” của Radi v. v… Nhiều tác phẩm trong số này đợc dịch ra tiếng la tinh và đợc dùng trong các trờng y khoa ở Tâu Âu suốt nhiều thế kỷ.

A-Rập có một đội ngũ thầy thuốc rất đông đảo, trong đó tiêu biểu nhất là Radi, Xina. Danh tiếng của họ vang tận Tây Âu, nên ngày nay ở đại học y khoa Paris vẫn treo chân dung của Radi và Xina.

Nh vậy, có thể nói trong thời kỳ trung đại, A-Rập là nớc có những thành tựu rất lớn về y học và là nớc đứng hàng đầu thế giới về sự nghiệp y tế.

Về giáo dục, A-Rập sở dĩ có nền văn hoá cao nh vậy một phần quan trọng là do sự nghiệp giáo dục. Theo truyền thuyết, Mohamet rất khuyến khích việc mở rộng kiến thức. Ông nói : “Kẻ nào từ biệt gia đình để đi tìm hiểu thêm và mở mang tri thức là kẻ đó đang đi trên con đờng của Chúa … Mực của nhà bác học còn linh thiêng hơn máu của ngời tử vì đạo”. Bên cạnh hệ thống trờng học, trung tâm đế quốc đã xây dựng rất nhiều th viện. Đến đầu thế kỷ VIII, ngời A-Rập học đợc cách làm giấy của Trung Quốc. Từ đó, sách xuất hiện ngày càng nhiều. Cuối thế kỷ IX, ở Bátđa có đến trên 100 hiệu sách. Trên cơ sở đấy, các thánh thất và ở các thị trấn đều thành lập th viện. Các th viện này thờng mở cửa đón mọi ngời đến đọc sách, thậm chí có th viên còn cung cấp giấy cho sinh viên đến đọc sách. Nhờ vậy mà việc học tập trong toàn đế quốc không ngừng phát triển. Hơn nữa, trong khi ở Tâu Âu văn hoá đang suy thoái thì các trung tâm đại học của A-Rập, nhất là Coocđôba, đã thu hút nhiều lu học sinh các nớc Tây Âu đến học tập.

Nghệ thuật kiến trúc là một thành công lớn của ngời A-Rập. Kiến trúc phản ánh đời sống vật chất và tinh thần, trình độ phát triển cũng nh tài năng của ngời A-Rập. Họ tiếp thu nghệ thuật trang trí của ngời AssXiri và Babilon, tìm

hiểu kiến trúc Ba T và rút ra tinh hoa của vòm hình móng ngựa. Họ cũng nghiên cứu kiểu vòm hình bát úp của nghệ thuật Gothic, nghệ thuật trang trí hoa và hình học. Các kiến trúc s A-Rập đã tập hợp các yếu tố phù hợp với phong cách của mình để tạo ra một phong cách kiến trúc đặc trng rất Hồi giáo.

Khắp thế giới Hồi giáo, từ Coocđôba(Tây Ban Nha) qua Bắc Phi đến Tây á, từ Giêruzalem đến ấn Độ, rồi đến Inđônêsia, các công trình kiến trúc Hồi giáo đợc mọc lên khắp nơi, qua nhiều thế kỷ và phần lớn đã trở thành những kiệt tác nghệ thuật của nhân loại. Hai thánh đờng cổ nhất còn lại đến ngày nay là thánh đờng Thạch Vòm ở Giêruzalem và thánh đờng Ômayat ở Đamat. Trong các công trình Hồi giáo lớn có : các đại thánh đờng ở Giêđôva, Alhambra ở Tây Ban Nha, đại thánh đờng Ispahan(Iran) và TajMahal ở ấn Độ.

Rõ ràng, nền văn hoá A-Râp rất rực rỡ và toàn diện. Nhân dân A-Rập đã đóng góp vào kho tàng của nhân loại nhiều sáng tạo có giá trị. Đồng thời họ còn có vai trò rất lớn trong việc bảo tồn nhiều di sản văn hoá của Hilạp cổ đại. Trong khi ở Tây Âu, giáo hội Kitô huỷ hoại các tác phẩm cổ điển, thì nhiều tác phẩm đ- ợc dịch sang tiếng A-Rập, do đó vẫn đợc bảo tồn. Không còn nghi ngờ gì nữa, chính văn hoá A-Rập đã làm cầu nối cho văn hoá phơng Tây sau này phát triển trở lại. Trong chiếc cầu nối đó, đạo Hồi đã đóng một vai trò vị trí rất quan trọng.

Các học giả ngày nay đều có chung nhận định rằng, ngời A-Rập không có nhiều phát minh lớn, nhng họ đã biết tiếp thu những tinh hoa của văn minh nhân loại, đặc biệt là văn minh Hilạp – Lamã, để tạo nên nền văn minh độc đáo của mình. Nếu nh văn minh Hilạp đặt cơ sở cho sự thống nhất của khu vực, thì nền văn minh A-Rập đã củng cố trên cơ sở tôn giáo bền vững và nhiều yếu tố chính trị văn hoá khác.

Đối với khu vực Đông Nam á, theo Clive J.Christie thì sự xâm nhập đạo Hồi vào Đông Nam á có trớc đạo Thiên chúa giáo và có tác động rất lớn đối với khu vực này. Trớc khi ngời Âu đến vùng Đông Nam á, đạo Hồi đã lan rộng một

cách vững chắc dọc theo các con đờng buôn bán, đờng thuỷ nối liền Tây á, ấn

Độ và Đông á. Vào thế kỷ XV, bản thân vùng Đông Nam á hải đảo

đợc gắn với nhau bằng một chuỗi các quốc gia buôn bán theo đạo Hồi. Tiến trình “Hồi giáo hoá ” lúc bấy giờ và sau đó là một sự cũng cố không đều và

nội địa các đảo, và mở rộng “vùng giáp ranh Hồi giáo” dọc theo các con đờng buôn bán hiện có. Trên lục địa Đông Nam á, vào thế kỷ XVII, đạo Hồi đã có một vị trí quan trọng tại quốc gia Champa ven biển, tại các cảng của Vơng quốc Ayuthia đã lan rộng qua Bengan đến Vơng quốc Arakan ở rìa nớc Miến Điện hiện đại và đã cắm rễ ở vùng Mãlai. Tiến trình bành trớng ấy của đạo Hồi đã bị ngăn chặn một phần trong thế kỷ XVI, XVII, XVIII bởi chủ nghĩa thực dân tại vùng biển Đông Nam á về sự củng cố của các quốc gia hùng mạnh không theo đạo Hồi trên lục địa Đông Nam á nhất là vào thế kỷ XVIII.

Việc cải đạo theo đạo Hồi ở Đông Nam á đã diễn ra ở cấp cộng đồng hay quốc gia chứ không phải là từng cá nhân. Kết quả của việc vạch biên giới giữa thế giới Hồi giáo và thế giới không Hồi giáo không phải là ngẫu nhiên mà là theo ranh giới của các cộng đồng về hệ thống chính trị rõ rệt. Do đó, cần hiểu rõ mối quan hệ do lịch sử tạo ra giữa lòng tin và cảm giác trực thuộc trong đạo Hồi lại quan trọng đến mức nh vậy.

Bản thân đạo Hồi trên t cách là một lực lợng tôn giáo và chính trị độc lập đã góp thêm tính năng động, tuy không thể tiên đoán đợc cho các phong trào li khai của những ngời theo đạo Hồi.

Trong thời kỳ tiền thực dân, đạo Hồi đã cắm rễ sâu hơn đạo Thiên chúa ở vùng Đông Nam á. Điểm quan tọng nhất về đạo Hồi là quan hệ của nó với các hình thức của bản sắc, đặc biệt là bản sắc về sắc tộc và dân tộc. Một giáo lý cơ bản của đạo Hồi là các mệnh lệnh tôn giáo mà cuối cùng hiện thân trong Kinh Koran cần phải chi phối xã hội và chính trị. Mặc dù trong thế giới Hồi giáo có tranh cãi nhiều về các mệnh lệnh tôn giáo đó trên thực tế nên đợc vận hành nh thế nào trong quốc gia và xã hội. Song không còn nghi ngờ gì nữa là các nguyên tắc tôn giáo đã bao trùm thế giới Hồi giáo tới mức mà các xã hội thế tục hơn của thế giới phơng Tây hiện đại không thể lĩnh hội đợc. Hai nguyên tắc của đạo Hồi có tầm quan trọng đặc biệt để chúng ta có thể hiểu đợc quan điểm của xã hội Hồi giáo:

Một là, có một lý tởng về một cộng đồng Hồi giáo toàn cầu, thống nhất tất cả các tín đồ và vợt qua tất cả sự khác biệt về chủng tộc và dân tộc.

Hai là, một quốc gia Hồi giáo nơi mà chủ yếu uy quyền nằm trong tay th- ợng đế và ý chí của thợng đế đợc thể hiện trong Kinh Koran, đợc truyền cho Mohamet và đợc phát triển một cách chi tiết bằng các hành động và lời nói của Mohamet thể hiện qua luật Sunna. Về lĩnh vực đời sống xã hội và chính trị mà Kinh Koran và Sunna cha nói đến rõ ràng thì quốc gia Hồi giáo không đợc chủ động có những sáng kiến vi phạm các nguyên tắc Hồi giáo.

Nh vậy, rõ ràng khả năng của đạo Hồi về “cộng đồng chung” đã thách thức khả năng thế tục của phơng Tây về chủ quyền của quốc gia; khả năng này cuối cùng sẽ xung đột với khả năng của phơng Tây về chủ quyền nhân dân hay dân chủ.

Trung tâm của đạo Hồi là “thống nhất” và gắn liền với khả năng then chốt về thợng đế duy nhất với khả năng thống nhất còn có một khía cạnh khác nữa đó là tính toàn cầu. Sứ mệnh của Môhamet trên t cách là giáo đồ cuối cùng của Th- ợng đế không nhằm vào một dân tộc nào – nh nhiều vị giáo đồ trớc đó đã làm- mà là hớng tới toàn thể loài ngời.

“Hiện nay, Đông Nam á cũng là một trong những khu vực phát triển của đạo Hồi . Nếu tính tỉ lệ theo dân số mỗi nớc thì Inđônêsia là 85%, Brunây:65%, Malaixia:55%, Thái Lan:4%, Cămpuchia:7%, Mianma:5%, Xingapo:17%, Philipin:8%. ở Việt Nam số ngời theo đạo Hồi so với tỉ lệ c dân là không đáng kể”{14,169}.

Trong số ba tôn giáo lớn trên thế giới, đạo Phật là tôn giáo khó có thể tính chính xác đợc số lợng tín đồ vì tín đồ theo đạo Phật không chỉ có giới tu hành (tăng ni) mà còn có cả những ngời tu tại gia( các phật tử). Trên thế giới, có chừng 300 triệu tăng ni ( có tài liệu nói khoảng 600 triệu). Với số lợng nh vậy thì hiện nay đạo Hồi sẽ là tôn giáo lớn thứ hai trên thế giới sau đạo Thiên chúa.Theo tài liệu thống kê của Ban tôn giáo chính phủ thì vào khoảng cuối thập niên 80 của thế kỷ 20, thế giới có khoảng 900 triệu tín đồ theo đạo Hồi có mặt ở hơn 50 nớc của tất cả các châu lục, trong đó tập trung đông nhất ở một số khu vực nh: Trung Cận Đông, Bắc Phi, Trung á và vùng Đông Nam á. Nếu tính số lợng tín đồ từng

Một phần của tài liệu Vị trí của đạo hồi trong lịch sử trung đại (Trang 49 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w