Theo kế hoạch số hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình số mặt đất thì Việt Nam sẽ thực hiện số hóa song song với ngừng phát sóng truyền hình analog mặt đất và chia thành 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Thực hiện số hóa truyền hình mặt đất tại 5 thành phố trực thuộc
Trung ương là Hà Nội ( cũ) , TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ. 5 thành
MCR/M CC Studio OB Van Archive NLE Ingest Program Production Network Transmission Inews Local Centers
Trang 103
phố này sẽ kết thúc việc phát sóng tất cả các kênh chương trình truyền hình trên hạ tầng analog, chuyển hoàn toàn sang truyền hình số mặt đất trước ngày 31/12/2015.
Giai đoạn 2: Tiến hành số hóa tại 26 tỉnh khác như Hà Nội (mở rộng), Vĩnh
Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Ninh Bình Khánh Hòa, Bình dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Long, Đồng Tháp... Dự kiến, các đài sẽ chuyển đổi hoàn toàn sang truyền hình số mặt đất trước ngày 31/12/2016.
Giai đoạn 3 : Tiếp tục mở rộng ra 18 tỉnh thành khác gồm Thanh Hóa, Nghệ
An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bình Định, Phú Yên, Bình Phước, Sóc Trăng, Cà Mau... phát sóng hoàn toàn truyền hình số mặt đất ngày 31/12/2018.
Giai đoạn 4: Sẽ tiến hành với các tỉnh còn lại thuộc vùng sâu, vùng xa như
miền núi phía Bắc, Tây Nguyên...với thời hạn chót là ngày 31/12/2020.
Đến năm 2015 sản xuất được 03 kênh chương trình truyền hình số có độ phân giải cao HDTV. Đến năm 2020 tất cả các kênh chương trình là HDTV
Ngày 01/04/2013 mới phát thử nghiệm VTV3 HD đến ngày 01/06/ 2013 mới phát chính thức VTV3 HD tại 2 thành phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Ngày 02/09/2013 mới phát thử nghiệm VTV6 HD. Nên chưa có tổng kết và đánh giá ! Kết luận: Được phát triển và xây dựng trên hệ thống có sẵn SDTV tại VTV nên phải tận dụng hạ tầng kỹ thuật sẵn có và đảm bảo để người dân có thể thích nghi được với sự chuyển đổi. Việc lựa chọn tiêu chuẩn HDTV 720/50p là dựa trên cơ sở trên. Chuẩn 720/50p chưa phải là cao nhất của HDTV nhưng phù hợp với sự phát triển và sự thích ứng của khán giả xem truyền hình hiện tại. Sau này xã hội phát triển hơn sẽ chuyển lên full HD.
KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, việc phát triển truyền hình số, HDTV đã trở thành một đích đến cho truyền hình của nhiều quốc gia trên thế giới nhờ vào bước đột phá trong kỹ thuật nén file. Khi phát HD, nếu nén MPEG2 thì rất tốn kênh tần số, nhưng khi phát MPE 4 thì các đài nhờ công nghệ này mà có thể phát tín hiệu cả mặt đất, lẫn cáp hay IP và vệ tinh cực kỳ thuận lợi. Các nước tiên tiến đang đẩy mạnh việc quảng bá và triển khai dịch vụ truyền hình có độ phân giải cao HDTV. Hiện tại thế giới vẫn chưa thống nhất một tiêu chuẩn HDTV chung nhất. Các tổ chức truyền hình đành cố đạt vài thông số chung cho HDTV theo cả hai loại tần số mành là 30Hz và 25Hz.
Tại Việt Nam tuy dịch vụ HDTV đã được đưa vào nghiên cứu và triển khai thử nghiệm phát sóng. Trên thực tế, nhiều người dùng Việt Nam vẫn chưa được thưởng thức trọn vẹn công nghệ HD mặc dù đã có đầu HD-DVD và màn hình HD. Vì để tạo ra một sản phẩm đạt chuẩn Full HD 1080, tất cả thiết bị từ máy quay phim, hệ thống biên tập, lưu trữ, truyền, phát, dẫn thu hình, phát hình đều phải đạt chuẩn Full HD 1080. Hiện tại mỗi đơn vị phát sóng, truyền dẫn theo cách khác nhau: DVB-T, DVB-S, DVB-C. Và việc áp dụng phát theo chuẩn DVB-T2, DVB- S2, DVB-C2 sử dụng kỹ thuật nén tiên tiến MPEG-4/AVC là tất yếu của việc phát triển khi mà DVB-T2 có dung lưọng kênh truyền tăng lên đến 50% và độ tin cậy cũng như chất lượng dịch vụ được cải thiện rõ rệt; DVB-S2 sử dụng một số kỹ thuật như sự kết hợp mã sửa sai HCB/LDPC, kỹ thuật quay chòm sao, mở rộng chế độ FFT và sơ đồ điều chế QAM; DVB-C2 sử dụng các kỹ thuật mới trong điều chế và mã hoá kênh làm tăng hiệu suất sử dụng phổ lên hơn 30% và dung lượng đường truyền về của mạng HFC tăng hơn 60%.
Đài Truyền hình Việt Nam đã coi HDTV là công nghệ và dịch vụ cốt lõi. Vấn đề cần phải nghiên cứu là lựa chọn thời điểm triển khai phù hợp với điều kiện tài chính và tình hình phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam cũng như nhu cầu của người xem truyền hình. VTV hiện tại vẫn đang phát sóng thử nghiệm và triển khai dịch vụ HD như chương trình phim truyệntrên một số kênh truyền hình có thu phí và nhận được đánh giá tích cực từ phía người xem truyền hình.
Tuy nhiên do tính chất luôn mới, phức tạp, đa dạng và tính mở của công nghệ đặc biệt là lĩnh vực phát thanh truyền hình trên thế giới nên chắc chắc sẽ còn cho chúng ta nhiều khám phá và công nghệ mới mẻ.
Trang 105
1. Những nội dung chính đƣợc đề cập trong luận văn
- Nghiên cứu tổng quan và các kỹ thuật cơ sở trong truyền hình kỹ thuật số và truyền hình độ phân giải cao HDTV.
- Khảo sát thực tế tình hình triển khai, các công nghệ được lựa chọn và các tham số kỹ thuật cơ bản được áp dụng khi triển khai HDTV tại Đài truyền hình Việt Nam.
- Lộ trình triển khai HDTV tại Đài truyền hình Việt Nam.
2. Những đóng góp khoa học và thực tiễn
- Đề tài là sự tổng hợp các công nghệ và kỹ thuật cơ bản liên quan đến việc triển khai dịch vụ truyền hình độ phân giải cao HDTV là một công nghệ đang được triển khai thực tế tại Việt Nam.
- Về mặt thực tiễn, tôi hi vọng luận văn có thể là một tài liệu tham khảo mang tính khái quát nhất những kiễn thức cơ bản và là cơ sở để các kỹ sư, các cán bộ kỹ thuật làm việc trong lĩnh vực dùng làm tài liệu tham khảo, bổ sung kiến thức và nâng cao trình độ nhằm phục vụ công tác chuyên môn.
3. Những hạn chế của luận văn
Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, chỉ đề cập tới nghiên cứu tổng quan và khảo sát tình hình thực tế triển khai tại Đài Truyền hình Việt Nam. Đề tài mang tính nghiên cứu lý thuyết kết hợp với tìm hiều thực tế triển khai nên chưa có những giải pháp kỹ thuật mang tính toàn diện và có tính ứng dụng thực tiễn.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do nghiên cứu về một công nghệ mới và thời gian cũng như trình độ của người viết còn hạn chế nên không tránh khỏi thiếu sót. Tác giả mong được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để bản luận văn được hoàn thiện hơn.
4. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo
Ngoài truyền hình HDTV đang phát triển bùng nổ trên thế giới, một xu hướng phát triển khác cũng vô cùng mạnh mẽ đó là HDTV cho điện thoại di động. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển nhanh về số lượng thuê bao di động và đặc biệt là số người dùng điện thoại thông minh. Trên cơ sở đó, việc nghiên cứu về HDTV trên mạng di động là hết sức cần thiết và mới mẻ.
Thay lời kết, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Hoàng Dũng là người hướng dẫn khoa học, đã trực tiếptruyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản cùng sự góp ý chi tiết để giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Trang 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] BITKOM (2008) HDTV Technological Insights to High Definition Television
[2] Bộ quy hoạch phát triển VTV giai đoạn 2010 – 2020
[3] Charles Poynton (2003),“Digital video and HDTV Algorithms and
Interfaces”, Copyright 2003 by Elsevier Science (USA), Printed in United
States of America
[4] Đề án phát triển công nghệ VTV
[5] Đỗ Công Hùng, Đinh Thế Cường, Nguyễn Quốc Bình “Nâng cao chất lượng hệ thống OFDM bằng BICM-ID”
[6] European Broadcasting Union (April 2009),“Digital Video Broadcasting (DVB); Frame structure channel coding and modulation for a second
generation digital transmission system”, CH-1218 GRAND SACONNEX
(Geneva),Switzerland
[7] Jim Krause, MA (2006), "HDTV- High Definition Television", Indiana University Department of Telecommunications 1229 East 7th Street, Bloomington
[8] K.F.Ibrahim (2007), “Newnes Guide to Television and Video
Technology”,Copyright 2007 Elsevier Ltd, Linacre House, Jordan Hill,
Oxford OX2 8DP, UK
[9] Ngô Thái Trị “Truyền hình số”
NXB Khoa học kỹ thuật, 2001
[10] Nguyễn Kim Sách “Truyền hình số có nén và multimedia” NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội 2000.
[11] Nội san Khoa học kỹ thuật truyền hình (lưu hành nội bộ)
[12] Quyết định số 1865/QĐ-THVN, ngày 17/12/2012 của Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam về Tiêu chuẩn kỹ thuật truyền hình