Đánh giá thực trạng thiết bị SXCT tại các Trung tâm thuộc Đài truyền hình

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng điện năng lưới điện huyện xuân trường tỉnh nam định và các giải pháp nâng cao chất lượng điện áp (Trang 85 - 87)

hình Việt Nam

Trung tâm KTSXCT

Trung tâm KTSXCT chương trình đảm nhận hầu hết phần KTSXCT cho các ban biên tập khu vực 43 Nguyễn Chí Thanh phát trên các kênh sóng quảng bá. Số lượng thiết bị mà trung tâm quản lý là rất lớn bao gồm từ xe OBVan, trường quay, camera lẻ, các bàn dựng hậu kỳ, phòng lồng tiếng và thu âm cho đến tổng khống chế và phát sóng. Hiện tại chủ yếu hệ thống tiền kỳ và một phần thiết bị hậu kỳ vẫn dựa trên Betacam là chính, phần còn lại thiết bị hậu kỳ và phát sóng đã chuyển sang công nghệ số sử dụng hệ thống dựng phi tuyến có nối mạng và phát sóng server. Tuy vậy, việc đầu tư do bị tách thành nhỏ lẻ nên tính đồng bộ của hệ thống chưa cao dẫn tới hiệu quả công việc chưa như mong muốn. Một vấn đề nữa là thời

Trang 85

gian sử dụng hầu hết các thiết bị hiện tại trong Trung tâm đã gần hết khấu hao, do vậy không an toàn và khó bắt kịp công nghệ SXCT trên thế giới.

Ban Thời sự

Phần lớn thiết bị của Ban Thời sự được trang bị đã lâu, hỏng hóc thường xuyên, thiếu đồng bộ. Từ nhiều năm nay, phần thiết bị sản xuất chương trình giành cho Ban Thời sự chưa có dự án đầu tư đồng bộ, chủ yếu là trang bị thiết bị nhỏ lẻ phục vụ nhu cầu sản xuất cấp bách trong khi số lượng, thời lượng bản tin và các chuyên mục phát triển liên tục. Qui trình sản xuất là sự kết hợp giữa analog và số, phức tạp, không đồng bộ và chưa chuẩn hóa. Do đó, tiêu tốn nhiều công sức, thời gian của PV, BTV, KTV ảnh hưởng đến tiến độ duyệt và nghiệm thu, hoàn chỉnh băng, nộp băng phát sóng, làm suy giảm chất lượng tín hiệu băng ảnh hưởng chất lượng tín hiệu phát sóng.

Ban truyền hình đối ngoại (VTV4)

Ngoài số lượng thiết bị hạn chế, Ban truyền hình đối ngoại cơ bản sử dụng thiết bị của TT KTSXCT để sản xuất chương trình và phát sóng. Vì vậy, việc SXCT dựa trên trang thiết bị kỹ thuật của Trung tâm kỹ thuật SXCT.

Ban thư ký biên tập

Đơn vị có số lượng thiết bị ít, tạm thời đáp ứng được nhu cầu công việc. Các qui trình SXCT của đơn vị hiện nay đều phải thông qua băng từ (tỉ lệ 100%) nên nếu chuyển đổi sang các qui trình SXCT dựa trên file thì các thiết bị hiện có sẽ không đáp ứng được nhu cầu công việc.

Trung tâm THVN tại TP. HCM (VTV9)

Các thiết bị SXCT hiện vẫn dùng băng Betacam và XDCam, số camera XDCam đã và đang dần được thay thế cho các camera Betacam xuống cấp và hư hỏng. Cũng như các trung tâm khu vực khác, VTV9 vừa SXCT phát kênh khu vực, vừa sản xuất các chương trình phát trên các kênh VTV… Ngoài ra, các Ban của Đài vào Tp.HCM SXCT cũng sử dụng thiết bị với tần suất rất lớn nên thiết bị SXCT của đơn vị nhiều lúc không đáp ứng được nhu cầu sản xuất.

Quá trình làm tin vẫn đang kết hợp băng Betacam và đĩa XDCam. Hiện nay, tại đơn vị có kho băng tư liệu khá lớn, mà chưa có hệ thống lưu trữ các tư liệu này.Nhu cầu cấp thiết của đơn vị là cần đầu tư một xe ghi hình từ 6-8 camera HD (Chủ yếu phục vụ các Ban của Đài).Các camera dùng thẻ nhớ (DVCam) được

đánh giá cao vì tính tiện lợi khi tác nghiệp và biên tập. Qui trình sản xuất đang cố gắng tiến tới số hóa hoàn toàn.

Trung tâm THVN tại Cần Thơ (VTV Cần Thơ)

Thiết bị ghi hình chỉ dùng băng và ổ cứng, chưa có thiết bị XDCam và thẻ từ. Quá trình dựng tin hiện nay đã chuyển sang phi tuyến, nhưng phải tốn thời gian capture đơn lẻ, chưa có hệ thống lưu trữ riêng và capture chung cho thời sự để dựng tập trung. Kho băng tư liệu lớn, sử dụng hiệu quả, nhưng cần có hệ thống lưu trữ tốt để giữ gìn cho hiện tại và tương lai.

Trung tâm THVN tại Phú Yên (VTV Phú Yên)

Số lượng thiết bị của đơn vị quá ít, phần lớn chất lượng không đảm bảo. Cần được ưu tiên đầu tư nhằm đạt mặt bằng chung về kỹ thuật với các đơn vị khác trong Đài. Nhu cầu cấp thiết của đơn vị là cần đầu tư một xe OBVan vì xe hiện tại đã xuống cấp nghiêm trọng không đảm bảo chất lượng kỹ thuật và an toàn khi SXCT.

Trung tâm THVN tại Đà Nẵng (VTV Đà Nẵng)

Phần tiền kỳ, một số thiết bị đầu tư đã đi trước một số đơn vị khác (đã đầu tư được camera XDCAM HD) tuy nhiên vẫn còn sử dụng một số lượng lớn các máy quay Betacam. Qui trình sản xuất hiện chưa đồng bộ, chưa có qui trình lưu tư liệu hiệu quả cho khai thác, sản xuất.

Trung tâm THVN tại Huế (VTV Huế)

Các máy quay Betacam xuống cấp đã dần chuyển sang dùng XDCAM. Đơn vị đã xây dựng được một phần qui trình SXCT cho chương trình thời sự. Tuy nhiên, chưa có thiết bị cho trường quay và hệ thống lưu trữ.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng điện năng lưới điện huyện xuân trường tỉnh nam định và các giải pháp nâng cao chất lượng điện áp (Trang 85 - 87)