Giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ giám hộ

Một phần của tài liệu bài giảng tư pháp quốc tế - chương 8 (Trang 40 - 43)

- Về điều kiện nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa ngườ

7. Giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ giám hộ

quan hệ giám hộ

7.1 Giải quyết các vấn đề giám hộ có yếu tố nước ngoài theo pháp luật các nước. Áp

dụng các nguyên tắc:

• Luật của nước người giám hộ mang quốc tịch;

• Luật nơi thường trú của người giám hộ; • Luật Tòa án, …

7.2 Giải quyết các vấn đề giám hộ có yếu tố nước ngoài theo Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt ngoài theo Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước và theo pháp luật Việt Nam

7.2.1Theo Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước

• Việc xác lập giám hộ do cơ quan của nước ký kết mà người được giám hộ mang quốc tịch giải

quyết theo pháp luật của mình.

• Điều kiện xác lập hoặc hủy bỏ việc giám hộ do pháp luật của nước ký kết mà người giám hộ mang quốc tịch quyết định.

• Quan hệ pháp lý giữa người giám hộ và người được giám hộ xác định theo pháp luật của nước ký kết có cơ quan chỉ định người giám hộ quyết định.

7.2.2 Theo pháp luật Việt Nam

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 chia làm 02 trường hợp:

• Việc giám hộ trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được thực hiện tại Việt Nam, việc giám hộ được đăng ký tại cơ quan đại diện

ngoại giao, lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài phải tuân theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.

• Việc giám hộ giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài được thực hiện tại nước ngoài áp dụng Luật của nước nơi thường trú của người giám hộ.

Một phần của tài liệu bài giảng tư pháp quốc tế - chương 8 (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)